Làm gì để giảm áp lực của việc tiêm phòng đối với bé?
Nếu không cho con bú, hãy cố gắng làm bé phân tâm ngay sau khi tiêm bằng cách nói chuyện, hoặc hát cho bé hay thậm chí nhảy nhót quanh phòng. Cho bé một món đồ chơi vui vẻ cũng là giải pháp hữu ích.
Trên thực tế, chúng tôi khuyến khích các bậc cha mẹ nên lên kế hoạch tiêm phòng cẩn thận. Nếu bé sẽ có phản ứng, nên thu xếp chăm sóc bé, để bé được âu yếm chăm sóc trong những ngày tiêm, do đó hãy để ý đến các kế hoạch đi lại, các bữa tiệc cũng như những hoạt động khác. Hầu hết những trẻ có phản ứng đều xảy ra vào buổi tối hôm tiêm. Tuy nhiên, MMR có thể gây sốt hoặc phát ban từ bảy đến mười ngày sau khi tiêm, và một số trẻ sẽ bị ốm, yếu trong một hoặc hai ngày.
Nếu bạn thực sự muốn can thiệp để giảm khó chịu cho bé, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ về loại kem bôi EMLA. EMLA là thuốc bôi gây tê tại chỗ có thể bôi lên khoảng 1 giờ trước khi tiêm. Một số nghiên cứu cho thấy EMLA cho hiệu quả giảm đau cả trong thời gian tiêm và sau đó. Bạn cũng có thể yêu cầu bác sĩ sử dụng các loại vắc xin kết hợp, như vậy có thể giảm số mũi tiêm của bé. Có một loại vắc xin như vậy được gọi là Pentacel - kết hợp các loại vắc-xin ngừa bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà (DTaP), Hib, và bại liệt, vì vậy con bạn chỉ cần tiêm một mũi thay vì 3 mũi như bình thường.
Tiêm phòng có khiến bé có nguy cơ cao bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý không?
- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1250 lượt xem
Nếu không ai mắc những bệnh này nữa, tại sao trẻ vẫn cần tiêm phòng?
- Tôi có một thắc mắc là nếu không ai mắc bệnh nữa, tại sao vẫn phải cho trẻ tiêm phòng? Bác sĩ giải đáp giúp tôi!
- 1 trả lời
- 1001 lượt xem
Trẻ có thể vẫn bị bệnh sau khi đã được tiêm phòng?
-Thưa bác sĩ, trẻ đã tiêm phòng vẫn có thể bị bệnh, phải không ạ?
- 1 trả lời
- 825 lượt xem
Có đúng là tiêm phòng cúm bạn sẽ bị bệnh cúm?
- Bác sĩ ơi, có đúng là tiêm phòng cúm chúng ta sẽ bị bệnh cúm không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 849 lượt xem
Rủi ro và lợi ích khi hoãn việc tiêm chủng cho bé là gì?
- Thưa bác sĩ, bé nhà tôi còn có quá nhỏ và không có khả năng tự vệ nên thật khó khăn khi nhìn bé phải chịu nhiều mũi tiêm. Liệu tôi có nên cho bé tiêm phòng khi bé lớn hơn một chút và khi hệ miễn dịch của bé phát triển hơn hay không?
- 1 trả lời
- 940 lượt xem
Tiêm phòng được thiết kế để bảo vệ chống lại các bệnh nặng, từ bệnh bại liệt và uốn ván đến bệnh sởi, quai bị, và cúm mùa. Nhiều người coi tiêm phòng là phần quan trọng nhất trong việc khám và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Viêm gan B không chỉ thường gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể bị mắc bệnh. Những trẻ bị nhiễm bệnh hoặc là đã bị nhiễm khi ra đời hoặc nhiễm bệnh trong thời thơ ấu khi tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh.
Vắc xin Hib bảo vệ trẻ chống lại bệnh nhiễm khuẩn nặng, phần lớn ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Vi khuẩn có thể gây viêm nắp thanh quản (sưng nặng ở cổ họng gây khó thở), một dạng viêm phổi nghiêm trọng và một loại bệnh gọi là viêm màng não do vi khuẩn.
Vắc xin này bảo vệ chống lại các trường hợp nhiễm phế cầu khuẩn, phần lớn xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi và có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm.