Có đúng là tiêm phòng cúm bạn sẽ bị bệnh cúm?
- Không, không thể. Điều này thực sự là không thể. Thành thật mà nói, không thể bị mắc cúm do tiêm phòng cúm. Mỗi năm, tin đồn thường cứ được lan truyền rộng khắp, kiểu như “tiêm cúm có thể khiến bạn bị cúm”, “Năm ngoái tôi đã tiêm phòng cúm và ngay ngày hôm sau tôi lại bị bệnh này”, “Con trai của tôi năm ngoái tiêm phòng cúm, và sau đó bé lại bị cúm”.
Giống như nhiều vắc-xin khác, vắc-xin cúm chứa các virus bất hoạt. Và không có lý nào có thể liên kết ngay cả bệnh cúm ở tình trạng nhẹ với một loại virus đã chết. Tất cả những gì vắc xin cúm có thể làm là gây ra các phản ứng phụ nhỏ, bao gồm:
- Nhức, sưng đỏ, hoặc sưng ở chỗ chích
- Sốt nhẹ
- Nhức mỏi
- Nếu có gì đó thì hầu hết mọi người chỉ có một cánh tay bị đau nhẹ. Nếu bạn gặp các phản ứng phụ chúng sẽ xuất hiện ngay sau khi tiêm và chỉ kéo dài một hoặc 2 ngày. Và bất kỳ phản ứng phụ nào do tiêm phòng cũng đều nhẹ hơn nhiều so với các triệu chứng cúm.
Không giống như vắc xin cúm bình thường, vắc xin cúm dạng xịt mũi – FluMist có chứa các virus sống, nhưng chúng đã bị suy yếu và không thể sống sót ở nhiệt độ ấm trong phổi của bạn. Tuy nhiên loại vắc xin này đã không còn được khuyến cáo trong mùa cúm năm 2016 – 2017 tại Mỹ do nó không mang lại hiệu quả.
Nếu bạn bị cúm trong vòng hai tuần sau khi chích ngừa, đừng đổ lỗi cho vắc xin: Phải mất khoảng hai tuần cơ thể mới phát triển được các kháng thể bảo vệ. Cho đến lúc đó, bạn vẫn dễ bị ảnh hưởng bởi tất cả các virus cúm trong cộng đồng, ngay cả với chủng loại mà bạn vừa được tiêm phòng. Vắc xin ngừa bệnh cúm sẽ bảo vệ tốt nhất chống lại ba hoặc bốn loại virus cúm được cho là phổ biến nhất trong một năm nhất định. Để giảm rủi ro, hãy chủng ngừa sớm nhất có thể trong mùa.
Thật không may, vắc xin cúm không bảo vệ chống lại mọi virus cúm. Nếu bạn mắc bệnh cúm hoặc bệnh giống cúm thì rất có thể nó xuất phát từ một loại virus khác - và luôn có rất nhiều loại virus xung quanh. Nhưng vắc xin cúm có thể cung cấp bảo vệ và giúp ngăn chặn các biến chứng liên quan đến cúm nếu bạn bị ảnh hưởng bởi một chủng virus cúm khác nhưng có liên quan.
Chích ngừa cúm cũng không thể bảo vệ chống lại những virus không có trong họ virus gây bệnh cúm. Những loại này có thể gây bệnh cảm lạnh hoặc các bệnh hô hấp khác, thường khó phân biệt với bệnh cúm.
Nếu không ai mắc những bệnh này nữa, tại sao trẻ vẫn cần tiêm phòng?
- Tôi có một thắc mắc là nếu không ai mắc bệnh nữa, tại sao vẫn phải cho trẻ tiêm phòng? Bác sĩ giải đáp giúp tôi!
- 1 trả lời
- 979 lượt xem
Trẻ có thể vẫn bị bệnh sau khi đã được tiêm phòng?
-Thưa bác sĩ, trẻ đã tiêm phòng vẫn có thể bị bệnh, phải không ạ?
- 1 trả lời
- 808 lượt xem
Bé có cần tiêm liều bổ sung nhắc lại không nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã có miễn dịch với bệnh?
- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1155 lượt xem
Trẻ em nên bị thủy đậu thay vì tiêm vắc xin, điều này có đúng không?
- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói trẻ em nên bị thủy đậu, thay vì tiêm vắc xin. Điều này có đúng không vậy? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với. Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1063 lượt xem
Trẻ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn khi tiêm vắc xin đúng không?
- Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải trẻ sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn khi tiêm phòng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 846 lượt xem
Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Viêm gan B không chỉ thường gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể bị mắc bệnh. Những trẻ bị nhiễm bệnh hoặc là đã bị nhiễm khi ra đời hoặc nhiễm bệnh trong thời thơ ấu khi tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh.
Vắc xin Hib bảo vệ trẻ chống lại bệnh nhiễm khuẩn nặng, phần lớn ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Vi khuẩn có thể gây viêm nắp thanh quản (sưng nặng ở cổ họng gây khó thở), một dạng viêm phổi nghiêm trọng và một loại bệnh gọi là viêm màng não do vi khuẩn.
Vắc xin này bảo vệ chống lại các trường hợp nhiễm phế cầu khuẩn, phần lớn xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi và có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm.
Tiêm phòng được thiết kế để bảo vệ chống lại các bệnh nặng, từ bệnh bại liệt và uốn ván đến bệnh sởi, quai bị, và cúm mùa. Nhiều người coi tiêm phòng là phần quan trọng nhất trong việc khám và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.