1

Theo GS.TS Nguyễn Trần Hiển - Nguyên Chủ tịch Hội Y học Dự phòng Việt Nam, Nguyên Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương: “Vắc xin là chế phẩm có chứa kháng nguyên được đưa vào cơ thể để kích thích cơ thể tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động nhằm chống lại tác nhân gây bệnh.

?Cơ chế phòng bệnh của vắc xin là “bắt chước” quá trình gây bệnh tự nhiên của tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn...) nhằm giúp cơ thể chống lại căn bệnh đó khi có sự xâm nhập của virus/vi khuẩn. Cụ thể, khi được đưa vào cơ thể, vắc xin kích thích hệ thống miễn dịch sản xuất ra một chất đặc hiệu (được gọi là kháng thể) để chủ động tấn công hay tiêu diệt tác nhân gây bệnh.

?Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch khi tiêm chủng, bao gồm sự có mặt của kháng thể mẹ, bản chất và liều lượng kháng nguyên, đường dùng và sự có mặt của một chất hấp phụ (ví dụ như phức hợp có chứa nhôm) được thêm vào để tăng cường miễn dịch của vắc xin. Các yếu tố như tuổi, yếu tố dinh dưỡng, di truyền và bệnh tật đang mắc phải cũng có thể ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin”.

?Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP.Hồ Chí Minh cho biết: “Tiêm vắc xin rồi vẫn có thể mắc bệnh nhưng sẽ nhẹ hơn”.

⭐️Vắc xin phòng bệnh cúm mùa:

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiêm phòng vắc xin cúm giúp giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm, giảm tỷ lệ tử vong do cúm đến 70 - 80% và có hiệu lực bảo vệ lên tới 80% - 90%.

Sau khi tiêm vắc xin, bạn có thể vẫn mắc cúm, vì không có vắc xin nào cho hiệu quả bảo vệ tuyệt đối, nhưng nếu có mắc bệnh chỉ ở thể nhẹ. Bên cạnh đó, virus cúm thường biến đổi kháng nguyên và vắc xin chỉ có tác dụng phòng bệnh trong 1 năm. Do đó, để phòng bệnh cúm mùa, chúng ta cần tiêm nhắc vắc xin cúm mùa định kỳ mỗi năm một lần .

⭐️Vắc xin phòng bệnh sởi:

Tiêm một liều vắc xin sởi có hiệu quả bảo vệ khoảng 93% nếu tiếp xúc với virus. Tiêm hai liều có hiệu quả bảo vệ đến 97%. Tuy nhiên, tiêm vắc xin sởi vẫn có thể bị nhiễm virus sởi, nhưng các trường hợp sau tiêm vắc xin bị mắc sởi chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Nếu mắc bệnh cũng có triệu chứng nhẹ.

⭐️Vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn:

Theo số liệu thống kê năm 2015 của WHO, vắc xin phế cầu khuẩn đã giúp 6-7,5 triệu trường hợp nhiễm phế cầu khuẩn được ngăn chặn, và cứu sống khoảng 290.000 trẻ dưới 5 tuổi.

Phế cầu khuẩn có trên 97 týp huyết thanh khác nhau và hiện nay các týp có trong vắc xin bao gồm: 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F, 23F (Synflorix); và 1, 3, 4, 5, 6A, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19A, 19F, 23F (Prevenar 13) - đây cũng là những týp huyết thanh thường gặp nhất gây bệnh cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Vì mỗi týp huyết thanh của vi khuẩn sẽ có những quyết định kháng nguyên bề mặt khác nhau do vậy việc tiêm vắc xin phế cầu chỉ có thể bảo vệ trực tiếp khỏi nhiễm phế cầu khuẩn có týp huyết thanh tương tự trong vắc xin, và bảo vệ gián tiếp qua giảm biến chứng và tiên lượng nặng của bệnh phế cầu xâm lấn với những týp huyết thanh khác không có trong vắc xin. Như vậy, trẻ sau tiêm vắc xin vẫn có nguy cơ bị nhiễm S.Pneumoniae những týp huyết thanh khác.

Theo các chuyên gia, những trẻ đã hoàn tất đầy đủ phác đồ tiêm Synflorix trước sinh nhật 6 tuổi có thể được khuyến cáo tiêm 1 liều Prevenar 13 để kích thích sinh miễn dịch với 13 týp huyết thanh bổ sung. Mũi tiêm Prevenar 13 bổ sung được tiêm cách mũi Synflorix cuối cùng 8 tuần.

⁉️Sau khi tiêm phế cầu vài tháng thì bé bị viêm tai giữa. Như vậy có phải là do vắc xin không có tác dụng? Mời bạn đọc lắng nghe phần chia sẻ của Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP.Hồ Chí Minh - Cố vấn chuyên môn của VNVC về vấn đề này.

☀️ Liên hệ hotline VNVC: 028 7300 6595 để được tư vấn và đặt lịch tiêm.

? Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây