1

Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ: những điều cần biết

Ở người bị bệnh, Neisseria meningitidis sống ở vùng hầu họng và lây lan qua các giọt nhỏ ở đường thở hoặc chất tiết ở cổ họng. Ho, hắt hơi, hôn và dùng chung chai nước hoặc dụng cụ sẽ dẫn đến lây bệnh.
Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ: những điều cần biết Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ: những điều cần biết

Những lợi ích của vắc xin phòng viêm màng mô não cầu

Vắc xin này bảo vệ chống lại vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra bệnh viêm màng não mô cầu. Trước khi vắc xin được đưa ra, bệnh viêm màng não mô cầu là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm màng não do vi khuẩn (một nhiễm trùng ở dịch quanh não và tủy sống) ở trẻ em tại Mỹ.

Ở người bị bệnh, Neisseria meningitidis sống ở vùng hầu họng và lây lan qua các giọt nhỏ ở đường thở hoặc chất tiết ở cổ họng. Ho, hắt hơi, hôn và dùng chung chai nước hoặc dụng cụ sẽ dẫn đến lây bệnh.

Vào năm 2017, có khoảng 350 báo cáo về bệnh viêm màng não mô cầu ở Hoa Kỳ. Cứ 100 người bị bệnh viêm màng não mô cầu thì lại có từ 10 đến 15 người chết. Bệnh cũng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như cụt tứ chi, điếc, khuyết tật trí tuệ và đột qụy.

Trẻ em dưới 1 tuổi và người từ 16 đến 23 tuổi là những đối tượng có nguy cơ mắc căn bệnh này. Sinh viên đại học sống trong ký túc xá và quân nhân trong nhà ở quân sự cũng có nguy cơ cao hơn.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), vắc-xin sẽ cung cấp bảo vệ khoảng 98% cho những người được tiêm phòng. Vắc xin cũng bảo vệ chống lại được hầu hết các loại bệnh viêm màng não mô cầu, nhưng không phải tất cả.

Lịch tiêm phòng viêm màng não mô cầu

Số liều

  • Một liều, cộng với một liều nhắc lại tăng cường

Độ tuổi

  • 11 đến 12 tuổi
  • Tiêm liều nhắc lại tăng cường khi 16 tuổi

CDC khuyến cáo trẻ em bỏ lỡ liều đầu tiên nên được chủng ngừa sớm nhất có thể. Không cần phải tiêm nhắc lại nếu liều đầu tiên tiêm sau khi 16 tuổi.

Vắc-xin cũng được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh và trẻ em có nguy cơ cao, bao gồm cả những trẻ đi du lịch đến một số quốc gia cũng như sinh viên đại học sinh sống trong ký túc xá và quân nhân đang sống trong doanh trại.

Ai không nên tiêm phòng vắc xin này?

  • Trẻ có phản ứng dị ứng đe dọa đến mạng sống khi tiêm liều vắc-xin viêm màng não mô cầu trước đó không nên tiêm nhắc lại

Các biện pháp phòng ngừa

  • Trẻ em ốm ở mức trung bình đến nặng có thể phải đợi cho đến khi hồi phục mới được tiêm

Các phản ứng phụ có thể xảy ra?

  • Phản ứng phụ thường gặp nhất là đỏ hoặc đau tại chỗ chích thuốc trong một hoặc hai ngày. Một vài người bị sốt. Trẻ vị thành niên dễ bị ngất sau khi chủng ngừa và nên ngồi hoặc nằm xuống trong 15 phút sau khi tiêm.
  • Phản ứng dị ứng trầm trọng hiếm khi xảy ra với bất cứ loại vắc-xin nào. Nếu con bạn có phản ứng bất lợi đối với loại vắc xin này hoặc bất kỳ loại vắc xin nào khác, hãy nói chuyện với bác sĩ ngay.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết

Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.

Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ
Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ

Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị bệnh cúm thường có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2015-2016, cúm có liên quan đến cái chết của hơn 80 trẻ em ở nước Mỹ.

Tiêm phòng vắc xin viêm gan B
Tiêm phòng vắc xin viêm gan B

Viêm gan B không chỉ thường gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể bị mắc bệnh. Những trẻ bị nhiễm bệnh hoặc là đã bị nhiễm khi ra đời hoặc nhiễm bệnh trong thời thơ ấu khi tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh.

Những kiến thức về việc tiêm phòng cho trẻ
Những kiến thức về việc tiêm phòng cho trẻ

Tiêm phòng được thiết kế để bảo vệ chống lại các bệnh nặng, từ bệnh bại liệt và uốn ván đến bệnh sởi, quai bị, và cúm mùa. Nhiều người coi tiêm phòng là phần quan trọng nhất trong việc khám và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Vắc-xin MMR: những điều cần phải biết!
Vắc-xin MMR: những điều cần phải biết!

Vắcxin MMR bảo vệ bé phòng chống lại ba loại virut: sởi, quai bị, và rubella.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Nếu không ai mắc những bệnh này nữa, tại sao trẻ vẫn cần tiêm phòng?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  837 lượt xem

- Tôi có một thắc mắc là nếu không ai mắc bệnh nữa, tại sao vẫn phải cho trẻ tiêm phòng? Bác sĩ giải đáp giúp tôi!

Trẻ em nên bị thủy đậu thay vì tiêm vắc xin, điều này có đúng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  920 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói trẻ em nên bị thủy đậu, thay vì tiêm vắc xin. Điều này có đúng không vậy? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với. Cảm ơn bác sĩ!

Tiêm phòng có khiến bé có nguy cơ cao bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1049 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ có thể vẫn bị bệnh sau khi đã được tiêm phòng?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  701 lượt xem

-Thưa bác sĩ, trẻ đã tiêm phòng vẫn có thể bị bệnh, phải không ạ?

Làm gì để giảm áp lực của việc tiêm phòng đối với bé?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  728 lượt xem

- Bác sĩ ơi, có cách nào để cha mẹ giúp bé giảm áp lực của việc tiêm vắc xin không ạ? Bé nhà em mỗi lần bước vào phòng tiêm là quấy khóc, đòi đi về, không chịu hợp tác với bác sĩ. Bác sĩ giúp em với ạ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây