Câu chuyện về bệnh đậu mùa, từ “chủng đậu” sang vắc xin

Đưa vi khuẩn vào cơ thể để tạo miễn dịch - ý tưởng chính từ việc tiêm chủng – dường như có vẻ là một ý tưởng hiện đại, nhưng thực tế nó đã trải qua hàng thế kỷ. Lịch sử thú vị của bệnh đậu mùa đã tiết lộ khoảng thời gian áp dụng ý tưởng tuyệt vời này.
Câu chuyện về bệnh đậu mùa, từ “chủng đậu” sang vắc xin Câu chuyện về bệnh đậu mùa, từ “chủng đậu” sang vắc xin

Thời cổ đại và các phương pháp hiện đại

Trong thế kỷ 12 ở Trung Quốc, người ta nhận thấy rằng trẻ em sống sót sau khi bị bệnh đậu mùa không bao giờ bị tái phát. Từ đó, họ đã đưa ra ý tưởng là cho trẻ em hít phải một loại bột làm từ bệnh đậu mùa để gây bệnh ở tình trạng nhẹ, từ đó cơ thể sẽ tạo ra miễn dịch chống lại bệnh nặng đáng sợ.

Kỹ thuật này, được gọi là chủng đậu, lan rộng khắp Châu Á và cũng được thực hiện ở Châu Phi. Phương pháp này thay đổi từ vùng này sang vùng khác - người Ba Tư thì nuốt bột, trong khi người Thổ Nhĩ Kỳ và người Bắc Phi cọ xát vào vết xước trên da - nhưng khái niệm cũng giống nhau.

Tại sao người ta lại muốn được bảo vệ khỏi bệnh đậu mùa?

Bệnh đậu mùa là một bệnh truyền nhiễm đã 30% bệnh nhân bị tử vong và để lại di chứng cho những người sống sót. Nếu bạn tìm kiếm trên mạng Internet về các hình ảnh của bệnh đậu mùa, bạn sẽ biết căn bệnh này như thế nào, điều đó thật khủng khiếp.

Triệu chứng nổi bật là phát ban trên toàn cơ thể và mụn nước có mủ, có thể để lại các vết sẹo lõm và sâu, được gọi là sẹo rỗ, trên những người sống sót. Mù lòa cũng phổ biến ở những người sống sót sau khi bị đậu mùa. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mô tả bệnh đậu mùa là “một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất được biết đến đối với loài người. Trong nhiều thế kỷ, dịch bệnh này lan truyền khắp các châu lục, tàn phá các cộng đồng và làm thay đổi lịch sử”. WHO ghi nhận, bệnh đậu mùa là nguyên nhân chính gây tử vong cho trẻ sơ sinh ở một số nền văn hoá cổ đại, thông thường việc đặt tên cho một đứa trẻ mới sinh thường bị hoãn lại cho đến khi chúng mắc bệnh và vượt qua được.

Cuối cùng châu Âu cũng có ý tưởng về việc phòng bệnh. Châu Âu vẫn còn bị bao trùm bởi căn bệnh này cho đến những năm 1700. Trong những năm 1600 và 1700, bệnh đậu mùa đã giết chết ít nhất sáu quốc vương châu Âu đang trị vì: Nữ hoàng Mary II của Anh (1694), William II của Hà Lan (1650), Vua Luis I của Tây Ban Nha, Nga hoàng Peter II của Nga, Nữ hoàng Ulrika Eleonora của Thụy Điển, và vua Louis XV của Pháp. Ước tính trong những năm 1700, bệnh đậu mùa đã giết chết 1 trong số 10 đứa trẻ được sinh ra tại Thụy Điển và Pháp và 1 trong 7 trẻ em sinh ra tại Nga.

Lady Mary Montagu, vợ của Đại sứ Anh tại Đế quốc Ottoman, cuối cùng đã mang kỹ thuật phòng bệnh đến Anh. Là một người sống sót sau khi bị bệnh, bà đã say mê nghiên cứu về cách phòng bệnh đậu mùa khi bà và gia đình chuyển tới Constantinople. Năm 1718, Lady Montagu đã bôi mủ bệnh đậu mùa cho cậu con trai 6 tuổi của bà. Quay trở lại Anh năm 1721, nơi dịch bệnh đậu mùa nổi lên, bà thuyết phục người bác sĩ đã theo dõi việc bôi mủ bệnh đậu mùa cho con trai bà hãy làm tương tự đối với con gái bà. Đây là trường hợp phòng bệnh đậu mùa bằng cách bôi mủ đầu tiên của nước Anh. Phần lớn các bác sĩ tại Anh xem phương pháp này là thủ đoạn lang băm trước khi Lady Montagu trở lại, và bà đã góp phần vào việc làm thay đổi nhận thức về kỹ thuật ngăn ngừa căn bệnh này.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?
Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?

Có một số người băn khoăn là Vắc - xin viên gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không? Hãy tìm hiểu qua bài viết đưới đây để cùng có câu trả lời nhé!

Những căn bệnh biến mất có phải nhờ áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn?
Những căn bệnh biến mất có phải nhờ áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn?

Nguồn dinh dưỡng chất lượng hơn và áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn thực sự đã cải thiện cuộc sống của chúng ta - chúng ta đang cao hơn, khỏe mạnh hơn và sạch sẽ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nhìn vào tỷ lệ mắc bệnh thực tế trong nhưng năm qua, không còn nghi ngờ gì nữa, vắc xin mới là yếu tố đóng vai trò chính trong hiệu quả làm suy giảm các ca bệnh mà chúng phòng chống.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bé có cần tiêm liều bổ sung nhắc lại không nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã có miễn dịch với bệnh?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1206 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!

Tiêm vắc xin MMR có khiến bé có nguy cơ mắc chứng tự kỷ nhiều hơn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1138 lượt xem

- Con tôi tiêm vắc xin MMR có khiến bé có nguy cơ mắc chứng tự kỷ không, thưa bác sĩ? Tôi đọc nhiều tài liệu cho thấy trẻ tiêm vắc xin MMR dễ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ, nên tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ!

Nếu không ai mắc những bệnh này nữa, tại sao trẻ vẫn cần tiêm phòng?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1023 lượt xem

- Tôi có một thắc mắc là nếu không ai mắc bệnh nữa, tại sao vẫn phải cho trẻ tiêm phòng? Bác sĩ giải đáp giúp tôi!

Tiêm phòng có khiến bé có nguy cơ cao bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1270 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ có thể vẫn bị bệnh sau khi đã được tiêm phòng?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  840 lượt xem

-Thưa bác sĩ, trẻ đã tiêm phòng vẫn có thể bị bệnh, phải không ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây