Thế nào là bệnh bạch cầu?
1. Bệnh bạch cầu là gì ?
Bệnh bạch cầu được định nghĩa là một bệnh ung thư máu (bao gồm cả tủy xương và hệ bạch huyết) nguyên nhân do sự quá sản tế bào bất thường của tủy xương. Bệnh bạch cầu có nhiều loại, một số loại phổ biến ở trẻ nhỏ, một số loại khác thì hầu như chỉ xảy ra ở người lớn.
Tại Việt Nam, theo thống kê được công bố năm 2018, bệnh Bạch cầu xếp thứ 7 trong số các loại ung thư được ghi nhận. Trong đó nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn so với nữ giới (7,1% ở nam và 5,7% ở nữ).
Bệnh bạch cầu được chỉ ra là bệnh có liên quan đến tế bào bạch cầu. Khi các yếu tố nhiễm khuẩn tấn công cơ thể, tế bào bạch cầu thường lớn lên và phân chia để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu, tủy xương sản xuất ra các tế bào bất thường và không có chức năng như tế bào thông thường.
Điều trị bệnh bạch cầu có thể phức tạp, phụ thuộc vào từng loại bệnh và những yếu tố khác. Tuy nhiên vẫn có những phác đồ điều trị và chăm sóc phù hợp dẫn tới điều trị thành công.
2. Triệu chứng của bệnh bạch cầu
Tùy vào từng loại bệnh bạch cầu mà triệu chứng sẽ khác nhau. Bệnh nhân có thể không có biểu hiện gì trong giai đoạn đầu tiên của bệnh. Khi bệnh có biểu hiện thì thường gặp các triệu chứng sau:
- Sốt hoặc ớn lạnh.
- Mệt mỏi kéo dài.
- Thường xuyên hoặc thi thoảng mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
- Sụt cân ngoài ý muốn.
- Sưng hạch bạch huyết, gan to hoặc lách to.
- Dễ chảy máu cam hoặc bầm tím.
- Xuất hiện những đốm nhỏ trên da hay còn gọi là xuất huyết dưới da.
- Đổ nhiều mồ hôi đặc biệt là ban đêm.
- Đau nhức xương hoặc cảm thấy yếu xương.
Các triệu chứng của bệnh thường mờ nhạt và không điển hình. Bệnh nhân nên được nhận biết các triệu chứng về bệnh bạch cầu sớm, vì đôi khi bệnh này có triệu chứng giống với các bệnh khác như cảm cúm.
3. Bệnh bạch cầu được phân loại như thế nào?
Bác sĩ sẽ phân loại bệnh bạch cầu dựa trên tốc độ tiến triển của bệnh và loại tế bào bị tổn thương:
3.1. Phân loại dựa trên tốc độ tiến triển của bệnh bạch cầu
- Bệnh bạch cầu cấp tính: Trong thể bệnh bạch cầu này, người ta thấy những tế bào máu bất thường xuất hiện. Các tế bào này phân chia rất nhanh và không thực hiện được các chức năng như các tế bào bình thường, khiến bệnh tiến triển nhanh và nặng. Bệnh bạch cầu cấp tính cần được điều trị tích cực và kịp thời.
- Bạch cầu mãn tính có mối liên quan đến các tế bào máu trưởng thành. Những tế bào máu này sao chép hoặc tích lũy chậm hơn và có thể hoạt động bình thường trong một khoảng thời gian. Vì thế một số bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu mãn tính có thể không có triệu chứng sớm và không được chú ý, chẩn đoán và điều trị trong nhiều năm.
3.2. Phân loại dựa trên loại bạch cầu bị tổn thương
- Bệnh bạch cầu Lympho: Loại bệnh bạch cầu này ảnh hưởng đến tế bào bạch huyết (tế bào bạch huyết có chức năng tạo nên hạch bạch huyết hoặc mô bạch huyết). Các mô bạch huyết có chức năng tạo ra hệ thống miễn dịch.
- Bệnh bạch cầu tủy: Loại bệnh bạch cầu này ảnh hưởng đến các tế bào tủy. Tế bào tủy tạo ra các tế bào hồng cầu, bạch cầu và sản xuất tiểu cầu.
- Bệnh bạch cầu mãn tính có nhiều loại. Một vài loại bệnh do sự tăng sinh quá mức và trong một số trường hợp lại có quá ít tế bào được sản xuất.
3.3. Một số loại bệnh bạch cầu phổ biến
- Bệnh bạch cầu cấp dòng nguyên bào Lympho (ALL): Đây là loại bệnh bạch cầu phổ biến ở trẻ nhỏ. Loại này cũng có thể xuất hiện ở người lớn.
- Bệnh bạch cầu Cấp dòng tủy (AML): Đây là loại bệnh bạch cầu thông thường. Nó có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. AML là loại bệnh bạch cầu cấp tính phổ biến nhất ở người lớn.
- Bệnh bạch cầu mạn dòng lympho (CLL): Đây là loại bệnh bạch cầu mãn tính phổ biến nhất ở người lớn, bệnh nhân có thể cảm thấy khá hơn sau vài năm mà không cần điều trị.
- Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (CML): Loại bệnh bạch cầu này phần lớn ảnh hưởng đến người lớn. Người bệnh mắc bệnh bạch cầu mạn dòng tủy có thể có ít hoặc không có triệu chứng nào trong nhiều tháng hoặc năm trước giai đoạn mà tế bào bệnh bạch cầu tăng lên nhanh chóng.
- Một số loại bệnh bạch cầu khác: Một số loại khác hiếm gặp hơn, bao gồm bệnh bạch cầu tế bào lông, hội chứng loạn sinh tủy (myeloproliferative / myelodysplastic).
4. Yếu tố nguy cơ của bệnh bạch cầu
Những yếu tố nguy cơ của bệnh bạch cầu bao gồm:
- Điều trị ung thư trước đó: Một số bệnh nhân đã trải qua điều trị hóa trị và xạ trị cho một số loại bệnh ung thư trước đó có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu.
- Rối loạn di truyền: Bất thường di truyền đóng một vai trò nhất định trong sự phát triển của bệnh bạch cầu. Một số rối loạn di truyền, chẳng hạn như hội chứng Down, có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.
- Tiếp xúc với một số hóa chất: Phơi nhiễm với một số hóa chất, chẳng hạn như Benzen - được tìm thấy trong xăng và được sử dụng bởi ngành hóa chất - có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc một số loại bệnh bạch cầu.
- Hút thuốc: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu tủy cấp tính.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh bạch cầu: Người có thành viên trong gia đình mắc bệnh bạch cầu thì nguy cơ thế hệ sau mắc bệnh bạch cầu tăng lên.
mayoclinic.org; webmd.com
XEM THÊM:
- Các dạng bệnh bạch cầu thường gặp
- Số lượng bạch cầu trong cơ thể là bao nhiêu?
- Leukemia kinh dòng bạch cầu hạt (CML): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Bệnh thủy đậu là bệnh cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh rất dễ lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân. Đặc biệt, virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu. Vì thế, cách phòng ngừa và tránh lây lan bệnh là đặc biệt quan trọng.
Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng vắc-xin viêm gan B là từ lúc trẻ mới sinh ra, nếu muốn biết tình trạng của trẻ phù hợp với loại vắc-xin nào thì cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh bạch cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh bạch hầu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Các độc tố do vi khuẩn gây bệnh gây liệt cơ, viêm cơ tim, thậm chí dẫn đến tử vong trong 6 ngày với tỷ lệ khá cao.
Nam giới có nguy cơ nhiễm bệnh sùi mào gà ở cuống lưỡi cao hơn khoảng gấp 3 lần so với nữ giới.
Vắc-xin Rubella là một loại vắc-xin thuộc nhóm dị ứng và hệ miễn dịch, nó hoạt động bằng cách kích thích cơ thể sản sinh ra các kháng thể chống lại bệnh. Nếu phụ nữ mang thai nhiễm bệnh này sẽ dẫn đến việc trẻ sinh ra thường bị các khuyết tật liên quan đến não, tim, mắt, tai...Vì vậy việc tiêm vắc-xin phòng ngừa là điều vô cùng cần thiết.
Bé có cần tiêm liều bổ sung nhắc lại không nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã có miễn dịch với bệnh?
- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1156 lượt xem
Nếu không ai mắc những bệnh này nữa, tại sao trẻ vẫn cần tiêm phòng?
- Tôi có một thắc mắc là nếu không ai mắc bệnh nữa, tại sao vẫn phải cho trẻ tiêm phòng? Bác sĩ giải đáp giúp tôi!
- 1 trả lời
- 981 lượt xem
Trẻ có thể vẫn bị bệnh sau khi đã được tiêm phòng?
-Thưa bác sĩ, trẻ đã tiêm phòng vẫn có thể bị bệnh, phải không ạ?
- 1 trả lời
- 809 lượt xem
Có phải vắc-xin có thể gây ra bệnh mà nó phòng không?
Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói, vắc xin có thể gây ra chính bệnh mà nó phòng. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 931 lượt xem
Có đúng là tiêm phòng cúm bạn sẽ bị bệnh cúm?
- Bác sĩ ơi, có đúng là tiêm phòng cúm chúng ta sẽ bị bệnh cúm không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 830 lượt xem
Vắc xin cho hiệu quả khá ấn tượng, nhưng bạn vẫn có thể mắc bệnh dù đã tiêm phòng rồi.
Có một số người băn khoăn là Vắc - xin viên gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không? Hãy tìm hiểu qua bài viết đưới đây để cùng có câu trả lời nhé!
Đưa vi khuẩn vào cơ thể để tạo miễn dịch - ý tưởng chính từ việc tiêm chủng – dường như có vẻ là một ý tưởng hiện đại, nhưng thực tế nó đã trải qua hàng thế kỷ. Lịch sử thú vị của bệnh đậu mùa đã tiết lộ khoảng thời gian áp dụng ý tưởng tuyệt vời này.
Nguồn dinh dưỡng chất lượng hơn và áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn thực sự đã cải thiện cuộc sống của chúng ta - chúng ta đang cao hơn, khỏe mạnh hơn và sạch sẽ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nhìn vào tỷ lệ mắc bệnh thực tế trong nhưng năm qua, không còn nghi ngờ gì nữa, vắc xin mới là yếu tố đóng vai trò chính trong hiệu quả làm suy giảm các ca bệnh mà chúng phòng chống.