1

Bạn có tin: Virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu

Bệnh thủy đậu là bệnh cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh rất dễ lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân. Đặc biệt, virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu. Vì thế, cách phòng ngừa và tránh lây lan bệnh là đặc biệt quan trọng.
 

1. Virus thủy đậu lây lan như thế nào?

 

Bệnh thủy đậu có thể lây lan trong vòng 5 ngày, từ giai đoạn ủ bệnh (1-2 ngày trước khi phát ban) cho đến khi xuất hiện vảy trên các nốt bọng nước. Virus gây bệnh có trong dịch tiết đường hô hấp và dịch chứa trong nốt phỏng, dễ dàng lây nhiễm cho những người xung quanh.

Virus có khả năng sống vài ngày trong vảy thủy đậu đã bong ở điều kiện không khí, hoặc lây gián tiếp qua đồ vật, quần áo vừa nhiễm dịch niêm mạc hoặc nốt phỏng. Vì thế, thủy đậu được coi là một trong những bệnh dễ lây truyền nhất.

Bệnh thủy đậu thường kéo dài từ 7 – 10 ngày, gây các biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu, đau họng, chảy nước mũi. Đặc biệt là trên da xuất hiện các nốt ban đỏ có dịch trong hoặc đục.

Tất cả những người chưa từng mắc thủy đậu hoặc chưa tiêm phòng vaccine đều có nguy cơ mắc bệnh. Người lớn bị thủy đậu thường nặng hơn trẻ em. Sau khi mắc thủy đậu, hệ miễn dịch có kháng bệnh lâu dài, nên ít khi mắc lại bệnh lần hai. Có thể nhiễm virus tiềm tàng, phát bệnh zona sau khi điều trị thủy đậu khỏi bệnh nhiều năm.

2. Biện pháp phòng tránh thủy đậu hiệu quả

 

Thủy đậu là bệnh nhiễm Virus cấp tính, thường gặp và ít khi để lại biến chứng nặng nề. Tuy nhiên, bệnh ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Thủy đậu trở nên nguy hiểm hơn với những người có hệ miễn dịch yếu, đặc biệt là trẻ em hoặc phụ nữ mang thai.

Phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu trong 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ gây sảy thai, hoặc dị tật thai nhi. Trẻ em bị thủy đậu có thể nhiễm trùng da nơi bị mụn phỏng, dẫn tới nhiễm trùng huyết, viêm não,...

Bạn có tin: Virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu
Thủy đậu có thể gây hệ quả nghiêm trọng đối với trẻ em và phụ nữ mang thai

 

Với nguy cơ lây lan nhanh chóng, Cục y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên chủ động phòng ngừa bệnh bằng các biện pháp sau:

  1. Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh đề phòng lây lan.
  2. Những người mắc bệnh cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan.
  3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
  4. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường.
  5. Tiêm vắc xin phòng bệnh Thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi.”

Đặc biệt cần lưu ý bảo vệ trẻ sơ sinh không có miễn dịch và chưa đến độ tuổi tiêm chủng vắc-xin, hoặc người suy giảm miễn dịch, tránh phơi nhiễm thủy đậu. Những người thân nên chủ động tiêm phòng vắc-xin tránh nhiễm bệnh và lây cho những người tiếp xúc.

Với người mắc bệnh thủy đậu, cần thực hiện cách ly chống dịch bằng cách:

  • Cách ly trẻ mắc thủy đậu ở nhà 7 ngày. Trẻ có tiếp xúc với người mắc bệnh thủy đậu cần cách ly từ 11 – 21 ngày, người lớn cũng hạn chế tiếp xúc với những người khác.
  • Thực hiện sát khuẩn tẩy trùng các đồ vật cá nhân của người bệnh, ngăn ngừa lây lan virus.
  • Người tiếp xúc có nguy cơ nhiễm virus có thể tiêm phòng Globulin miễn dịch Thủy đậu – Zona trong vòng 96 giờ đầu sau khi phơi nhiễm để phòng bệnh.

3. Vắc-xin thủy đậu tiêm khi nào?

Như vậy, Vắc-xin là cách phòng ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả, đơn giản, nhanh chóng mà mỗi người có thể thực hiện. Vắc xin ngừa bệnh đạt hiệu quả tốt nhất khi tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn chưa từng mắc bệnh. Cụ thể liều tiêm như sau:

  • Với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: Tiêm 2 mũi vắc xin ngừa bệnh, cách nhau ít nhất 3 tháng. Riêng với trẻ dưới 4 tuổi thì nên thực hiện tiêm mũi 1 lúc 12 tháng tuổi, tiêm mũi 2 lúc 4 – 6 tuổi.
  • Với trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm 2 mũi vắc xin ngừa bệnh, mũi sau cách mũi trước 4 – 8 tuần.

Với phụ nữ mang thai, nên hoàn tất 2 mũi tiêm phòng vắc xin thủy đậu trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.

Bạn có tin: Virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu
Tiêm vắc-xin là cách phòng bệnh hiệu quả cho cả trẻ em và người lớn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Đang tiêm vắc- xin viêm gan B Euvax, có thể đổi sang loại khác không?
Đang tiêm vắc- xin viêm gan B Euvax, có thể đổi sang loại khác không?

Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng vắc-xin viêm gan B là từ lúc trẻ mới sinh ra, nếu muốn biết tình trạng của trẻ phù hợp với loại vắc-xin nào thì cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Vi khuẩn nào gây bệnh bạch hầu?
Vi khuẩn nào gây bệnh bạch hầu?

Bệnh bạch cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh bạch hầu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Các độc tố do vi khuẩn gây bệnh gây liệt cơ, viêm cơ tim, thậm chí dẫn đến tử vong trong 6 ngày với tỷ lệ khá cao.

Thế nào là bệnh bạch cầu?
Thế nào là bệnh bạch cầu?

Bệnh bạch cầu là một loại ung thư phổ biến, chiếm 31% trong số các loại ung thư ở trẻ nhỏ. Tuy vậy những nghiên cứu cũng như các thống kê cụ thể về bệnh bạch cầu tại Việt Nam còn rất hạn chế. Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin cần biết về khái niệm, phân loại và yếu tố nguy cơ của bệnh bạch cầu.

Sùi mào gà ở cuống lưỡi thường phổ biến hơn ở nam giới
Sùi mào gà ở cuống lưỡi thường phổ biến hơn ở nam giới

Nam giới có nguy cơ nhiễm bệnh sùi mào gà ở cuống lưỡi cao hơn khoảng gấp 3 lần so với nữ giới.

Tại sao phụ nữ cần tiêm phòng vắc-xin rubella trước khi mang thai?
Tại sao phụ nữ cần tiêm phòng vắc-xin rubella trước khi mang thai?

Vắc-xin Rubella là một loại vắc-xin thuộc nhóm dị ứng và hệ miễn dịch, nó hoạt động bằng cách kích thích cơ thể sản sinh ra các kháng thể chống lại bệnh. Nếu phụ nữ mang thai nhiễm bệnh này sẽ dẫn đến việc trẻ sinh ra thường bị các khuyết tật liên quan đến não, tim, mắt, tai...Vì vậy việc tiêm vắc-xin phòng ngừa là điều vô cùng cần thiết.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bé chưa có phản ứng xấu với loại vắc xin nào, thì sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai?

- Bác sĩ ơi, bé nhà tôi được 9 tháng tuổi, bé chưa bao giờ phản ứng xấu với một loại vắc xin nào. Bác sĩ cho tôi hỏi, điều đó có nghĩa là cháu sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai, phải không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  840 lượt xem

Trẻ em nên bị thủy đậu thay vì tiêm vắc xin, điều này có đúng không?

- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói trẻ em nên bị thủy đậu, thay vì tiêm vắc xin. Điều này có đúng không vậy? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với. Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  931 lượt xem

Các phản ứng nhạy cảm với vắc xin có di truyền trong gia đình không?

- Bác sĩ cho hỏi, các phản ứng nhạy cảm với vắc xin có di truyền từ bố mẹ sang con không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  715 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
MIỀN BẮC RÉT ĐẬM, THƯƠNG NGƯỜI LỚN TUỔI LOAY HOAY TRONG CÁI LẠNH TIẾT TRỜI LẠNH BUỐT. TIÊM VẮC XIN CÚM BẢO VỆ ÔNG BÀ, CHA MẸ TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM VIRUS CÚM. MIỀN BẮC RÉT ĐẬM, THƯƠNG NGƯỜI LỚN TUỔI LOAY HOAY TRONG CÁI LẠNH TIẾT TRỜI LẠNH BUỐT. TIÊM VẮC XIN CÚM BẢO VỆ ÔNG BÀ, CHA MẸ TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM VIRUS CÚM. 02:07
MIỀN BẮC RÉT ĐẬM, THƯƠNG NGƯỜI LỚN TUỔI LOAY HOAY TRONG CÁI LẠNH TIẾT TRỜI LẠNH BUỐT. TIÊM VẮC XIN CÚM BẢO VỆ ÔNG BÀ, CHA MẸ TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM VIRUS CÚM.
Không khí lạnh bủa vây miền Bắc và miền Trung, Cúm Mùa có cơ hội tấn công mạnh mẽ và gây ra những hậu quả trầm trọng ở người lớn tuổi.
 3 năm trước
 514 Lượt xem
HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI. HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI. 00:53
HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI.
Không có nỗi khổ nào bằng chứng kiến con chiến đấu với bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota mà không thể làm gì giúp con được. Tiêu chảy cấp rất nguy...
 3 năm trước
 693 Lượt xem
ĐỪNG ĐỂ VIRUS HPV VÀ CĂN BỆNH UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CƯỚP ĐI TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG CỦA BẠN VÀ CON YÊU! ĐỪNG ĐỂ VIRUS HPV VÀ CĂN BỆNH UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CƯỚP ĐI TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG CỦA BẠN VÀ CON YÊU! 01:12
ĐỪNG ĐỂ VIRUS HPV VÀ CĂN BỆNH UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CƯỚP ĐI TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG CỦA BẠN VÀ CON YÊU!
 Sắp sang 2021 rồi! Đừng thờ ơ với UNG THƯ CỔ TỬ CUNG, phụ nữ hoàn toàn có thể “xóa sổ” UTCTC, nắm giữ cơ hội sống hạnh phúc chỉ với 2 CÁCH...
 3 năm trước
 532 Lượt xem
“GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN” “GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN” 03:00
“GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN”
 Vắc xin Varilrix dành cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn - duy nhất có tại Hệ thống trung tâm
 3 năm trước
 493 Lượt xem
CÚM - BỆNH LÝ QUEN THUỘC NHƯNG RẤT NGUY HIỂM, KHÔNG THỂ XEM NHẸ. PHÒNG NGỪA BẰNG VẮC XIN ĐỂ SỐNG KHỎE MẠNH, HẠNH PHÚC HƠN. CÚM - BỆNH LÝ QUEN THUỘC NHƯNG RẤT NGUY HIỂM, KHÔNG THỂ XEM NHẸ. PHÒNG NGỪA BẰNG VẮC XIN ĐỂ SỐNG KHỎE MẠNH, HẠNH PHÚC HƠN. 01:21
CÚM - BỆNH LÝ QUEN THUỘC NHƯNG RẤT NGUY HIỂM, KHÔNG THỂ XEM NHẸ. PHÒNG NGỪA BẰNG VẮC XIN ĐỂ SỐNG KHỎE MẠNH, HẠNH PHÚC HƠN.
Cúm mùa tưởng chỉ là bệnh xoàng, nhưng biến chứng viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng tai giữa, suy đa phủ tạng, kịch phát những cơn hen nặng…...
 3 năm trước
 502 Lượt xem
Tin liên quan
Tiêm phòng vắc xin thủy đậu cho trẻ
Tiêm phòng vắc xin thủy đậu cho trẻ

Hầu hết các chuyên gia đều khuyên bé nên tiêm phòng vắc xin thủy đậu, và nhiều trường học cũng như trung tâm giữ trẻ cũng yêu cầu điều này. Dưới đây là một số lý do.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây