Tại sao phụ nữ cần tiêm phòng vắc-xin rubella trước khi mang thai?
1.Tiêm phòng vắc-xin Rubella giúp bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ mang thai
1.1.Bệnh Rubella là gì?
Bệnh Rubella hay hay còn có tên gọi khác là bệnh sởi Đức hoặc sởi 3 ngày) là một bệnh truyền nhiễm lành tính do virus Rubella gây nên. Bệnh này lây truyền qua đường hô hấp khi người bình thường hít phải những dịch tiết đường mũi họng (nước bọt, nước mũi) có chứa virus Rubella của người bệnh, khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, khi tiếp xúc với các vật dụng (sàn nhà, bàn ghế, đồ chơi...) có dính chất tiết mũi họng của người bệnh.
1.2.Bệnh Rubella có ảnh hưởng như thế nào đến phụ nữ khi mang thai?
Thông thường bệnh có diễn biến nhẹ thậm chí có thể tự khỏi. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai sức đề kháng thường suy giảm, các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập và có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với bình thường. Mặt khác bệnh Rubella là một bệnh lý lây nhiễm ít gây biến chứng nguy hiểm như bệnh sởi nhưng lại có nguy cơ gây nên dị tật bẩm sinh nặng nề cho thai nhi. Nếu phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai mà mắc Rubella sẽ dễ bị những tai biến như thai chết lưu, sẩy thai, sinh non hoặc thai nhi sau khi sinh thường mắc khuyết tật về tim, bị điếc bẩm sinh, đục thủy tinh thể hoặc chậm phát triển về trí tuệ. Vì vậy tiêm phòng vắc-xin Rubella sẽ giúp phòng ngừa được những nguy cơ về biến chứng đối với thai nhi.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến cáo tiêm phòng vắc-xin Rubella trước khi mang thai là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất. Sau khi tiêm vắc-xin rubella sẽ giúp sản sinh ra kháng thể chống chọi với virus Rubella, giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm bệnh trong thời gian thai kỳ, giảm gánh nặng nỗi lo bệnh tật cho thai phụ.Thai nhi được thừa hưởng miễn dịch nếu mẹ bầu có tiêm phòng: Nếu mẹ được tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp đứa trẻ có miễn dịch thụ động từ mẹ, bảo vệ con trong suốt những năm tháng đầu đời non nớt.
2. Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng vắc-xin Rubella vào thời điểm nào?
Nếu phụ nữ có kế hoạch mang thai thì nên tiêm phòng vắc-xin Rubella 3 tháng trước khi mang thai.Vì sau khoảng 5-6 tuần cơ thể đã sản sinh ra các kháng thể chống lại virus gây bệnh.
Việc chủ động lên kế hoạch cũng giúp các cặp vợ chồng có thể tránh được những rủi ro không mong muốn trong suốt quá trình mang thai và sau khi sinh em bé.
3.Những lưu ý khi tiêm phòng vắc-xin rubella trước khi mang thai
Nên chủ động tìm hiểu thời gian phù hợp cũng như các cơ sở tiêm phòng uy tín tiêm phòng Rubella.
Sau khi tiêm phòng cần theo dõi những chuyển biến của cơ thể để có hướng xử lý kịp thời. Một số trường hợp sau khi tiêm phòng Vắc-xin Rubella có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:
- Trường hợp nhẹ: vị trí tiêm có thể bị đau nhức hoặc nóng rát, toàn thân sốt, đau đầu, đau cơ đau khớp, mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, ...
- Trường hợp nặng có thể gây phát ban, căng tức ngực, khó thở, da đỏ sưng phồng, thay đổi thị lực, thậm chí ngất xỉu...
Nếu gặp các trường hợp nặng cần nhanh chóng đưa sản phụ tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, theo dõi và có hướng điều trị kịp thời.
Để con yêu được chào đời khỏe mạnh thì điều quan trọng nhất chính là mẹ phải giữ gìn cho mình một sức khỏe tốt, ổn định trước và trong thời gian mang thai. Vì vậy việc tiêm phòng vắc-xin rubella trước khi mang thai cũng là một việc giúp mẹ chủ động bảo vệ sức khỏe của mình và con.
XEM THÊM:
- Vì sao cần tiêm phòng, sởi, quai bị, rubella trước khi mang thai?
- Những vắc-xin tiêm phòng trước khi mang thai
- Mách mẹ những mũi tiêm vắc-xin bảo vệ con cả đời
Bệnh thủy đậu là bệnh cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh rất dễ lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân. Đặc biệt, virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu. Vì thế, cách phòng ngừa và tránh lây lan bệnh là đặc biệt quan trọng.
Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng vắc-xin viêm gan B là từ lúc trẻ mới sinh ra, nếu muốn biết tình trạng của trẻ phù hợp với loại vắc-xin nào thì cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh bạch cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh bạch hầu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Các độc tố do vi khuẩn gây bệnh gây liệt cơ, viêm cơ tim, thậm chí dẫn đến tử vong trong 6 ngày với tỷ lệ khá cao.
Bệnh bạch cầu là một loại ung thư phổ biến, chiếm 31% trong số các loại ung thư ở trẻ nhỏ. Tuy vậy những nghiên cứu cũng như các thống kê cụ thể về bệnh bạch cầu tại Việt Nam còn rất hạn chế. Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin cần biết về khái niệm, phân loại và yếu tố nguy cơ của bệnh bạch cầu.
Nam giới có nguy cơ nhiễm bệnh sùi mào gà ở cuống lưỡi cao hơn khoảng gấp 3 lần so với nữ giới.
Nếu không ai mắc những bệnh này nữa, tại sao trẻ vẫn cần tiêm phòng?
- Tôi có một thắc mắc là nếu không ai mắc bệnh nữa, tại sao vẫn phải cho trẻ tiêm phòng? Bác sĩ giải đáp giúp tôi!
- 1 trả lời
- 982 lượt xem
Tiêm phòng có khiến bé có nguy cơ cao bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý không?
- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1225 lượt xem
Trẻ có thể vẫn bị bệnh sau khi đã được tiêm phòng?
-Thưa bác sĩ, trẻ đã tiêm phòng vẫn có thể bị bệnh, phải không ạ?
- 1 trả lời
- 809 lượt xem
Làm gì để giảm áp lực của việc tiêm phòng đối với bé?
- Bác sĩ ơi, có cách nào để cha mẹ giúp bé giảm áp lực của việc tiêm vắc xin không ạ? Bé nhà em mỗi lần bước vào phòng tiêm là quấy khóc, đòi đi về, không chịu hợp tác với bác sĩ. Bác sĩ giúp em với ạ!
- 1 trả lời
- 842 lượt xem
Có đúng là tiêm phòng cúm bạn sẽ bị bệnh cúm?
- Bác sĩ ơi, có đúng là tiêm phòng cúm chúng ta sẽ bị bệnh cúm không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 830 lượt xem
Ở người bị bệnh, Neisseria meningitidis sống ở vùng hầu họng và lây lan qua các giọt nhỏ ở đường thở hoặc chất tiết ở cổ họng. Ho, hắt hơi, hôn và dùng chung chai nước hoặc dụng cụ sẽ dẫn đến lây bệnh.
Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Viêm gan B không chỉ thường gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể bị mắc bệnh. Những trẻ bị nhiễm bệnh hoặc là đã bị nhiễm khi ra đời hoặc nhiễm bệnh trong thời thơ ấu khi tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh.
Vắc xin Hib bảo vệ trẻ chống lại bệnh nhiễm khuẩn nặng, phần lớn ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Vi khuẩn có thể gây viêm nắp thanh quản (sưng nặng ở cổ họng gây khó thở), một dạng viêm phổi nghiêm trọng và một loại bệnh gọi là viêm màng não do vi khuẩn.
Vắc xin này bảo vệ chống lại các trường hợp nhiễm phế cầu khuẩn, phần lớn xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi và có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm.