Từ khóa vitamin b
Các dấu hiệu thường gặp khi bị thiếu vitamin B1: ăn không ngon miệng, khó chịu, mệt mỏi, dễ cáu gắt, cảm giác châm chích....
Biotin là một loại vitamin nhóm B, tan trong nước mà cơ thể phải hấp thụ từ thực phẩm chứ không thể tự tạo ra. Thiếu hụt biotin là vấn đề rất hiếm gặp và có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng cách ăn thực phẩm giàu biotin.
Đối với những người khỏe mạnh, chỉ cần duy trì chế độ ăn uống cân bằng là có thể đáp ứng đủ nhu cầu vitamin B12 của cơ thể. Tuy nhiên, người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú và các nhóm đối tượng dễ bị thiếu hụt vitamin B12 khác sẽ cần ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B12.
Vitamin B3, hay niacin, là một chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể không thể tự sản sinh nên cần phải được cung cấp từ các loại thực phẩm. Vitamin B3 có trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, đặc biệt là thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt bò, lợn, cá và gà.
Viêm lưỡi, loét hoặc lở miệng, trầm cảm và thiếu máu có thể là những triệu chứng báo hiệu sự thiếu hụt vitamin B6.
Một nghiên cứu mới được công bố gần đây đã chứng minh lợi ích của dầu cá, vitamin B và canxi trong việc ngăn ngừa một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Bệnh thần kinh do tiểu đường cũng gây ra các triệu chứng giống như bệnh thần kinh ngoại biên do thiếu vitamin B12 (tê bì, yếu cơ, đau đớn và dị cảm ở cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân).
Nếu không được khắc phục, sự thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến các vấn đề về thần kinh hoặc thiếu máu ác tính - tình trạng xảy ra khi cơ thể không có đủ vitamin B12 để sản xuất hồng cầu. Tiêm vitamin B12 là một cách phổ biến để ngăn ngừa hoặc điều trị sự thiếu hụt.
Sự thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Và các nghiên cứu gần đây còn mới phát hiện ra rằng tình trạng thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến tăng cân.
Uống bổ sung hoặc tiêm vitamin B12 khi không cần thiết hoặc sử dụng quá liều sẽ dẫn đến tình trạng nạp vào lượng vitamin vượt quá nhu cầu của cơ thể và có thể gây ra một số vấn đề không mong muốn.
Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện ở người nhưng một số nghiên cứu đã cho thấy rằng vitamin B12 có thể tác động đến lượng mỡ trong cơ thể và sự trao đổi chất.
Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng tan trong nước, cần thiết cho nhiều quá trình quan trọng trong cơ thể. Lượng vitamin B12 mà cơ thể cần tùy thuộc vào giới tính, tuổi tác và tình trạng sức khỏe.
Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng tan trong nước đảm nhận nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Do đó mà một số người cho rằng càng bổ sung nhiều vitamin B12 thì sẽ càng có lợi cho sức khỏe. Điều này có đúng hay không?
Xét nghiệm vitamin B12 được thực hiện nhằm kiểm tra mức vitamin B12 trong cơ thể khi có những dấu hiệu, triệu chứng thiếu hụt.
Folate là một vi chất dinh dưỡng quan trọng có trong rất nhiều loại thực phẩm khác nhau như các loại đậu, trứng, rau xanh, trái cây, các loại quả hạch và hạt…
Có rất nhiều loại thực phẩm chứa vitamin B nhưng để được coi là “giàu vitamin B” thì một loại thực phẩm phải có chứa lượng vitamin B đáp ứng được ít nhất 20% lượng tiêu thụ khuyến nghị hàng ngày (RDI) trong mỗi khẩu phần.
Các vitamin nhóm B có lợi ích như thế nào? Mỗi ngày cần tiêu thụ bao nhiêu? Điều gì sẽ xảy ra nếu bị thiếu hụt hoặc tiêu thụ quá nhiều vitamin B?… Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Vitamin thường được phân loại dựa trên đặc tính tan trong nước hay tan trong chất béo. Hầu hết các vitamin đều tan trong nước và chỉ có 4 loại vitamin tan trong chất béo là vitamin A, D, E và K.
Vitamin B6 có nhiều vai trò trong cơ thể và tham gia vào hơn 100 phản ứng enzyme. Một trong những vai trò chính của loại vitamin này là giúp cơ thể chuyển hóa protein, chất béo và carbohydrate (carb) thành năng lượng.
Axit folic là một loại vitamin tổng hợp, tan trong nước được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm chức năng và một số thực phẩm chế biến sẵn. Đây là phiên bản nhân tạo của folate - một loại vitamin nhóm B.