Vitamin B12 có tác dụng phụ không?
Vitamin B12 là gì?
Tất cả chúng ta đều cần vitamin B12 và hầu hết mọi người đều được cung cấp đủ lượng vitamin này từ chế độ ăn uống hàng ngày.
Vitamin B12 là một loại vitamin tan trong nước và được hấp thụ trong ruột. Sau khi được hấp thụ, vitamin B12 được cơ thể sử dụng để tạo ra DNA và hồng cầu. Lượng vitamin thừa không được sử dụng sẽ được dự trữ trong gan.
Cách đơn giản và hiệu quả nhất để cung cấp vitamin B12 cho cơ thể là ăn nhiều các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng và sữa, nhưng những người có chế độ ăn uống dựa trên thực vật ví dụ như người ăn thuần chay và những người có khả năng hấp thụ vitamin B12 kém (do bệnh tiêu hóa, tuổi tác cao, từng phẫu thuật đường ruột hoặc đang dùng một số loại thuốc) có thể sẽ cần dùng thêm viên uống bổ sung hoặc tiêm vitamin B12 để tránh bị thiếu hụt. Tuy nhiên, việc uống bổ sung hoặc tiêm vitamin B12 khi không cần thiết hoặc sử dụng quá liều sẽ dẫn đến tình trạng nạp vào lượng vitamin vượt quá nhu cầu của cơ thể và có thể gây ra một số vấn đề không mong muốn.
Các tác dụng phụ của vitamin B12
Khi sử dụng đúng liều lượng thì viên uống vitamin B12 là cách an toàn để tăng lượng vitamin này cho những người khỏe mạnh.
Những trường hợp bị thiếu vitamin B12 trầm trọng có thể phải bổ sung dưới dạng tiêm nhưng cách này có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Tiêu chảy
- Ngứa
- Phát ban da
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Phù phổi và suy tim sung huyết (thường xảy ra trong thời gian đầu mới tiêm)
- Huyết khối tĩnh mạch
- Sưng phù
- Đa hồng cầu nguyên phát (một dạng ung thư máu hiếm gặp, tiến triển chậm)
Vitamin B12 còn có thể gây ra một dạng phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, đó là sốc phản vệ. Các dấu hiệu thường gặp của sốc phản vệ gồm có sưng mặt, lưỡi và cổ họng, khó nuốt và khó thở. Nếu có những hiện tượng này sau khi bổ sung vitamin B12 thì cần đến bệnh viện ngay lập tức.
Một số loại thuốc có thể làm giảm khả năng hấp thụ hoặc giảm lượng vitamin B12 trong huyết thanh, ví dụ như:
- Colchicine
- Metformin
- Thuốc ức chế bơm proton
- Vitamin C
- Chloramphenicol
- Thuốc chẹn H2
- Axit aminosalicylic
Nếu đang dùng bất cứ loại thuốc nào trong số này thì cần bổ sung vitamin B12 vào một thời điểm khác trong ngày, ví dụ uống thuốc vào buổi sáng và bổ sung vitamin B12 vào buổi tối để cơ thể hấp thụ vitamin B12 một cách hiệu quả.
Viên uống bổ sung axit folic cũng có thể ảnh hưởng đến vitamin B12 nên nếu được chỉ định bổ sung vitamin B12 trong thời gian đang uống axit folic thì cần thông báo cho bác sĩ.
Không bổ sung vitamin B12 nếu bị mẫn cảm hoặc dị ứng với vitamin B12, coban và bất kỳ thành phần nào khác. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cũng có thể bổ sung vitamin B12, miễn là dùng đúng liều lượng khuyến nghị.
Cần làm gì khi xảy ra tác dụng phụ?
Nếu nhận thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào sau khi bổ sung vitamin B12 thì nên dừng ngay lập tức. Trong trường hợp xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc kéo dài dai dẳng thì cần đến ngay bệnh viện. Nếu vấn đề không cải thiện sau khi đã ngừng bổ sung vitamin B12 thì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn và cần được phát hiện để điều trị kịp thời.
Lượng tiêu thụ khuyến nghị
Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đưa ra khuyến nghị về lượng vitamin B12 cần tiêu thụ hàng ngày đối với mỗi nhóm đối tượng như sau: (1)
- Người trên 14 tuổi: 2,4 microgam (mcg)/ngày
- Phụ nữ mang thai: 2,6 mcg/ngày
- Phụ nữ đang cho con bú: 2,8 mcg/ngày
Nếu chỉ dựa vào chế độ ăn hàng ngày thì những người trên 50 tuổi sẽ khó đáp ứng đủ mức khuyến nghị nêu trên do khả năng hấp thụ dinh dưỡng bị suy giảm. Do đó, người cao tuổi nên dùng thêm viên uống bổ sung vitamin B12.
Một số loại thực phẩm giàu vitamin B12 gồm có:
- Trứng
- Sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai
- Cá
- Các loại động vật có vỏ như nghêu, sò
- Nội tạng như gan, cật
- Thịt đỏ
Điều trị tác dụng phụ do bổ sung vitamin B12
Đa số các tác dụng phụ đều sẽ tự hết sau khi ngừng bổ sung. Tuy nhiên, nếu các tác dụng phụ không cải thiện hoặc nghiêm trọng thì có thể cần đến biện pháp can thiệp y tế. Sau đó sẽ cần điều chỉnh lại liều lượng hoặc chuyển sang phương pháp bổ sung khác.
Tóm tắt bài viết
Việc bổ sung vitamin B12 quá liều có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy,… Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi bổ sung vitamin B12 thì cần phải ngừng ngay và các tác dụng phụ đa phần sẽ tự hết. Sau đó sẽ cần thay đổi liều lượng cho thích hợp hoặc cố gắng bổ sung vitamin B12 từ các loại thực phẩm.
Kẹo dẻo bổ sung vitamin là một dạng thực phẩm chức năng có màu sắc và mùi vị hấp dẫn giống như kẹo dẻo thông thường, có thể chỉ chứa một hoặc chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác nhau.
Bổ sung đủ lượng vitamin D và vitamin K là điều cần thiết để có sức khỏe tốt. Nhưng một số ý kiến cho rằng nếu thiếu vitamin K thì bổ sung vitamin D có thể gây hại. Điều này có đúng hay không?
Nhiều người bị bệnh vảy nến phải sử dụng kết hợp các loại thuốc khác nhau để điều trị nhưng ở một số người, chỉ cần bổ sung vitamin D là các triệu chứng bệnh đã có sự cải thiện đáng kể.
Bổ sung vitamin C được cho là một cách để phòng ngừa và điều trị cảm lạnh. Điều này có đúng hay không?
Một trong những băn khoăn của rất nhiều bậc cha mẹ là không biết con mình có được cung cấp đủ vitamin C và có cần thiết phải uống bổ sung hay không.
- 0 trả lời
- 687 lượt xem
dạ chào bác sĩ . em bé hiện tại sa được 37 tuần . cdxd chi có 55 , 2kg1 vây có bị hội chứng người lùn k ạ