Vitamin C có thực sự phòng ngừa được cảm lạnh không?
Cảm lạnh thông thường là bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất ở người và đa số mọi người đều bị cảm lạnh vài lần mỗi năm.
Thông thường cảm lạnh sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày hoặc có thể phải dùng một số loại thuốc.
Bổ sung vitamin C được cho là một cách để phòng ngừa và điều trị cảm lạnh. Điều này có đúng hay không?
Tác dụng phòng ngừa cảm lạnh của vitamin C
Vào khoảng năm 1970, Linus Pauling – người giành được giải Nobel lĩnh vực Hóa học – đã công bố giả thuyết cho rằng vitamin C có thể giúp điều trị cảm lạnh.
Ông đã xuất bản một cuốn sách về phương pháp phòng ngừa cảm lạnh sử dụng vitamin C liều rất cao - lên đến 18.000 mg mỗi ngày. Theo khuyến nghị hiện nay, lượng vitamin C mà mỗi người nên bổ sung hàng ngày chỉ ở mức 75 mg đối với phụ nữ và 90 mg đối với nam giới.
Vào thời điểm đó, không có bất cứ nghiên cứu đáng tin cậy nào chứng minh cho phương pháp của Linus Pauling.
Nhưng trong vài thập kỷ sau đó, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm kiểm chứng tác động của vitamin C đến chứng cảm lạnh thông thường.
Và các kết quả đều không mấy khả quan.
Một bản phân tích tổng hợp 29 nghiên cứu với tổng cộng 11.306 người tham gia đã kết luận rằng việc uống 200 mg vitamin C trở lên không có tác dụng làm giảm nguy cơ cảm lạnh.
Tuy nhiên, thường xuyên bổ sung vitamin C mang lại một số lợi ích như:
- Giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng cảm lạnh: Khi cơ thể được cung cấp đủ vitamin C, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng nhẹ hơn mỗi khi bị cảm lạnh.
- Giảm thời gian cảm lạnh: Việc bổ sung vitamin C giúp rút ngắn thời gian bị cảm lạnh. Mức giảm trung bình là 8% ở người lớn và 14% ở trẻ nhỏ.
Trung bình, mỗi một liều bổ sung 1 - 2 gram vitamin C sẽ giúp rút ngắn khoảng 18% thời gian bị cảm lạnh ở trẻ em. (1)
Các nghiên cứu khác ở người lớn cho thấy 6 – 8 gram vitamin C mỗi ngày sẽ mang lại hiệu quả tương tự. (2)
Vitamin C mang lại lớn ích lớn nhất ở những người đang bị stress về thể chất. Ở những vận động viên điền kinh và trượt tuyết, vitamin C giúp rút ngắn thời gian của mỗi đợt cảm lạnh xuống còn một nửa. (1)
Tóm tắt: Mặc dù vitamin C không ảnh hưởng đến nguy cơ bị cảm lạnh nhưng việc uống bổ sung vitamin C sẽ giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và tăng tốc độ phục hồi
Vitamin C làm giảm mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh như thế nào?
Vitamin C là một chất chống oxy hóa và là thành phần cần thiết để sản xuất collagen trong da.
Collagen là một loại protein có nhiều trong cơ thể của các loài động vật có vú với vai trò giữ cho da và các mô khác khỏe mạnh.
Sự thiếu hụt vitamin C có thể dẫn đến một vấn đề gọi là bệnh scorbut (scurvy) với các triệu chứng là thiếu máu, đau nhức xương, sưng phù, tóc xoắn, mệt mỏi, hụt hơi, chảy máu chân răng,…
Vitamin C còn tập trung nhiều trong các tế bào miễn dịch và nhanh chóng bị sụt giảm khi bị các bệnh do nhiễm trùng như cảm lạnh.
Ngược lại, sự thiếu hụt vitamin C sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh này.
Do đó, bổ sung đủ vitamin C là điều rất cần thiết trong thời gian bị bệnh.
Tóm tắt: Vitamin C rất cần thiết cho chức năng của các tế bào miễn dịch. Lượng vitamin C sụt giảm nhanh chóng trong thời gian mắc các bệnh do nhiễm trùng và sự thiếu hụt vitamin C có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Các loại thực phẩm và chất dinh dưỡng có lợi khác
Có nhiều loại thực phẩm và chất dinh dưỡng khác cũng giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn khi bị cảm lạnh, ví dụ như:
- Flavonoid: đây là nhóm chất chống oxy hóa có trong nhiều loại trái cây và rau củ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng uống bổ sung flavonoid có thể làm giảm trung bình 33% nguy cơ nhiễm trùng ở phổi, cổ họng và mũi.
- Tỏi: loại gia vị phổ biến này có chứa một số hợp chất kháng khuẩn có thể giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng đường hô hấp.
Tóm tắt: Một số chất dinh dưỡng và thực phẩm có thể làm giảm nguy cơ cảm lạnh và giúp phục hồi nhanh hơn khi bị bệnh, ví dụ như flavonoid và tỏi.
Tóm tắt bài viết
Uống bổ sung vitamin C sẽ không làm giảm nguy cơ cảm lạnh nhưng có thể tăng tốc độ phục hồi và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Mặc dù cung cấp đủ vitamin C cho cơ thể mỗi ngày là điều cần thiết để có sức khỏe tốt nhưng không nên bổ sung quá nhiều vì điều này có thể gây ra một số tác hại.
Cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của cơ thể vẫn là ăn uống lành mạnh và đa dạng các loại thực phẩm tươi. Một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C là cam, quýt, ổi, cải xoăn, và ớt chuông
Có một số bằng chứng cho thấy vitamin C, hay còn được gọi là axit ascorbic, có thể giúp điều trị một số loại dị ứng.
Thực phẩm không chỉ giúp chúng ta no bụng mà còn cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển và hoạt động bình thường. Những gì chúng ta ăn hàng ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại và tình trạng sức khỏe trong nhiều năm tới.
Ở nhiều nước trên thế giới, đa số người dân đều có thói quen cất trứng sau khi mua vào tủ lạnh vì cho rằng trứng sẽ nhanh hỏng nếu để bên ngoài. Trong khi đó, ở một số nước khác thì trứng lại thường được để ở nhiệt độ phòng vì người dân cho rằng việc bảo quản lạnh là không cần thiết.
Việt quất chứa ít calo và vô cùng tốt cho sức khỏe, thậm chí còn được coi là một loại “siêu thực phẩm” nhờ chứa một lượng lớn vitamin, hợp chất thực vật có lợi và chất chống oxy hóa.
Nhiều người thường có thói quen uống một tách cà phê vào buổi sáng và băn khoăn không biết có thể uống cà phê vào giai đoạn nhịn ăn hay không.
- 0 trả lời
- 92 lượt xem
- 0 trả lời
- 695 lượt xem
dạ chào bác sĩ . em bé hiện tại sa được 37 tuần . cdxd chi có 55 , 2kg1 vây có bị hội chứng người lùn k ạ