Từ khóa vitamin b12
Đối với những người khỏe mạnh, chỉ cần duy trì chế độ ăn uống cân bằng là có thể đáp ứng đủ nhu cầu vitamin B12 của cơ thể. Tuy nhiên, người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú và các nhóm đối tượng dễ bị thiếu hụt vitamin B12 khác sẽ cần ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B12.
Tình trạng thiếu vitamin B12 gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe. Thậm chí, một số ý kiến còn cho rằng thiếu vitamin B có thể dẫn đến chứng trầm cảm.
Metformin có thể gây ra tình trạng thiếu hụt vitamin B12 - một loại vitamin đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và chức năng của não bộ nói riêng và hệ thần kinh nói chung.
Bệnh thần kinh do tiểu đường cũng gây ra các triệu chứng giống như bệnh thần kinh ngoại biên do thiếu vitamin B12 (tê bì, yếu cơ, đau đớn và dị cảm ở cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân).
Nếu không được khắc phục, sự thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến các vấn đề về thần kinh hoặc thiếu máu ác tính - tình trạng xảy ra khi cơ thể không có đủ vitamin B12 để sản xuất hồng cầu. Tiêm vitamin B12 là một cách phổ biến để ngăn ngừa hoặc điều trị sự thiếu hụt.
Sự thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Và các nghiên cứu gần đây còn mới phát hiện ra rằng tình trạng thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến tăng cân.
Những người ăn chay và thuần chay có nguy cơ cao bị thiếu hụt vitamin B12. Đây là một loại vitamin rất quan trọng đối với sức khỏe.
Uống bổ sung hoặc tiêm vitamin B12 khi không cần thiết hoặc sử dụng quá liều sẽ dẫn đến tình trạng nạp vào lượng vitamin vượt quá nhu cầu của cơ thể và có thể gây ra một số vấn đề không mong muốn.
Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện ở người nhưng một số nghiên cứu đã cho thấy rằng vitamin B12 có thể tác động đến lượng mỡ trong cơ thể và sự trao đổi chất.
Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng tan trong nước, cần thiết cho nhiều quá trình quan trọng trong cơ thể. Lượng vitamin B12 mà cơ thể cần tùy thuộc vào giới tính, tuổi tác và tình trạng sức khỏe.
Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng tan trong nước đảm nhận nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Do đó mà một số người cho rằng càng bổ sung nhiều vitamin B12 thì sẽ càng có lợi cho sức khỏe. Điều này có đúng hay không?
Xét nghiệm vitamin B12 được thực hiện nhằm kiểm tra mức vitamin B12 trong cơ thể khi có những dấu hiệu, triệu chứng thiếu hụt.
Tình trạng thiếu vitamin B12 xảy ra khá phổ biến và có nhiều biểu hiện khác nhau, ví dụ như da nhợt nhạt, mệt mỏi, khó thở, cảm giác châm chích ở bàn tay, bàn chân, viêm loét miệng, suy giảm thị lực và thay đổi tâm trạng.
Vitamin B12 có nhiều vai trò trong cơ thể, gồm có hỗ trợ chức năng bình thường của các tế bào thần kinh, cần thiết cho sự hình thành hồng cầu và quá trình tổng hợp trình tự gen DNA.