Thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến trầm cảm
Nguyên nhân gây thiếu vitamin B12
Thiếu hụt vitamin hay nồng độ vitamin trong máu thấp, có thể là do chế độ ăn uống hoặc do cơ thể không hấp thụ vitamin một cách hiệu quả.
Vitamin B12 có tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc động vật. Điều này có nghĩa là những người theo chế độ ăn thuần chay sẽ khó đáp ứng đủ nhu cầu vitamin B12 hàng ngày của cơ thể hơn và có nguy cơ cao bị thiếu hụt. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm có nguồn gốc thực vật chế biến sẵn hiện nay được bổ sung thêm vitamin B12, ví dụ như ngũ cốc ăn sáng. Điều này giúp cho những người ăn ít hoặc không ăn thực phẩm có nguồn gốc động vật có thể cung cấp vitamin B12 cho cơ thể một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra cũng có thể dùng viên uống bổ sung vitamin.
Ở một số người, mặc dù chế độ ăn uống hàng ngày cung cấp đủ lượng vitamin B12 nhưng cơ thể lại không thể hấp thụ hiệu quả và điều này cũng có thể dẫn đến thiếu hụt. Tình trạng thiếu vitamin B12 gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe. Thậm chí, một số ý kiến còn cho rằng thiếu vitamin B có thể dẫn đến chứng trầm cảm.
Mối liên hệ giữa vitamin B12 và bệnh trầm cảm
Các vitamin nhóm B, gồm có cả vitamin B12, có liên quan đến sức khỏe tâm thần nói chung và chứng trầm cảm nói riêng. Tuy nhiên, vì trầm cảm là một bệnh lý phức tạp nên mối liên hệ này hiện vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn.
Trong một bản đánh giá tổng hợp nhiều nghiên cứu khác nhau về mối liên hệ giữa chứng trầm cảm và mức vitamin B12 thấp, các nghiên cứu viên đã tìm thấy bằng chứng thuyết phục cho thấy rằng sự sụt giảm nồng độ vitamin B12 trong huyết thanh có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm. Mặt khác, nồng độ vitamin B12 cao giúp tăng cường hiệu quả của các phương pháp điều trị trầm cảm. Các nhà nghiên cứu khuyến nghị những người bị trầm cảm nên uống bổ sung 1 miligam vitamin B12 mỗi ngày. (1) Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ mối liên hệ giữa vitamin B12 và bệnh trầm cảm.
Một trong những giả thuyết được đưa ra để lý giải tại sao sự thiếu hụt vitamin B12 lại làm tăng nguy cơ trầm cảm là do vitamin B12 có tác động đến mức serotonin và các hóa chất khác trong não. Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh tâm trạng. Mức serotonin thấp có thể dẫn đến chứng trầm cảm. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây lại cho thấy rằng serotonin không ảnh hưởng nhiều đến nguy cơ trầm cảm. (2)
Nếu đang có những dấu hiệu nghi là trầm cảm thì nên đi khám bác sĩ để được tư vấn kế hoạch điều trị phù hợp nhất. Các biện pháp điều trị tự nhiên, chẳng hạn như bổ sung vitamin B12, có thể giúp ích nhưng bên cạnh đó vẫn sẽ cần dùng thuốc theo đơn và thực hiện một số phương pháp trị liệu tâm lý.
Dấu hiệu, triệu chứng thiếu vitamin B12
Vitamin B12 (cobalamin) còn được gọi là vitamin năng lượng, có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch và chức năng não bộ. Một số triệu chứng khi bị thiếu vitamin B12 cũng tương tự như các triệu chứng của bệnh trầm cảm nên sẽ khó mà xác định được vấn đề cụ thể mà mình đang gặp phải.
Triệu chứng trầm cảm | Triệu chứng thiếu vitamin B12 | |
Kiệt sức, mệt mỏi |
✓ | ✓ |
Tim đập nhanh dù không vận động mạnh | ✓ | |
Sương mù não hay khó tập trung | ✓ | ✓ |
Nhầm lẫn, khả năng tư duy kém | ✓ | |
Chóng mặt | ✓ | |
Không còn hứng thú với các sở thích trước đây | ✓ | |
Khó ngủ | ✓ | |
Hay quên | ✓ | |
Tăng hoặc giảm cảm giác thèm ăn | ✓ | |
Đau nhức cơ thể không rõ nguyên nhân | ✓ | |
Tính tình thay đổi | ✓ |
Các yếu tố làm tăng nguy cơ thiếu vitamin B12
Một số người có nguy cơ thiếu hụt vitamin B12 cao hơn bình thường. Vitamin nhóm B này có chủ yếu trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật, như thịt, cá hoặc sản phẩm từ sữa. Do đó, những người theo chế độ ăn chay có nguy cơ thiếu vitamin B12 cao hơn và có thể cần dùng viên uống bổ sung. Một số loại thực phẩm được bổ sung thêm vitamin B12, ví dụ như ngũ cốc ăn sáng. Vì vậy, những người có chế độ ăn chủ yếu là thực phẩm có nguồn gốc thực vật có thể lựa chọn những sản phẩm này để tăng cường vitamin B12 cho cơ thể. Khi đi mua hàng hãy đọc bảng giá trị dinh dưỡng để xem sản phẩm đó có vitamin B12 hay không.
Ngoài chế độ ăn chay, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin B12 còn có:
- Đã trải qua phẫu thuật giảm cân vì những thay đổi ở đường ruột sau phẫu thuật có thể cản trở khả năng hấp thụ vitamin B12 từ thức ăn
- Mắc bệnh Crohn hoặc bệnh celiac – các bệnh tiêu hóa này cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể
- Trên 50 tuổi vì dạ dày sản xuất ít axit hơn khi về già mà axit dạ dày lại giúp cơ thể hấp thụ vitamin B12
- Uống thuốc giảm tiết axit dạ dày vì những loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ vitamin B12
Chẩn đoán thiếu hụt vitamin B12
Nếu gặp những dấu hiệu nghi là do thiếu vitamin thì nên đi khám để làm xét nghiệm đo nồng độ vitamin trong máu. Khi đi khám cần liệt kê đầy đủ các loại thuốc và thực phẩm chức năng đang dùng cũng như là các dấu hiệu, triệu chứng gặp phải cho bác sĩ.
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy đúng là nồng độ vitamin thấp thì bác sĩ sẽ hướng dẫn cách khắc phục thích hợp. Nếu bị thiếu hụt nhẹ thì có thể chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu vitamin bị thiếu. Nhưng nếu bị thiếu hụt nặng thì có thể cần phải dùng viên uống bổ sung.
Nếu nồng độ vitamin B12 ở mức bình thường thì bác sĩ sẽ loại trừ khả năng thiếu hụt vitamin B12 và chuyển sang các phương pháp khác để điều trị bệnh trầm cảm.
Điều trị thiếu hụt vitamin B12 bằng cách nào?
Thay đổi chế độ ăn uống là cách hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng thiếu vitamin B12. Nếu như không ăn chay thì hãy thêm các loại thực phẩm giàu vitamin B12 vào bữa ăn hàng ngày, ví dụ như lòng trắng trứng, gan, thịt gia cầm, thịt nạc, cá, các sản phẩm từ sữa…. Nên ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ cả các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể.
Ngoài ra cũng có thể dùng viên uống bổ sung vitamin B12. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước, đặc biệt là khi đang dùng thuốc kê đơn vì vitamin B12 có thể tương tác với một số loại thuốc.
Tóm tắt bài viết
Trầm cảm là một bệnh lý gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày và có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Mặc dù sự thiếu hụt vitamin B12 có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm và bổ sung đủ vitamin B12 có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm để làm rõ mối liên hệ này. Khi bị thiếu hụt thì có thể bổ sung bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B12 hoặc dùng viên uống vitamin B12.
Theo một nghiên cứu mới được công bố, nồng độ vitamin D thấp có thể khiến trẻ em có nguy cơ bị cao huyết áp.
Sự thiếu hụt vitamin D và canxi sẽ khiến cho xương giòn và dễ gãy – tình trạng này được gọi là còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn.
Sự thiếu hụt vitamin D không chỉ gây mệt mỏi, làm giảm mật độ xương, tăng nguy cơ loãng xương và bệnh tim mạch mà còn có thể gây rụng tóc.
Thiếu hụt vitamin D là vấn đề vô cùng phổ biến nhưng hầu hết mọi người đều không biết mình bị thiếu hụt vì các dấu hiệu, triệu chứng thường không biểu hiện rõ và nếu có thì cũng thường được cho là dấu hiệu của các vấn đề khác.
Thiếu vitamin C ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể và có thể gây ra nhiều dấu hiệu, triệu chứng khác nhau.