1

Vitamin B3 (niacin) có thể điều trị trầm cảm?

Vitamin B3 được cho là có tác dụng giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm và thậm chí còn có ý kiến cho rằng vitamin nhóm B này có thể chữa trị bệnh trầm cảm.
Niacin tram cam Vitamin B3 (niacin) có thể điều trị trầm cảm?

Vitamin B3 là gì?

Vitamin B3, hay còn được gọi là niacin, là một chất dinh dưỡng thiết yếu giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Đây là một trong 8 loại vitamin nhóm B. Vitamin B3 giúp giữ cho các tế bào trong cơ thể khỏe mạnh và thực hiện chức năng một cách bình thường. Chất dinh dưỡng nay cần thiết cho sự trao đổi chất.

Vitamin B3 còn có các chức năng như:

  • Hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh
  • Tham gia vào quá trình sản sinh hormone giới tính và hormone stress cortisol
  • Phân hủy axit béo
  • Thúc đẩy lưu thông máu
  • Giảm cholesterol

Vitamin B3 và trầm cảm

Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm trạng với các dấu hiệu, triệu chứng đặc trưng là cảm giác buồn bã và tuyệt vọng cùng cực, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày và nếu nghiêm trọng thì còn có thể đe dọa đến tính mạng.

Vitamin B3 được cho là có tác dụng giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm và thậm chí còn có ý kiến cho rằng vitamin nhóm B này có thể chữa trị bệnh trầm cảm.

Trầm cảm có thể là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên và cũng có nhiều phương pháp điều trị. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học thì hiện tại chưa có bằng chứng nào cho thấy vitamin B3 hay niacin có thể điều trị chứng trầm cảm.

Mặc dù vậy nhưng có một số nghiên cứu cho thấy những người bị trầm cảm có thể bị thiếu vitamin B.

Thiếu vitamin B3

Không bổ sung đủ vitamin B mỗi ngày sẽ gây tác động tiêu cực đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần.

Tình trạng thiếu hụt vitamin B3 có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau, trong đó các vấn đề phổ biến nhất và ít nghiêm trọng nhất gồm có:

  • Phiền muộn, lo âu
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Suy giản trí nhớ
  • Miệng, lưỡi sưng đỏ

Thiếu vitamin B3 trầm trọng có thể dẫn đến bệnh pellagra. Nếu không được điều trị, bệnh pellagra có thể gây ra:

  • Vấn đề về da
  • Tiêu chảy
  • Sa sút trí tuệ
  • Tử vong

Để khắc phục tình trạng thiếu hụt vitamin B3 thì cần phải bổ sung chất dinh dưỡng này, có thể bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B3 hoặc dùng viên uống bổ sung. Khuyến nghị về lượng vitamin B3 mà mỗi người nên tiêu thụ hàng ngày là khoảng 14 - 18 miligam (mg). (1)

Thiếu serotonin

Hai trong số các chất hóa học phổ biến nhất của não có liên quan đến chứng trầm cảm là dopamine và serotonin. Những chất hóa học này được gọi là chất dẫn truyền thần kinh và có vai trò điều chỉnh tâm trạng. Sự thiếu hụt serotonin có thể dẫn đến trầm cảm. Đó là lý do tại sao thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (selective serotonin reuptake inhibitors - SSRI) là nhóm thuốc rất hiệu quả trong điều trị chứng trầm cảm.

Serotonin được tạo ra bởi một loại axit amin có tên là tryptophan. Vitamin B3 tham gia vào quá trình chuyển hóa tryptophan thành serotonin. Do đó, sự thiếu hụt vitamin B3 có thể ảnh hưởng sự sản sinh serotonin và tác động trực tiếp đến tâm trạng.

Các cách bổ sung vitamin B3

Có thể tăng lượng vitamin B3 cho cơ thể bằng cách dùng viên uống bổ sung hoặc tăng cường ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng này.

Vitamin B3 có trong cả các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và động vật, gồm có:

  • Gan
  • Thịt gà, thịt lợn, thịt bò
  • Đậu phộng
  • Quả bơ
  • Gạo nâu
  • Nấm
  • Các loại đậu
  • Khoai tây

Nói chung, bổ sung vitamin B3 từ thực phẩm vẫn tốt hơn là dùng viên uống vì nếu bổ sung từ thực phẩm thì sẽ không có nguy cơ bị quá liều và gây hại cho gan.

Liều lượng

Để khắc phục tình trạng thiếu hụt vitamin B3 thì có thể chỉ cần bổ sung khoảng 20 mg vitamin B3/ngày nhưng để điều trị chứng trầm cảm nghiêm trọng thì thường phải dùng liều cao hơn nhiều.

Trong một bản khảo sát online, những người bị trầm cảm nặng đều nhận thấy sự cải thiện rõ rệt về tâm trạng khi bổ sung vitamin B3 liều lượng cao, từ 1.000 đến 3.000 mg. (2) Theo một tài liều về dinh dưỡng, một phụ nữ đã nhận thấy các triệu chứng trầm cảm biến mất sau một thời gian bổ sung vitamin B3 liều lượng lên đến 11.500 mg mỗi ngày. (3)

Tuy nhiên, chưa có đủ nghiên cứu khoa học để chứng minh cho những tác dụng này của việc uống vitamin B3 hoặc đưa ra khuyến nghị về liều lượng chính xác. Nếu muốn thử bổ sung vitamin B3 thì ban đầu nên dùng liều thấp và tăng dần lên theo thời gian. Tốt nhất nên đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bổ sung vitamin vì phản ứng của cơ thể mỗi người với vitamin B3 là khác nhau. Việc sử dụng quá liều sẽ gây ra các tác dụng phụ có hại cho sức khỏe và thậm chí gây nguy hiểm.

Rủi ro và tác dụng phụ của vitamin B3

Luôn hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi bổ sung vitamin B3 hoặc bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác, đặc biệt là khi dùng liều cao. Vitamin B3 có thể gây tụt huyết áp và điều này sẽ gây nguy hiểm cho những người có huyết áp thấp.

Việc uống niacin dạng viên nén phóng thích kéo dài (extended release) có thể dẫn đến tổn thương gan nghiêm trọng với các dấu hiệu, triệu chứng như:

  • Vàng da hoặc lòng trắng của mắt
  • Ngứa ngáy
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Mệt mỏi
  • Đỏ bừng mặt do niacin

Một tác dụng phụ khá phổ biến khi bổ sung quá nhiều vitamin B3 là hiện tượng đỏ bừng mặt do niacin (niacin flush) với biểu hiện là da đỏ ửng lên và có cảm giác nóng ấm, giống như bị ánh nắng chiếu vào. Hiện tượng này không nguy hiểm và thường xảy ra khi dùng liều vượt quá 1.000 mg nhưng cũng có thể xảy ra khi chỉ uống 50 mg vitamin B3.

Tóm tắt bài viết

Mặc dù sự thiếu hụt vitamin B3 có thể làm giảm sản sinh chất dẫn truyền thần kinh serotonin và tác động tiêu cực đến tâm trạng nhưng hiện vẫn chưa có đủ bằng chứng để kết luận liệu vitamin B3 có phải là phương pháp hiệu quả để điều trị bệnh trầm cảm hay không. Khi bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu nghi là trầm cảm thì nên đi khám bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp. Nếu được chỉ định bổ sung vitamin B3 thì cần dùng đúng liều lượng và theo dõi các dấu hiệu tổn thương gan hoặc huyết áp thấp.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thiếu hụt vitamin D có thể gây trầm cảm?
Thiếu hụt vitamin D có thể gây trầm cảm?

Vì vitamin D đóng vai trò rất quan trọng đối với chức năng não khỏe mạnh nên tình trạng thiếu hụt có thể gây trầm cảm và các vấn đề về tâm thần khác.

Cần bổ sung những loại vitamin nào để điều trị bệnh vảy nến?
Cần bổ sung những loại vitamin nào để điều trị bệnh vảy nến?

Mặc dù chưa có bằng chứng nào cho thấy rằng tăng lượng vitamin sẽ chữa khỏi bệnh vảy nến nhưng một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc bổ sung vitamin kết hợp với các phương pháp điều trị khác có thể làm giảm triệu chứng bệnh.

Vitamin C có thể hỗ trợ điều trị bệnh gút?
Vitamin C có thể hỗ trợ điều trị bệnh gút?

Vitamin C có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu nên sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh gút và giảm các cơn gút cấp. Vậy nhờ đâu mà vitamin C lại có tác dụng này? Và tại sao giảm nồng độ axit uric là giúp ích cho người mắc bệnh gút?

Vitamin C có thực sự điều trị được dị ứng?
Vitamin C có thực sự điều trị được dị ứng?

Có một số bằng chứng cho thấy vitamin C, hay còn được gọi là axit ascorbic, có thể giúp điều trị một số loại dị ứng.

Những điều cần biết về tác động của vitamin C đến thận
Những điều cần biết về tác động của vitamin C đến thận

Liều lượng vitamin C lớn có thể làm tăng nguy cơ hình thành loại sỏi thận phổ biến nhất, đó là sỏi canxi oxalat.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây