1

Thiếu hụt vitamin D – nguyên nhân khiến xương thoái hóa sớm

Sự thiếu hụt vitamin D và canxi sẽ khiến cho xương giòn và dễ gãy – tình trạng này được gọi là còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn.
Thiếu hụt vitamin D – nguyên nhân khiến xương thoái hóa sớm Thiếu hụt vitamin D – nguyên nhân khiến xương thoái hóa sớm

Vitamin D và sức khỏe xương

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine, các nhà nghiên cứu của Đức đã chỉ ra rằng sự thiếu hụt vitamin D làm tăng nguy cơ gãy xương lên đến 31%. (1)

Björn Busse và các đồng nghiệp đã phân tích mẫu xương của 30 người tử vong trong độ tuổi từ 57 đến 60, một nửa trong số đó bị thiếu hụt vitamin D. Tất cả những người được chọn trong nghiên cứu này đều tử vong do những nguyên nhân từ bên ngoài, ví dụ như tai nạn (không phải do sức khỏe suy yếu hay bệnh tật) và trước đó tất cả đều khỏe mạnh.

Các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ hiện đại, gồm có chụp cắt lớp điện toán (CT scan) và stress test 3 điểm để đánh giá chất lượng xương dựa trên các đơn vị đo kích thước nhỏ nhất, từ nanomet đến micromet.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người bị thiếu hụt vitamin D có mức độ khoáng hóa trên bề mặt xương thấp trong khi cấu trúc xương bên dưới lại bị khoáng hóa nhiều hơn, cho thấy cấu trúc xương bị thoái hóa và giòn hơn.

Điều này có nghĩa là thiếu hụt vitamin D không chỉ làm giảm mật độ xương mà còn làm thay đổi hoạt động của các tế bào tạo xương (nguyên bào xương) và tế bào hủy xương, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng xương.

Các tế bào tạo xương không thể đi qua lớp bề mặt của xương. Kết quả là, cấu trúc xương bên dưới tiếp tục lão hóa và khoáng hóa, ngay cả khi hàm lượng khoáng chất tổng thể của xương giảm dần.

Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi do thiếu hụt vitamin D.

Những người thiếu hụt vitamin D có thể bổ sung bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin D tự nhiên (cá béo, lòng đỏ trứng, hàu…) và các loại thực phẩm được bổ sung vitamin D, ví dụ như sữa.

Tại sao cơ thể cần vitamin D?

Vitamin D là một chất dinh dưỡng chỉ có trong một số ít loại thực phẩm. Nó được gọi là “vitamin ánh nắng mặt trời” vì cơ thể tổng hợp vitamin D khi da tiếp xúc với nắng. Chức năng chính của vitamin D là giúp cơ thể hấp thụ canxi - khoáng chất cần thiết để duy trì xương chắc khỏe.

Sự thiếu hụt vitamin D và canxi sẽ khiến cho xương giòn và dễ gãy – tình trạng này được gọi là còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn.

Loãng xương sẽ làm tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt là khi có tuổi. Theo Tổ chức Loãng xương Quốc tế (International Osteoporosis Foundation - IOF), trên toàn thế giới cứ 3 phụ nữ và 5 nam giới trên 50 tuổi thì lại có 1 người bị gãy xương ít nhất một lần trong đời do loãng xương. (2)

Tuy nhiên, theo ông Busse thì thiếu hụt vitamin D là vấn đề hoàn toàn có thể khắc phục được. Ông cho biết: “Tăng mức vitamin D trong cơ thể không chỉ giúp cải thiện quá trình khoáng hóa của xương mà còn giúp đưa xương cũ vào quá trình tái tạo xương, nhờ đó có thể đạt được sự cải thiện về chất lượng xương và giảm nguy cơ gãy xương.”

Cần bổ sung bao nhiêu vitamin D?

Văn phòng Bổ sung dinh dưỡng (Office of Dietary Supplements) của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health) khuyến nghị các mức bổ sung vitamin D khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi như sau: (3)

  • Trẻ sơ sinh đến 12 tháng tuổi: 400 IU mỗi ngày
  • Trẻ nhỏ và thiếu niên (1 – 18 tuổi): 600 IU mỗi ngày
  • Người lớn từ 19 – 70 tuổi: 600 IU mỗi ngày
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú: 600 IU mỗi ngày
  • Người lớn từ 71 tuổi trở lên: 800 IU mỗi ngày

Cách tốt nhất để biết mình có bị thiếu hụt và cần phải bổ sung vitamin D hay không là làm xét nghiệm máu để đo nồng độ 25-hydroxyvitamin D - dạng chuyển hóa của vitamin D trong cơ thể.

Chỉ số 25-hydroxyvitamin D dưới 30 nmol/L (nanomol trên lít) được coi là quá thấp và 50 nmol/L là đủ để duy trì xương chắc khỏe ở hầu hết mọi người.

Một số trường hợp bị thiếu hụt vitamin D có thể phải dùng viên uống bổ sung. Những trường hợp này gồm có:

  • Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ vì sữa mẹ chứa rất ít vitamin D
  • Người lớn tuổi, vì da thể không tạo ra vitamin D một cách hiệu quả khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như lúc còn trẻ và chức năng chuyển đổi vitamin D từ dạng không hoạt động sang dạng hoạt động của thận cũng đã kém đi.
  • Những người có da sẫm màu, do da có nhiều melanin hơn nên khả năng tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời sẽ kém hơn so với da sáng màu.
  • Những người mắc các rối loạn khiến cơ thể không thể xử lý chất béo bình thường, ví dụ như bệnh Crohn hoặc bệnh celiac, vì cơ thể cần chất béo để hấp thụ vitamin D.
  • Những người béo phì vì mỡ trong cơ thể liên kết với một phần vitamin D và ngăn vitamin đi vào máu.
  • Những người đã phẫu thuật cắt dạ dày vì phần ruột có chức năng xử lý vitamin D có thể cũng bị cắt bỏ, dẫn đến không thể chuyển hóa vitamin D bình thường.

Các nguồn cung cấp vitamin D

Nguồn thực phẩm giàu vitamin D nhất là dầu gan cá tuyết. Chỉ 1 muỗng canh dầu đã cung cấp đến 1.360 IU. Các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích cũng là những loại thực phẩm chứa lượng vitamin D khá lớn.

Các sản phẩm từ sữa có bổ sung vitamin D, chẳng hạn như sữa tươi, sữa chua, bơ, phô mai và lòng đỏ trứng, gan bò mặc dù cũng chứa vitamin D nhưng có hàm lượng thấp hơn.

Một cách nữa để tăng vitamin D cho cơ thể là dùng viên uống bổ sung. Các sản phẩm bổ sung vitamin D có hai dạng là vitamin D2 (ergocalciferol) và vitamin D3 (cholecalciferol). Theo ODS, cả hai dạng vitamin D này đều được chuyển hóa tốt trong cơ thể và giúp giảm nguy cơ mắc bệnh còi xương, loãng xương.

Xét nghiệm đo mật độ xương có chính xác không?

Trong cấu trúc xương của những người bị thiếu hụt vitamin D, các nhà nghiên cứu vẫn tìm thấy những vùng có độ khoáng hóa cao, từ lõi cho đến bên ngoài. Từ phát hiện này, các nhà nghiên cứu cho rằng các xét nghiệm được sử dụng để đo mật độ xương có thể không cho ra kết quả chính xác 100%.

Các phương pháp kiểm tra mật độ xương hiện tại đo lượng canxi và các khoáng chất khác trong một đoạn xương ở cột sống, hông hoặc cẳng tay.

Ông Busse giải thích: “Không thể phân biệt giữa cấu trúc (khối lượng) và mức độ khoáng hóa (hàm lượng khoáng chất) bằng phương pháp đo mật độ xương DXA/DEXA thông thường.”
Ông cũng cho biết thêm: “Các công nghệ 3D mới, có độ phân giải cao, chẳng hạn như chụp cắt lớp vi tính ngoại vi độ phân giải cao (high resolution peripheral microcomputed tomography), có thể giúp đánh giá chi tiết hơn về tình trạng xương của bệnh nhân.”

Tuy nhiên, do có chi phí cao nên các công nghệ hiện đại này vẫn chưa thể sử dụng được trong lâm sàng, ít nhất là vào thời điểm hiện tại.

Tốt nhất vẫn nên dựa trên độ tuổi và tình trạng sức khỏe để tự mình bổ sung đủ vitamin D theo như khuyến nghị.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Ngộ độc vitamin A: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Ngộ độc vitamin A: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Vitamin A là chất dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe mắt ở cả trẻ em và người lớn. Vitamin A cũng rất cần thiết cho sự phát triển của tim, tai, mắt và các bộ phận khác của thai nhi. Nhưng bổ sung quá nhiều vitamin A có thể gây ngộ độc.

Thiếu biotin: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục
Thiếu biotin: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Một số dấu hiệu thường gặp khi bị thiếu biotin là mệt mỏi, phát ban da, móng giòn và rụng tóc. Thiếu biotin có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Thiếu máu do thiếu axit folic: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Thiếu máu do thiếu axit folic: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nồng độ vitamin B9 (folate) trong máu ở mức quá thấp sẽ dẫn đến thiếu máu do thiếu axit folic.

Vàng răng do cà phê: Nguyên nhân và cách khắc phục
Vàng răng do cà phê: Nguyên nhân và cách khắc phục

Uống cà phê thường xuyên có thể gây ra một vấn đề không mong muốn đó là răng bị ngả vàng.

Bôi kem chống nắng làm tăng nguy cơ thiếu vitamin D?
Bôi kem chống nắng làm tăng nguy cơ thiếu vitamin D?

Chúng ta đều biết rằng bôi kem chống nắng là điều cần thiết, đặc biệt là vào mùa hè để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV và ngăn ngừa các vấn đề như cháy nắng, sạm nám và ung thư da. Tuy nhiên, vì cơ thể tổng hợp vitamin D khi da tiếp xúc với nắng nên nếu bôi kem chống nắng thì liệu có bị thiếu hụt vitamin D hay không?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây