1

Vàng răng do cà phê: Nguyên nhân và cách khắc phục

Uống cà phê thường xuyên có thể gây ra một vấn đề không mong muốn đó là răng bị ngả vàng.
Vàng răng do cà phê: Nguyên nhân và cách khắc phục Vàng răng do cà phê: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nguyên nhân

Cà phê là loại thức uống được nhiều người lựa chọn để bắt đầu một ngày mới nhờ tác dụng giúp tỉnh táo và tăng cường mức năng lượng. Tuy nhiên, việc uống cà phê thường xuyên có thể gây ra một vấn đề không mong muốn đó là răng bị ngả vàng.

Cà phê có chứa tannin - một loại polyphenol phân hủy trong nước và cũng có trong cả các loại đồ uống khác như rượu vang và trà.

Tannin làm cho các hợp chất màu bám vào răng và khiến cho răng chuyển màu vàng ố. Chỉ một tách cà phê mỗi ngày cũng có thể gây ra vấn đề này.

Vậy phải làm thế nào để có thể thưởng thức cà phê mỗi ngày mà không ảnh hưởng đến răng?

Cách khắc phục

Mỗi người nên đi khám nha sĩ định kỳ để kiểm tra các vấn đề về răng. Trong những buổi khám này, nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch răng và loại bỏ các vết ố vàng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thử biện pháp làm trắng răng tại nhà, ví dụ như đánh răng bằng bột baking soda 2 lần một tháng, sử dụng kem đánh răng, máng hoặc miếng dán làm trắng răng.

Nên hỏi ý kiến nha sĩ trước khi dùng máng tẩy trắng răng và không nên lạm dụng những sản phẩm này. Việc dùng quá thường xuyên sẽ làm hỏng men răng và dẫn đến ê buốt.

Ngoài ra, có thể cân nhắc chuyển từ bàn chải đánh răng thường sang bàn chải điện để làm sạch răng hiệu quả hơn và đánh răng ít nhất hai lần một ngày, mỗi lần ít nhất 2 phút.

Các vấn đề khác khi uống cà phê

Ngoại trừ nước lọc ra thì tất cả các loại đồ uống khác, bao gồm cả cà phê đều có thể khiến vi khuẩn sinh sôi phát triển trong khoang miệng, phá hủy men răng và cáu trúc bên trong của răng. Điều này khiến cho răng trở nên yếu và dễ gãy.

Cà phê còn có thể khiến cho hơi thở có mùi khó chịu do bám ở bề mặt lưỡi và tích tụ ở các kẽ trong khoang miệng. Để tránh những vấn đề này thì nên ăn một thứ gì đó trước khi uống cà phê, sử dụng dụng cụ cạo lưỡi và đánh răng hoặc súc miệng sau khi uống cà phê.

Ngăn ngừa vàng răng do cà phê

Nếu không thể bỏ hoàn toàn thói quen uống cà phê thì nên cắt giảm lượng cà phê mỗi ngày để tránh bị xỉn màu răng, ví dụ như chỉ uống cà phê vào buổi sáng hoặc vài ngày uống một lần.

Hạn chế thêm sữa và đường vào cà phê vì những thành phần này sẽ làm tăng tốc độ phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng. Nên uống hết trong một lần ngồi thay vì uống rải rác trong suốt cả ngày để ngăn vi khuẩn tích tụ. Ngoài ra, hãy uống nước lọc ngay sau khi uống cà phê. Nếu có thể thì nên đánh răng sau khi uống cà phê khoảng 30 phút. Cà phê có tính axit. Đánh răng ngay sau khi ăn hoặc uống những thứ có tính axit sẽ làm suy yếu men răng và dẫn đến ố vàng.

Một cách khác cũng giúp giảm hiện tượng răng bị ố vàng là uống cà phê bằng ống hút để tránh cà phê bám vào răng.

Cuối cùng, ăn trái cây sau khi uống cà phê cũng sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng vàng răng. Trái cây có chứa chất xơ giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm sạch răng.

Các loại thực phẩm khác cũng gây vàng răng

Cà phê không phải là thủ phạm duy nhất khiến cho men răng bị xỉn màu. Để duy trì hàm răng trắng sáng thì hãy cẩn thận khi ăn các loại thực phẩm và đồ uống dưới đây:

  • Rượu vang đỏ
  • Các loại quả mọng như việt quất, mâm xôi, quả anh đào,…
  • Cà chua tươi và nước sốt cà chua
  • Nước ngọt có ga có màu
  • Trà
  • Kẹo cứng
  • Các loại nước sốt có màu
  • Đồ ăn, thức uống chứa màu thực phẩm

Nên uống bao nhiêu cà phê mỗi ngày?

Mặc dù cà phê có thể gây vàng răng nhưng cũng không nhất thiết phải từ bỏ hoàn toàn loại đồ uống này.

Chỉ cần uống một cách vừa phải và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nêu trên là sẽ có thể hạn chế được đáng kể nguy cơ ngả màu răng. Các nha sĩ khuyến cáo không nên uống quá hai tách cà phê mỗi ngày. Đây là mức giới hạn hợp lý để bảo vệ hàm răng và tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe do tiêu thụ quá nhiều caffeine.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: cà phê, vàng răng
Tin liên quan
Cách khắc phục hơi thở có mùi khi uống cà phê
Cách khắc phục hơi thở có mùi khi uống cà phê

Cà phê có hương thơm rất hấp dẫn nhưng mùi hơi thở sau khi uống cà phê lại không mấy dễ chịu đối với cả bản thân người uống và những người xung quanh.

Bệnh Beriberi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh Beriberi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh Beriberi chủ yếu xảy ra ở những người bị rối loạn sử dụng rượu. Bệnh Beriberi do các nguyên nhân khác đều rất hiếm gặp.

Dấu hiệu thiếu folate và cách khắc phục
Dấu hiệu thiếu folate và cách khắc phục

Chế độ ăn không đủ folate có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt chỉ trong vòng vài tuần. Sự thiếu hụt cũng có thể xảy ra ở những người đang mắc các bệnh hoặc đột biến gen ngăn cản cơ thể hấp thụ folate.

Thiếu máu do thiếu axit folic: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Thiếu máu do thiếu axit folic: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nồng độ vitamin B9 (folate) trong máu ở mức quá thấp sẽ dẫn đến thiếu máu do thiếu axit folic.

Các dấu hiệu thiếu sắt và cách khắc phục
Các dấu hiệu thiếu sắt và cách khắc phục

Thiếu sắt gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như khó thở, mệt mỏi và giảm khả năng tập trung...

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây