1

Thiếu máu do thiếu axit folic: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nồng độ vitamin B9 (folate) trong máu ở mức quá thấp sẽ dẫn đến thiếu máu do thiếu axit folic.
Thiếu máu do thiếu axit folic: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Thiếu máu do thiếu axit folic: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Axit folic là gì?

Axit folic là dạng tổng hợp của vitamin B9 hay còn được gọi là folate. Vitamin B9 là một loại vitamin tan trong nước nên sẽ bị đào thải ra ngoài theo mồ hôi và nước tiểu. Cơ thể không thể tự tạo ra và cũng không thể dự trữ vitamin B9 nên hàng ngày đều cần phải tiêu thụ đủ lượng vitamin này từ các loại thực phẩm hoặc viên uống bổ sung.

Thiếu máu do thiếu axit folic là gì?

Nồng độ vitamin B9 (folate) trong máu ở mức quá thấp sẽ dẫn đến thiếu máu do thiếu axit folic.

Vitamin B9 là chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sản sinh hồng cầu mới. Hồng cầu là những tế bào có chức năng vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Tình trạng mà cơ thể không có đủ hồng cầu được gọi là thiếu máu, gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, hụt hơi và chóng mặt.

Ở những phụ nữ bị thiếu máu do thiếu axit folic trong thai kỳ, thai nhi sẽ có nguy cơ bị các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, ví dụ như tật nứt đốt sống. Nứt đốt sống khiến cột sống của trẻ bị dị tật.

Khi bị thiếu axit folic, việc dùng viên uống bổ sung sẽ giúp làm tăng axit folic trong cơ thể và giảm nguy cơ thiếu máu. Hơn nữa, theo các chuyên gia tại Trường Y Harvard thì việc bổ sung đủ axit folic có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng và bệnh tim mạch.

Triệu chứng thiếu máu do thiếu axit folic

Các triệu chứng thường gặp khi bị thiếu axit folic gồm có:

  • Mệt mỏi
  • Loét miệng
  • Tóc rụng hoặc bạc sớm
  • Viêm lưỡi
  • Trẻ nhỏ tăng trưởng kém

Khi tình trạng thiếu axit folic dẫn đến thiếu máu thì thường sẽ có các triệu chứng dưới đây:

  • Mệt mỏi, uể oải, không có sức lực
  • Chóng mặt
  • Cảm giác ớn lạnh
  • Hay cáu gắt
  • Đau đầu
  • Khó thở
  • Da nhợt nhạt, tái xanh
  • Tiêu chảy
  • Sụt cân
  • Ăn không ngon miệng
  • Khó tập trung

Những ai có nguy cơ thiếu máu do thiếu axit folic?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu axit folic:

  • Chế độ ăn uống không cân bằng, không cung cấp đủ folate
  • Ăn thức ăn nấu quá kỹ vì quá trình nấu nướng sẽ làm giảm hàm lượng vitamin trong thực phẩm
  • Uống nhiều rượu vì rượu gây cản trở sự hấp thụ folate
  • Đang mắc một số bệnh, ví dụ như bệnh hồng cầu hình liềm
  • Đang dùng thuốc điều trị bệnh
  • Đang mang thai

Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu do thiếu axit folic

Thiếu hụt dinh dưỡng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng thiếu máu do thiếu axit folic. Chế độ ăn quá ít vitamin hoặc có thói quen ăn đồ nấu quá kỹ đều có thể góp phần gây thiếu hụt dinh dưỡng. Thường xuyên bị chảy máu nhiều cũng là một nguyên nhân dẫn đến thiếu máu. Điều này thường xảy ra ở những phụ nữ có kinh nguyệt ra nhiều hoặc kéo dài.

Mặc dù folate có trong rất nhiều loại thực phẩm và đa số mọi người đều nhận được đủ lượng folate từ chế độ ăn hàng ngày nhưng nếu cơ thể không thể hấp thụ một cách hiệu quả thì sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt.

Ngoài ra, thiếu máu do thiếu axit folic còn có thể là do những nguyên nhân dưới đây.

Mang thai

Có một số lý do khiến cho phụ nữ mang thai dễ bị thiếu hụt axit folic. Thứ nhất là do cơ thể hấp thụ axit folic chậm hơn trong thời kỳ mang thai và thứ hai là do thai nhi hấp thụ một phần lượng axit folic mà người mẹ tiêu thụ. Hơn nữa, tình trạng nôn ọe do ốm nghén cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng trong khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu.

Hấp thụ kém

Hấp thu kém là tình trạng mà cơ thể không thể hấp thụ vitamin hoặc khoáng chất một cách hiệu quả. Điều này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Ví dụ, các bệnh về tiêu hóa như bệnh celiac hoặc các loại thuốc như thuốc chống co giật động kinh có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ axit folic của cơ thể.

Chẩn đoán thiếu máu do thiếu axit folic

Các bệnh về máu khác cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như thiếu máu do thiếu axit folic. Khi có những triệu chứng này thì cần đi khám để được chẩn đoán chính xác vấn đề. Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC) để kiểm tra xem có phải bị thiếu máu do thiếu axit folic hay không. Xét nghiệm này cho biết số lượng hồng cầu.

Ngoài ra có thể cần làm xét nghiệm đo nồng độ axit folic trong máu. Những phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản có thể cần thử thai để xem liệu nguyên nhân gây thiếu chất có phải là do mang thai hay không. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về thói quen ăn uống để xác định nguyên nhân gây thiếu hụt dinh dưỡng.

Cần thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc đang dùng vì một số loại thuốc có thể góp phần gây thiếu hụt axit folic.

Điều trị thiếu máu do thiếu axit folic

Khi bị thiếu máu do thiếu axit folic thì cần phải bổ sung axit folic cho cơ thể. Cách đơn giản nhất là dùng viên uống axit folic hàng ngày cho đến khi tình trạng thiếu hụt được khắc phục. Tuy nhiên, nếu lượng axit folic ở mức quá thấp thì sẽ cần phải tiêm axit folic qua đường tĩnh mạch.

Bên cạnh đó, nên tăng cường ăn các loại thực phẩm chứa nhiều folate, chẳng hạn như súp lơ xanh, đậu Hà Lan, măng tây, các loại rau xanh (như cải bắp, cải xoăn), nấm, thịt, gan, cam quýt,…. Nên ăn nhiều thực phẩm tươi và hạn chế thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ chiên rán vì những loại thực phẩm này thường ít chất dinh dưỡng và nhiều thành phần có hại cho sức khỏe.

Theo hướng dẫn của Trường Y Harvard, mỗi người nên tiêu thụ 400 mcg (microgam) axit folic mỗi ngày. (1) Phụ nữ mang thai và những người đang có một số vấn đề sức khỏe nhất định sẽ cần tiêu thụ nhiều hơn. Giới hạn trên đối với axit folic (lượng axit folic tối đa mà một người có thể tiêu thụ một ngày mà không gây hại đến sức khỏe) là 1.000 mcg/ngày.

Nếu nguyên nhân gây thiếu máu đúng là do thiếu axit folic thì bác sĩ sẽ hướng dẫn liều lượng bổ sung phù hợp.

Khi được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, tình trạng thiếu máu do thiếu axit folic sẽ khỏi hoàn toàn mà không gây ra bất kỳ ảnh hưởng lâu dài nào đến sức khỏe.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: axit folic, thiếu máu
Tin liên quan
Hạ canxi máu: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Hạ canxi máu: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Hạ canxi máu có thể là do thiếu canxi hoặc lượng canxi lưu thông trong máu quá ít. Hầu hết các trường hợp hạ canxi máu đều có liên quan đến thiếu hụt magiê hoặc vitamin D.

Thiếu vitamin E: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục
Thiếu vitamin E: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Vitamin E là một chất dinh dưỡng có nhiều vai trò quan trọng, ví dụ như chống oxy hóa, cải thiện sức khỏe não bộ, tim mạch, thị lực và da. Thiếu hụt vitamin E có thể gây ra nhiều vấn đề như đi lại, vận động khó khăn, suy giảm thị lực, sức đề kháng kém, dễ ốm và thiếu máu tán huyết.

Ngộ độc vitamin A: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Ngộ độc vitamin A: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Vitamin A là chất dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe mắt ở cả trẻ em và người lớn. Vitamin A cũng rất cần thiết cho sự phát triển của tim, tai, mắt và các bộ phận khác của thai nhi. Nhưng bổ sung quá nhiều vitamin A có thể gây ngộ độc.

Thiếu biotin: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục
Thiếu biotin: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Một số dấu hiệu thường gặp khi bị thiếu biotin là mệt mỏi, phát ban da, móng giòn và rụng tóc. Thiếu biotin có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị thiếu kẽm
Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị thiếu kẽm

Khi thiếu kẽm, cơ thể không thể sản sinh ra các tế bào mới khỏe mạnh và điều này dẫn đến nhiều dấu hiệu, triệu chứng khác nhau.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
cdxd ngắn có bị hội chứng người lùn không ạ
  •  1 năm trước
  •  0 trả lời
  •  476 lượt xem

dạ chào bác sĩ . em bé hiện tại sa được 37 tuần . cdxd chi có 55 , 2kg1 vây có bị hội chứng người lùn k ạ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây