1

Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị thiếu kẽm

Khi thiếu kẽm, cơ thể không thể sản sinh ra các tế bào mới khỏe mạnh và điều này dẫn đến nhiều dấu hiệu, triệu chứng khác nhau.
Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị thiếu kẽm Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị thiếu kẽm

Kẽm là gì?

Kẽm là một khoáng chất mà cơ thể sử dụng để chống lại nhiễm trùng và tạo ra tế bào mới. Kẽm còn có vai trò rất quan trọng đối với quá trình lành vết thương và hình thành DNA – phân tử mang thông tin di truyền trong tất cả các tế bào. Khi không có đủ kẽm thì cơ thể sẽ bắt đầu có các triệu chứng như rụng tóc, thiếu tỉnh táo, giảm vị giác và khứu giác. Mặc dù tình trạng thiếu kẽm hiện nay không còn xảy ra phổ biến nhưng một số người vẫn gặp phải vấn đề này.

Các dấu hiệu thiếu kẽm

Kẽm được cơ thể sử dụng cho quá trình sản sinh tế bào và các chức năng miễn dịch. Vẫn còn rất nhiều điều cần tìm hiểu thêm về kẽm nhưng các nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng kẽm là một phần thiết yếu của sự tăng trưởng, phát triển giới tính và chức năng sinh sản.

Khi thiếu kẽm, cơ thể sẽ không thể sản sinh ra các tế bào mới khỏe mạnh và điều này dẫn đến các dấu hiệu, triệu chứng như:

  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Hay bị nhiễm trùng
  • Vết thương chậm lành
  • Thiếu tỉnh táo
  • Giảm khứu giác và vị giác
  • Tiêu chảy
  • Ăn không ngon miệng
  • Có vết loét trên da
  • Chậm tăng trưởng ở trẻ nhỏ

Tóm tắt: Kẽm là khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển giới tính. Sự thiếu hụt kẽm có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau như giảm khứu giác và vị giác, sụt cân và vết thương lâu lành.

Những ai có nguy cơ thiếu kẽm?

Thiếu kẽm có thể gây rối loạn cương dương và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam giới. Ở những phụ nữ mang thai bị thiếu kẽm, thai nhi sẽ không nhận được đủ lượng kẽm cần thiết để phát triển một cách bình thường, khỏe mạnh.

Những người có nguy cơ thiếu kẽm cao nhất là trẻ sơ sinh đang bú mẹ và người lớn tuổi. Phụ nữ mang thai cần nhiều kẽm hơn bình thường vì kẽm cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Những người thường xuyên uống nhiều rượu cũng có nguy cơ cao bị thiếu kẽm. Một số nghiên cứu cho thấy rượu khiến cơ thể khó hấp thụ kẽm hơn.

Tóm tắt: Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ và người cao tuổi là những nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu kẽm. Phụ nữ mang thai phải bổ sung đủ kẽm cả trong và sau khi mang thai (nếu cho con bú) để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của em bé.

Chẩn đoán thiếu kẽm

Kẽm được phân bố giữa các tế bào trong cơ thể ở lượng rất nhỏ nên rất khó phát hiện tình trạng thiếu kẽm nếu chỉ thực hiện phương pháp xét nghiệm máu thông thường.

Nếu nghi ngờ thiếu kẽm thì bác sĩ thường sẽ yêu cầu làm xét nghiệm huyết tương để chẩn đoán chính xác. Các phương pháp xét nghiệm khác để chẩn đoán thiếu kẽm còn có xét nghiệm nước tiểu và phân tích tóc để đo hàm lượng kẽm.

Đôi khi thiếu kẽm là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe khác. Ví dụ, một số bệnh lý như ung thư, tiêu chảy mạn tính, bệnh thận mạn hay bệnh Crohn có thể làm giảm khả năng hấp thụ kẽm của cơ thể và dẫn đến thiếu hụt. Thiếu kẽm cũng có thể dẫn đến thiếu đồng. Do đó, có thể sẽ cần thực hiện thêm các phương pháp xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của tình trạng thiếu hụt.

Tóm tắt: Thiếu kẽm có thể được chẩn đoán bằng phương pháp xét nghiệm huyết tương, xét nghiệm nước tiểu hoặc phân tích tóc. Vì một số bệnh có thể dẫn đến thiếu kẽm nên đôi khi sẽ cần thực hiện thêm các phương pháp xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.

Điều trị thiếu kẽm

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Bước đầu tiên cần thực hiện để khắc phục tình trạng thiếu kẽm là điều chỉnh chế độ ăn uống. Cách đơn giản nhất để tăng lượng kẽm cho cơ thể là ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm, chẳng hạn như:

  • Các loại thịt đỏ như thịt lợn, bò, trâu, dê, cừu…
  • Thịt gia cầm như gà, vịt
  • Các loại hạt như hạt hướng dương, hạt chia
  • Các loại quả hạch như hạt dẻ cười, hạt điều, óc chó….
  • Hải sản như ngao, hàu, cá
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa

Ở những người có chế độ ăn uống dựa trên thực vật, chẳng hạn như người theo chế độ ăn thuần chay thì việc nạp đủ lượng kẽm cần thiết từ thực phẩm sẽ khó khăn hơn vì kẽm trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật thường khó hấp thụ hơn so với kẽm trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.

Dùng viên uống bổ sung

Ngoài điều chỉnh chế độ ăn uống, một cách nữa để khắc phục tình trạng thiếu kẽm là dùng viên uống bổ sung kẽm hay viên uống vitamin tổng hợp có chứa kẽm.

Mặc dù kẽm là thành phần trong một số loại thuốc điều trị cảm lạnh nhưng không nên dùng các loại thuốc này để điều trị thiếu kẽm.

Lưu ý, viên uống bổ sung kẽm có thể tương tác với một số loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị viêm khớp và thuốc lợi tiểu. Nếu như đang dùng các loại thuốc này thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung kẽm.

Tóm tắt: Ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm là cách đơn giản nhất để điều trị tình trạng thiếu kẽm. Ngoài ra cũng có thể dùng viên uống bổ sung kẽm nhưng cần phải thận trọng vì các sản phẩm này có thể tương tác với một số loại thuốc và gây ra tác dụng phụ.

Khi nào cần đi khám?

Trong hầu hết các trường hợp thì thiếu kẽm không phải là vấn đề nghiêm trọng cần phải điều trị khẩn cấp. Tuy nhiên, nếu đang mang thai hoặc đang cho con bú và có các dấu hiệu thiếu kẽm thì nên đi khám càng sớm càng tốt. Kẽm là chất rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi trong bụng mẹ.

Nếu đã biết mình bị thiếu kẽm và bị tiêu chảy kéo dài trong vài ngày liên tục thì cần phải đến bệnh viện ngay. Kẽm là khoáng chất giúp đường ruột chống lại nhiễm trùng và khi không có đủ kẽm, tình trạng nhiễm trùng sẽ trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài ra cũng nên đi khám khi nhận thấy những biểu hiện dưới đây:

  • Cảm thấy chóng mặt hoặc buồn nôn
  • Đau đầu đột ngột và không đỡ
  • Ngất xỉu

Tóm tắt: Thiếu kẽm đa phần không phải là vấn đề cần can thiệp khẩn cấp. Tuy nhiên, nên đi khám nếu như đang mang thai và có các dấu hiệu thiếu kẽm hoặc tình trạng thiếu kẽm đi kèm với các triệu chứng như tiêu chảy kéo dài, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu dai dẳng và ngất.

Tóm tắt bài viết

Mặc dù không còn phổ biến nhưng tình trạng thiếu kẽm vẫn xảy ra. Một số dấu hiệu thường gặp là sụt cân, dễ nhiễm trùng, vết thương lâu lành, giảm khứu giác, vị giác và chậm tăng trưởng ở trẻ nhỏ. Đa phần thì có thể khắc phục tình trạng thiếu kẽm bằng cách tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu kẽm như thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản và các loại hạt. Tuy nhiên, một số người, ví dụ như những người ăn chay thuần, có thể sẽ cần phải dùng viên uống bổ sung kẽm.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: chất kẽm
Tin liên quan
Thiếu máu do thiếu axit folic: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Thiếu máu do thiếu axit folic: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nồng độ vitamin B9 (folate) trong máu ở mức quá thấp sẽ dẫn đến thiếu máu do thiếu axit folic.

Những điều cần biết về bệnh Scorbut – căn bệnh do thiếu vitamin C
Những điều cần biết về bệnh Scorbut – căn bệnh do thiếu vitamin C

Các dấu hiệu của bệnh scorbut thường bắt đầu xuất hiện sau ít nhất 4 tuần liên tục bị thiếu vitamin C nghiêm trọng. Tuy nhiên cũng có thể phải sau 3 tháng hoặc lâu hơn thì các triệu chứng mới biểu hiện rõ.

Thiếu canxi (hạ canxi máu): Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Thiếu canxi (hạ canxi máu): Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Mới đầu, tình trạng thiếu canxi không biểu hiện triệu chứng vì cơ thể duy trì nồng độ canxi trong máu bằng cách lấy canxi trực tiếp từ xương. Tuy nhiên, lượng canxi thấp trong thời gian dài sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Ngộ độc vitamin E: Dấu hiệu, tác hại và cách điều trị
Ngộ độc vitamin E: Dấu hiệu, tác hại và cách điều trị

Vitamin E là một loại vitamin thiết yếu có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên, giống như nhiều loại vitamin khác, bổ sung quá nhiều vitamin E cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Uống bổ sung vitamin E liều quá cao có thể dẫn đến ngộ độc.

Bệnh Beriberi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh Beriberi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh Beriberi chủ yếu xảy ra ở những người bị rối loạn sử dụng rượu. Bệnh Beriberi do các nguyên nhân khác đều rất hiếm gặp.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây