1

Những điều cần biết về bệnh Scorbut – căn bệnh do thiếu vitamin C

Các dấu hiệu của bệnh scorbut thường bắt đầu xuất hiện sau ít nhất 4 tuần liên tục bị thiếu vitamin C nghiêm trọng. Tuy nhiên cũng có thể phải sau 3 tháng hoặc lâu hơn thì các triệu chứng mới biểu hiện rõ.
Những điều cần biết về bệnh Scorbut – căn bệnh do thiếu vitamin C Những điều cần biết về bệnh Scorbut – căn bệnh do thiếu vitamin C

Bệnh scorbut là gì?

Bệnh scorbut hay còn gọi là bệnh scurvy là một bệnh xảy ra do cơ thể bị thiếu vitamin C trầm trọng.

Vitamin C, còn có tên khác là axit ascorbic, là một chất dinh dưỡng thiết yếu trong chế độ ăn uống. Chất dinh dưỡng này đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển và hoạt động của nhiều cấu trúc, quá trình trong cơ thể, gồm có:

  • Sự sản sinh collagen - loại protein tạo nên cấu trúc và tính ổn định của các mô liên kết
  • Chuyển hóa cholesterol và protein
  • Sự hấp thụ sắt
  • Chống oxy hóa
  • Chữa lành vết thương
  • Tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine và epinephrine

Triệu chứng của bệnh scorbut

Vitamin C có nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể. Do đó, sự thiếu hụt vitamin này có thể gây ra các dấu hiệu, triệu chứng trên toàn thân.

Các dấu hiệu của bệnh scorbut thường bắt đầu xuất hiện sau ít nhất 4 tuần liên tục bị thiếu vitamin C nghiêm trọng. Tuy nhiên cũng có thể phải sau 3 tháng hoặc lâu hơn thì các triệu chứng mới biểu hiện rõ.

Triệu chứng ban đầu

Các dấu hiệu và triệu chứng đầu tiên của bệnh scorbut gồm có:

  • Mệt mỏi, suy nhược
  • Cảm thấy kiệt sức dù không hoạt động nặng
  • Chán ăn
  • Hay cáu gắt
  • Đau nhức chân
  • Sốt nhẹ

Các triệu chứng sau 1 đến 3 tháng

Sau 1 đến 3 tháng không được điều trị, bệnh scorbut có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Thiếu máu – tình trạng máu không đủ số lượng hồng cầu hoặc huyết sắc tố. Các biểu hiện thiếu máu thường là da xanh tái, chóng mặt hoa mắt, mệt mỏi, hụt hơi,…
  • Viêm nướu hoặc nướu sưng đỏ, dễ chảy máu
  • Xuất huyết da hoặc xuất huyết dưới da
  • Xuất hiện sẩn màu đỏ sẫm hoặc tím giống như vết bầm ở quanh lỗ chân lông, thường là ở ống chân
  • Lông và tóc bị xoắn hoặc gập và dễ gãy
  • Dễ bị bầm tím hoặc xuất hiện các vết bầm lớn, thường là ở cẳng chân và bàn chân
  • Sâu răng
  • Sưng đau khớp
  • Khó thở
  • Tức ngực
  • Khô mắt, kích ứng và xuất huyết ở lòng trắng của mắt (kết mạc) hoặc dây thần kinh thị giác
  • Vết thương lâu lành
  • Sức đề kháng kém, hay ốm hoặc dễ bị nhiễm trùng
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng
  • Mắt mờ
  • Tâm trạng thay đổi thất thường, dễ cáu kỉnh và lo âu, bồn chồn
  • Chảy máu dạ dày
  • Đau đầu

Nếu không được điều trị, bệnh scorbut có thể tiến triển nặng và đe dọa đến tính mạng.

Các biến chứng

Bệnh scorbut không được điều trị có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng và biến chứng như:

  • Vàng da và lòng trắng mắt
  • Đau toàn thân và sưng phù
  • Bệnh tan máu - một dạng thiếu máu xảy ra do hồng cầu bị vỡ
  • Sốt cao
  • Rụng răng
  • Chảy máu trong
  • Vấn đề về thần kinh, hoặc tê và đau, thường xảy ra ở chi dưới và bàn tay
  • Co giật
  • Suy tạng
  • Mê sảng
  • Hôn mê
  • Tử vong

Bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị bệnh scorbut thường có biểu hiện cáu gắt và quấy khóc nhiều, khó dỗ. Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác như:

  • Liệt, cử động của cánh tay và chân bị hạn chế
  • Phần dưới xương đùi sưng và đau
  • Dễ bầm tím
  • Nướu sưng, chảy máu hoặc chảy máu chân răng khi đến tuổi mọc răng
  • Xương yếu, dễ gãy
  • Biếng ăn
  • Chậm phát triển
  • Hay bị sốt
  • Lông tóc xoắn
  • Vết thương chậm lành
  • Xuất hiện các chấm tròn nhỏ màu đỏ hoặc tím trên da

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh gồm có:

  • Mẹ bị thiếu hụt dinh dưỡng
  • Pha sữa cho trẻ bằng nước quá nóng hoặc đun sôi sữa
  • Trẻ không được bú sữa mẹ
  • Rối loạn tiêu hóa hoặc khả năng hấp thu kém

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Cơ thể chúng ta không thể tự tạo ra vitamin C. Toàn bộ lượng vitamin C mà cơ thể cần đều đến từ thực phẩm hoặc viên uống bổ sung.

Đa số người bị bệnh scorbut đều là những người rất ít khi hoặc không ăn rau củ quả tươi và có chế độ ăn uống không lành mạnh.

Ngoài ra còn có các yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng và bệnh scorbut, ví dụ như:

  • Là trẻ nhỏ hoặc người từ 65 tuổi trở lên
  • Uống nhiều rượu
  • Sử dụng các chất kích thích
  • Ăn kiêng quá khắc nghiệt hoặc không được ăn một số nhóm thực phẩm
  • Khả năng tiếp cận đến thực phẩm bị hạn chế, đặc biệt thực phẩm tươi
  • Là người vô gia cư hoặc dân tị nạn
  • Rối loạn ăn uống hoặc có vấn đề về tâm thần ảnh hưởng đến việc ăn uống, ví dụ như chứng chán ăn thần kinh (biếng ăn tâm lý)
  • Có vấn đề về thần kinh
  • Khuyết tật
  • Bị bệnh viêm ruột, gồm có hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng
  • Có vấn đề về tiêu hóa hoặc trao đổi chất
  • Hệ miễn dịch yếu
  • Sống ở các quốc gia, khu vực mà chế độ ăn uống hàng ngày chủ yếu chỉ gồm có tinh bột, ví dụ như bánh mì, mì ống và ngô
  • Tiêu chảy mãn tính
  • Mất nước
  • Hút thuốc lá
  • Đang hóa trị hoặc xạ trị
  • Bị suy thận và phải lọc máu ngoài thận

Biện pháp chẩn đoán

Nếu nhận thấy các dấu hiệu của bệnh scorbut thì cần phải đi khám. Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử và chế độ ăn uống, sau đó kiểm tra các triệu chứng của bệnh và làm xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu nhằm mục đích kiểm tra nồng độ vitamin C trong huyết thanh. Những người bị bệnh scorbut thường có nồng độ vitamin C trong máu dưới 11 µmol/L.

Điều trị bệnh scorbut

Mặc dù các triệu chứng có thể nghiêm trọng nhưng bệnh scorbut lại tương đối dễ điều trị.

Vitamin C có tự nhiên trong rất nhiều loại trái cây và rau củ. Những người bị bệnh scorbut nhẹ có thể chỉ cần tăng lượng rau củ quả trong bữa ăn hàng ngày là đủ để điều trị bệnh.

Ngoài ra cũng có thể dùng thêm viên uống vitamin C hoặc vitamin tổng hợp. Các sản phẩm này được bán rộng rãi ở mọi nhà thuốc. Nếu các triệu chứng vẫn tiếp diễn sau một vài ngày thay đổi chế độ ăn uống và uống bổ sung thì cần đi khám bác sĩ.

Đối với các trường hợp bị bệnh scorbut nặng, mãn tính thì bác sĩ có thể chỉ định bổ sung vitamin C liều cao trong vài tuần đến vài tháng. Hiện chưa có khuyến nghị cụ thể về liều lượng vitamin C để điều trị bệnh scorbut nghiêm trọng.

Hầu hết các trường hợp bị bệnh scorbut đều hồi phục khá nhanh sau khi bắt đầu bổ sung vitamin C. Một số triệu chứng sẽ cải thiện ngay trong vòng 1 - 2 ngày, ví dụ như:

  • Đau nhức cơ thể
  • Mệt mỏi
  • Lo âu, bồn chồn
  • Đau đầu
  • Thay đổi tâm trạng, dễ cáu gắt

Các triệu chứng khác có thể phải sau vài tuần điều trị mới cải thiện:

  • Suy nhược
  • Xuất huyết
  • Bầm tím
  • Vàng da

Lượng vitamin C khuyến nghị hàng ngày

Lượng vitamin C cần tiêu thụ hàng ngày tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe.

Độ tuổi Nam Nữ Mang thai Đang cho con bú
0 – 6 tháng 40 mg 40 mg    
7 - 12 tháng 50 mg 50 mg    
1 – 3 tuổi 15 mg 15 mg    
4 – 8 tuổi 25 mg 25 mg    
9 – 13 tuổi 45 mg 45 mg    
14 – 18 tuổi 75 mg 65 mg 80 mg 115 mg
19 tuổi trở lên 90 mg 75 mg 85 mg 120 mg

Những người hút thuốc lá hoặc đang mắc các bệnh về tiêu hóa sẽ cần bổ thêm ít nhất 35 mg vitamin C mỗi ngày.

Thực phẩm giàu vitamin C

Nhắc đến nguồn cung cấp vitamin C trong chế độ ăn uống thì nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các loại trái cây họ cam quýt như cam, chanh và bưởi nhưng trên thực tế, một số loại rau củ quả khác có chứa hàm lượng vitamin C cao hơn gấp nhiều lần so với nhóm trái cây này.

Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm rất giàu vitamin C:

  • Ớt chuông
  • Ổi
  • Đu đủ
  • Rau có màu xanh đậm, ví dụ như cải xoăn, cải bó xôi
  • Bông cải xanh
  • Bông cải trắng
  • Bắp cải mini
  • Quả kiwi
  • Các loại quả mọng, đặc biệt là quả mâm xôi và dâu tây
  • Dứa
  • Xoài
  • Cà chua
  • Hầu hết các loại dưa như dưa lưới, dưa gang
  • Đậu Hà Lan
  • Khoai tây

Vitamin C là một loại vitamin tan trong nước. Quá trình nấu chín, đóng hộp và bảo quản trong thời gian dài có thể làm giảm đáng kể hàm lượng vitamin C trong thực phẩm. Do đó, tốt nhất là nên chọn những loại thực phẩm giàu vitamin C có thể ăn sống hoặc chỉ cần chế biến ít.

Tóm tắt bài viết

Bệnh scorbut là bệnh do thiếu vitamin C trầm trọng trong thời gian dài. Bệnh này chủ yếu xảy ra ở những người có chế độ ăn uống không cân bằng. Các triệu chứng thường chỉ ở mức độ nhẹ và có thể dễ dàng điều trị bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C hoặc sử dụng viên uống bổ sung. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, bệnh scorbut có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Hiện chưa có quy định cụ thể về liều lượng vitamin C cần bổ sung để điều trị bệnh scorbut nhưng theo khuyến nghị thì hầu hết mọi người sẽ cần từ 75 đến 120 mg vitamin C mỗi ngày.

Tổng số điểm của bài viết là: 25 trong 6 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tất cả những điều cần biết về vitamin D
Tất cả những điều cần biết về vitamin D

Có rất ít thực phẩm chứa nhiều vitamin D và tình trạng thiếu hụt loại vitamin quan trọng này là điều mà rất nhiều người gặp phải.

Vitamin D có thật sự điều trị được bệnh viêm khớp?
Vitamin D có thật sự điều trị được bệnh viêm khớp?

Vấn đề phổ biến nhất có thể xảy ra khi bị thiếu hụt vitamin D là loãng xương. Loãng xương làm tăng nguy cơ gãy xương, đau xương và mất thính giác.

Thiếu hụt vitamin D ảnh hưởng thế nào đến bệnh viêm khớp dạng thấp?
Thiếu hụt vitamin D ảnh hưởng thế nào đến bệnh viêm khớp dạng thấp?

Mới đây, một nhóm nghiên cứu đã có những phát hiện mới về vitamin D và mối liên hệ với bệnh viêm khớp dạng thấp.

Vitamin C có thể hỗ trợ điều trị bệnh gút?
Vitamin C có thể hỗ trợ điều trị bệnh gút?

Vitamin C có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu nên sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh gút và giảm các cơn gút cấp. Vậy nhờ đâu mà vitamin C lại có tác dụng này? Và tại sao giảm nồng độ axit uric là giúp ích cho người mắc bệnh gút?

Những điều cần biết về tác động của vitamin C đến thận
Những điều cần biết về tác động của vitamin C đến thận

Liều lượng vitamin C lớn có thể làm tăng nguy cơ hình thành loại sỏi thận phổ biến nhất, đó là sỏi canxi oxalat.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây