1

Ngộ độc sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây ngộ độc sắt là do dùng viên uống sắt hoặc vitamin tổng hợp chứa sắt liều quá lớn. Điều này chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ.
Ngộ độc sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị Ngộ độc sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Ngộ độc sắt là gì?

Mặc dù sắt là một khoáng chất cần thiết nhưng khi có quá nhiều sắt trong cơ thể thì sẽ xảy ra tình trạng ngộ độc. Tỷ lệ ngộ độc sắt hiện nay đang có xu hướng giảm nhưng vẫn là một vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ nhỏ ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Nguyên nhân gây ngộ độc sắt đa phần không phải do tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu sắt trong chế độ ăn uống mà là do dùng chế phẩm bổ sung sắt hoặc vitamin tổng hợp quá liều. Các chế phẩm bổ sung dành cho trẻ em thường có màu sắc và hương vị thơm ngon giống như kẹo nên rất hấp dẫn đối với trẻ nhỏ và điều này làm tăng nguy cơ ngộ độc.

Bổ sung đủ lượng sắt là điều rất quan trọng đối với chức năng của não bộ, các cơ và sự sản sinh hồng cầu. Tuy nhiên, cơ thể không thể chuyển hóa lượng sắt quá lớn. Lượng sắt thừa có thể gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa và dẫn đến phát sinh các vấn đề nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây ngộ độc sắt

Ở trẻ nhỏ, việc tiêu thụ liều lượng sắt trên 35 mg cho mỗi kg khối lượng cơ thể (mg/kg) có thể gây ngộ độc và thậm chí dẫn đến tử vong. Ở người trưởng thành khỏe mạnh, các triệu chứng ngộ độc có thể bắt đầu xuất hiện khi tiêu thụ lượng sắt nguyên tố từ 20 mg/kg trở lên cùng một lúc. (1) Ví dụ, ở một người trưởng thành nặng 60kg, liều lượng sắt có thể gây ngộ độc là từ 1.200 mg. Liều lượng sắt có thể gây ngộ độc nghiêm trọng ở cả trẻ nhỏ và người lớn là từ 60 mg/kg.

Sắt nguyên tố là lượng sắt thực sự có trong chế phẩm bổ sung. Các loại chế phẩm bổ sung thường có chứa cả các thành phần khác nên cần phải chú ý đọc nhãn sản phẩm để biết chính xác hàm lượng sắt nguyên tố trong mỗi viên.

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây ngộ độc sắt là do dùng viên uống sắt hoặc vitamin tổng hợp chứa sắt liều quá lớn. Điều này chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ.

Bất kỳ dạng chế phẩm bổ sung sắt hoặc vitamin tổng hợp nào cũng đều có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Với những sản phẩm có dạng viên ngậm hoặc viên nhai với mùi vị thơm ngon thì nguy cơ ngộ độc sẽ còn cao hơn do trẻ tưởng nhầm là kẹo và ăn quá nhiều nếu như không có sự giám sát của cha mẹ.

Không được bổ sung sắt vượt quá mức liều lượng mà nhà sản xuất hoặc bác sĩ đưa ra. Nếu trong nhà có trẻ nhỏ thì phải cất các sản phẩm bổ sung sắt xa tầm với của trẻ.

Các triệu chứng ngộ độc sắt

Buồn nôn và đau bụng là các dấu hiệu ban đầu phổ biến khi bị ngộ độc sắt. Ngộ độc sắt còn có thể gây nôn ra máu, tiêu chảy và mất nước. Đôi khi, lượng sắt quá lớn trong cơ thể khiến phân chuyển sang màu đen và lẫn máu. Các triệu chứng này thường xuất hiện trong vòng 6 tiếng sau khi bổ sung sắt liều cao và sau đó sẽ cải thiện trong vòng một vài ngày khi ngừng bổ sung sắt.

Sau những triệu chứng ban đầu này, các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể phát sinh trong vòng 48 tiếng sau khi uống sắt quá liều, chẳng hạn như:

  • Chóng mặt
  • Tụt huyết áp và mạch nhanh hoặc yếu
  • Đau đầu
  • Sốt
  • Khó thở do có dịch trong phổi
  • Da chuyển màu hơi xám hoặc xanh
  • Vàng da do tổn thương gan
  • Co giật

Điều trị ngộ độc sắt

Nếu có các dấu hiệu nghi là ngộ độc sắt hoặc bất kỳ dạng ngộ độc nào do dùng thuốc hoặc viên uống bổ sung quá liều thì phải đến bệnh viện ngay lập tức. Ngộ độc sắt hay các dạng ngộ độc khác đều có thể đe dọa đến tính mạng và cần phải được can thiệp khẩn cấp. Khi đến bệnh viện, cần cung cấp cho nhân viên y tế các thông tin dưới đây:

  • Tuổi, cân nặng, các triệu chứng gặp phải và các vấn đề sức khỏe khác nếu có
  • Tên của chế phẩm bổ sung đang dùng
  • Liều lượng đã sử dụng và thời gian

Mặc dù ít phổ biến hơn nhưng ngộ độc sắt có thể xảy ra ở cả người lớn và cũng cần can thiệp điều trị kịp thời.

Các trường hợp ngộ độc sắt thường được điều trị bằng phương pháp rửa ruột, trong đó một loại dung dịch đặc biệt được đưa qua một ống dẫn luồn từ mũi xuống dạ dày. Dung dịch này giúp loại bỏ lượng sắt thừa trong cơ thể.

Những trường hợp nghiêm trọng sẽ phải tiến hành phương pháp thải sắt. Trong thủ thuật này, một chất hóa học có tác dụng liên kết sắt và các kim loại khác trong cơ thể được truyền qua đường tĩnh mạch và sau đó sắt được đào thải ra ngoài qua nước tiểu.

Ngoài ra còn các phương pháp điều trị khác như bù nước, đặc biệt là những trường hợp bị mất nhiều nước do nôn mửa và tiêu chảy. Nếu khó thở thì sẽ cần đặt ống thở và máy thở để người bệnh có thể hô hấp bình thường.

Biến chứng của ngộ độc sắt

Nếu không được điều trị, tình trạng ngộ độc sắt có thể dẫn đến suy gan trong vòng vài ngày. Các vấn đề về máu như hình thành cục máu đông cũng có thể xảy ra trong thời gian này.

Ngộ độc sắt còn có thể gây hình thành sẹo trong dạ dày và ruột. Điều này sẽ dẫn đến các vấn đề lớn về tiêu hóa.

Xơ gan – tình trạng mà mô gan khỏe mạnh bị thay thế bởi mô sẹo - cũng có thể phát sinh sau ngộ độc sắt.

Nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất trong các trường hợp ngộ độc sắt là suy gan và sốc tim.

Tuy nhiên, nếu được điều trị kịp thời, ngộ độc sắt ít khi để lại biến chứng vĩnh viễn. Nếu bắt đầu điều trị ngay sau khi uống sắt quá liều thì các triệu chứng thường sẽ đỡ dần trong vòng 48 tiếng.

Nhưng vì nguy cơ suy gan và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác là rất cao nên bất kể là người lớn hay trẻ nhỏ cũng đều phải đến bệnh viện ngay lập tức sau khi tiêu thụ lượng sắt vượt quá mức giới hạn cho phép. Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra nồng độ sắt trong cơ thể và dựa trên kết quả để xác định biện pháp can thiệp.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Ngộ độc vitamin A: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Ngộ độc vitamin A: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Vitamin A là chất dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe mắt ở cả trẻ em và người lớn. Vitamin A cũng rất cần thiết cho sự phát triển của tim, tai, mắt và các bộ phận khác của thai nhi. Nhưng bổ sung quá nhiều vitamin A có thể gây ngộ độc.

Bệnh Beriberi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh Beriberi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh Beriberi chủ yếu xảy ra ở những người bị rối loạn sử dụng rượu. Bệnh Beriberi do các nguyên nhân khác đều rất hiếm gặp.

Thiếu máu do thiếu axit folic: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Thiếu máu do thiếu axit folic: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nồng độ vitamin B9 (folate) trong máu ở mức quá thấp sẽ dẫn đến thiếu máu do thiếu axit folic.

Bệnh còi xương: Triệu chứng, yếu tố nguy cơ và cách điều trị
Bệnh còi xương: Triệu chứng, yếu tố nguy cơ và cách điều trị

Bệnh còi xương chủ yếu xảy ra ở trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi. Trẻ em có nguy cơ bị còi xương cao nhất vì vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Trẻ sẽ dễ bị thiếu vitamin D nếu sống ở vùng có ít ánh nắng mặt trời, chế độ ăn quá ít thịt, cá, trứng hoặc không uống sữa. Đôi khi, tình trạng thiếu vitamin D là do di truyền.

Cường tuyến cận giáp: Triệu chứng, biến chứng và điều trị
Cường tuyến cận giáp: Triệu chứng, biến chứng và điều trị

Khi bị cường tuyến cận giáp, một hoặc nhiều tuyến cận giáp hoạt động quá mức và tạo ra quá nhiều PTH. Điều này có thể là do khối u, phì đại tuyến cận giáp hoặc các vấn đề về cấu trúc khác của tuyến cận giáp.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
cdxd ngắn có bị hội chứng người lùn không ạ
  •  1 năm trước
  •  0 trả lời
  •  489 lượt xem

dạ chào bác sĩ . em bé hiện tại sa được 37 tuần . cdxd chi có 55 , 2kg1 vây có bị hội chứng người lùn k ạ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây