1

Cách khắc phục hơi thở có mùi khi uống cà phê

Cà phê có hương thơm rất hấp dẫn nhưng mùi hơi thở sau khi uống cà phê lại không mấy dễ chịu đối với cả bản thân người uống và những người xung quanh.
Cách khắc phục hơi thở có mùi khi uống cà phê Cách khắc phục hơi thở có mùi khi uống cà phê

Cà phê là một thức uống mang lại nhiều lợi ích như tạo cảm giác tỉnh táo, cải thiện tâm trạng, sự tập trung và thậm chí còn giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh tật. Tuy nhiên, loại đồ uống này cũng có thể gây ra một số vấn đề không mong muốn, ví dụ như tăng nhịp tim, huyết áp và mất ngủ. Ngoài ra, một vấn đề mà rất nhiều người gặp phải khi uống cà phê là hơi thở có mùi và cảm giác khô, khó chịu trong miệng.

Cà phê có hương thơm rất hấp dẫn nhưng mùi hơi thở sau khi uống cà phê lại không mấy dễ chịu đối với cả bản thân người uống và những người xung quanh.

Bài viết dưới đây sẽ giải thích nguyên nhân tại sao hơi thở lại có mùi khó chịu sau khi uống cà phê và một số cách khắc phục.

Nguyên nhân

Quá trình rang sẽ làm hình thành các hợp chất tạo mùi có chứa lưu huỳnh trong hạt cà phê. Cùng với các loại axit trong cà phê, những hợp chất này là nguyên nhân khiến cho hơi thở có mùi.

Cà phê còn gây khô miệng và điều này khiến cho tình trạng hơi thở có mùi càng trở nên rõ rệt. Nguyên nhân gây hiện tượng khô miệng sau khi uống cà phê một phần là do caffeine - chất này khiến cho cơ thể bị mất nước nhẹ. Tannin hay axit tannic - một hợp chất nhóm polyphenol có trong cà phê - cũng là một thủ phạm gây khô miệng.

Nhiều người còn có cảm giác thô ráp bên trong khoang miệng sau khi uống cà phê và nguyên nhân cũng là do tannin. Ngoài cà phê, hợp chất này còn có trong trà và một số loài thực vật khác.

Trong khoang miệng, tannin liên kết với protein trong nước bọt và gây ức chế quá trình tiết nước bọt. Nước bọt có vai trò rửa sạch thức ăn còn sót lại, các mảnh vụn và vi khuẩn gây mùi.

Khi có quá ít nước bọt, vi khuẩn sẽ tồn tại trong khoang miệng, sinh sôi phát triển và giải phóng các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi (volatile sulfur compound – VSC) hay khí lưu huỳnh. VSC là nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng.

Cách khắc phục

Nếu không thể bỏ thói quen uống cà phê và không muốn hơi thở có mùi khó chịu thì bạn có thể thử những cách khắc phục dưới đây:

  • Đánh răng hoặc súc miệng ngay sau khi uống cà phê
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa kẽm để loại bỏ mùi hôi hoặc tinh dầu đinh hương (clove oil) – một thành phần có đặc tính kháng khuẩn
  • Ngậm kẹo bạc hà không đường
  • Nhai kẹo cao su không đường
  • Uống nhiều nước sau khi uống cà phê

Cách ngăn ngừa hơi thở có mùi

Để tránh hơi thở có mùi khó chịu thì nên uống cà phê đen thay vì cà phê có thêm các thành phần khác như sữa và đường.

Thậm chí, một nghiên cứu đã cho thấy rằng cà phê đen giúp làm giảm sự sản sinh hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi trong khoang miệng và nhờ đó phần nào ngăn ngừa tình trạng hơi thở có mùi.

Sữa hoặc đường được thêm vào cà phê cũng có thể khiến cho hơi thở có mùi. Vi khuẩn ăn đường nên việc thêm thành phần này vào cà phê sẽ khiến cho vấn đề càng thêm tệ hơn.

Sữa có chứa đường tự nhiên (lactose) và làm gia tăng vi khuẩn trong khoang miệng. Sữa gầy (loại sữa được loại bỏ hoàn toàn hoặc một phần chất béo) chứa nhiều đường hơn so với sữa nguyên kem. Do đó, nếu muốn pha cà phê sữa thì nên chọn sữa nguyên kem thay vì sữa tách béo hay ít béo.

Các lựa chọn thay thế cho cà phê

Nếu muốn loại bỏ hoàn toàn tình trạng hơi thở có mùi do cà phê thì có thể chuyển sang một số loại đồ uống khác, ví dụ như:

  • Trà đen (hồng trà) hoặc trà xanh
  • Trà thảo mộc hoặc trà hoa quả
  • Nước cam, chanh
  • Trà yerba mate - một loại trà thảo mộc có chứa caffeine

Dù chọn loại đồ uống nào thì cũng nên hạn chế cho thêm đường.

Tóm tắt bài viết

Cà phê có chứa hợp chất lưu huỳnh và các axit – nguyên nhân khiến cho hơi thở có mùi khó chịu.

Vì gây ức chế sự tiết nước bọt nên cà phê còn có thể làm khô miệng và điều này khiến cho tình trạng hơi thở có mùi càng thêm nặng hơn.

Thói quen vệ sinh răng miệng tốt sau khi uống cà phê sẽ giúp cải thiện vấn đề. Nếu muốn giữ cho hơi thở thơm tho thì có thể thay cà phê bằng các loại đồ uống khác ví dụ như trà.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: khắc phục, hơi thở
Tin liên quan
Thiếu biotin: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục
Thiếu biotin: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Một số dấu hiệu thường gặp khi bị thiếu biotin là mệt mỏi, phát ban da, móng giòn và rụng tóc. Thiếu biotin có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Dấu hiệu thiếu folate và cách khắc phục
Dấu hiệu thiếu folate và cách khắc phục

Chế độ ăn không đủ folate có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt chỉ trong vòng vài tuần. Sự thiếu hụt cũng có thể xảy ra ở những người đang mắc các bệnh hoặc đột biến gen ngăn cản cơ thể hấp thụ folate.

Các dấu hiệu thiếu sắt và cách khắc phục
Các dấu hiệu thiếu sắt và cách khắc phục

Thiếu sắt gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như khó thở, mệt mỏi và giảm khả năng tập trung...

Cà phê khử caffeine (Decaf Coffee) có gì khác với cà phê thông thường?
Cà phê khử caffeine (Decaf Coffee) có gì khác với cà phê thông thường?

Cà phê là một trong những loại đồ uống phổ biến nhất trên thế giới. Nhiều người mặc dù thích uống cà phê nhưng lại phải hạn chế lượng caffeine vì lý do sức khỏe.

Uống cà phê có lợi hay có hại??
Uống cà phê có lợi hay có hại??

Tác động của cà phê đến sức khỏe là một vấn đề vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Trên thực tế, thức uống này có một số lợi ích, ví dụ như chứa nhiều chất chống oxy hóa nên có thể làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh tật. Tuy nhiên, cà phê có chứa caffeine - một chất kích thích thần kinh có thể gây ra một số vấn đề như gây mất ngủ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây