1

Công dụng của vitamin D đối với bệnh vảy nến

Nhiều người bị bệnh vảy nến phải sử dụng kết hợp các loại thuốc khác nhau để điều trị nhưng ở một số người, chỉ cần bổ sung vitamin D là các triệu chứng bệnh đã có sự cải thiện đáng kể.
Công dụng của vitamin D đối với bệnh vảy nến Công dụng của vitamin D đối với bệnh vảy nến

Vitamin D là một loại vitamin đặc biệt được cơ thể tạo ra khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, có nhiều lợi ích cho sức khỏe và một trong số đó là giúp điều trị bệnh vảy nến. Sự thiếu hụt vitamin D cũng có liên quan đến bệnh vảy nến. Mặc dù không phải nguyên nhân trực tiếp gây bệnh nhưng sự thiếu hụt vitamin D sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và làm suy giảm khả năng giữ cho da khỏe mạnh của cơ thể. Điều này sẽ làm tăng tần suất xảy ra các đợt bùng phát bệnh. Và khi bổ sung liều lượng hợp lý, vitamin D có thể giúp điều trị bệnh vảy nến.

Lợi ích của vitamin D đối với bệnh vảy nến

Vitamin D có thể giúp điều trị một số dạng vảy nến, trong đó có bệnh vảy nến da đầu.

Một nghiên cứu vào năm 2011 cho thấy vitamin D giúp tăng cường hệ miễn dịch. Vì vảy nến là một bệnh tự miễn nên tác dụng này của vitamin D có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh từ bên trong. (1)

Các loại thuốc bôi có chứa vitamin D cũng giúp làm giảm triệu chứng bệnh vào các đợt bùng phát. Vitamin D có khả năng làm chậm sự phát triển của các tế bào mới và nhờ đó có thể làm mềm các vùng da đóng vảy khô cứng.

Cách bổ sung và liều lượng vitamin D

Có nhiều cách bổ sung vitamin D để cải thiện tình trạng bệnh vảy nến.

Dùng viên uống bổ sung

Đây là một cách đơn giản và hiệu quả để bổ sung vitamin D. Liều lượng khuyến nghị dao động trong khoảng từ 400 đến 1.000 IU vitamin D mỗi ngày nhưng tốt nhất nên làm xét nghiệm máu trước để kiểm tra nồng độ vitamin D và xác định liều lượng bổ sung thích hợp. Nồng độ vitamin D cần phải được duy trì ở mức trên 30 ng/mL. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng liều thấp trong thời gian đầu và sau đó tăng dần.

Chế độ ăn

Có thể tăng lượng vitamin D cho cơ thể bằng các loại thực phẩm như:

  • Các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi,…
  • Lòng đỏ trứng
  • Dầu gan cá tuyết
  • Các loại thực phẩm được bổ sung vitamin D như ngũ cốc ăn sáng, nước cam ép đóng chai và các sản phẩm từ sữa

Uống bổ sung và tăng lượng thực phẩm giàu vitamin D trong chế độ ăn uống sẽ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và tăng cường hệ miễn dịch, nhờ đó ngăn ngừa các đợt bùng phát bệnh vảy nến.

Tiếp xúc với ánh nắng

Ngoài dùng viên uống bổ sung và chế độ ăn, một cách nữa để tăng cường vitamin D là ra ngoài nắng nhiều hơn hoặc sử dụng đèn tia cực tím (đèn tia UV) để kích thích cơ thể tự tổng hợp vitamin D. Sử dụng đèn tia cực tím được gọi là phương pháp quang trị liệu. Cần phải cẩn thận khi lựa chọn bổ sung vitamin D cho cơ thể bằng hai cách này. Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là vào khoảng thời gian nắng gắt, có thể gây cháy nắng, sạm da và tăng nguy cơ ung thư da. Đèn tia cực tím cũng có những rủi ro tương tự.

Thuốc bôi

Người bị vảy nến cũng có thể sử dụng các loại thuốc bôi chứa vitamin D bôi trực tiếp lên da, đặc biệt là những vùng da bị tổn thương. Phương pháp này sẽ cho hiệu quả cao hơn trong việc điều trị các tổn thương da hiện có nhưng không giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.

Điểm hạn chế

Vitamin D có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh vảy nến. Tuy nhiên, bổ sung vitamin D không phải là một phương pháp điều trị có hiệu quả lâu dài. Đa số người bệnh vẫn phải dùng thuốc bôi ngoài da có chứa các thành phần hoạt tính khác, chẳng hạn như corticosteroid. Hơn nữa, không phải lúc nào vitamin D cũng có tác dụng đối với bệnh vảy nến. Nhiều người dù đã bổ sung vitamin D nhưng không hề nhận thấy tình trạng bệnh có sự biến chuyển.

Ngoài ra, dù vitamin D đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng việc bổ sung quá nhiều sẽ gây hại. Bổ sung liều lượng lớn trong thời gian dài có thể dẫn đến ngộ độc vitamin D (hypervitaminosis D) với các triệu chứng như mệt mỏi, ăn không ngon miệng, sụt cân, khát nước liên tục, đi tiểu nhiều, táo bón, cáu kỉnh, lo âu... Tình trạng này còn có thể làm tăng nồng độ canxi trong máu (tăng canxi huyết), gây đi tiểu nhiều, suy nhược và cuối cùng là các vấn đề về thận, ví dụ như sỏi thận. Những người đang mắc các bệnh về gan hoặc thận thường có nguy cơ ngộ độc vitamin D cao hơn. Tuy nhiên, ngộ độc vitamin D chủ yếu chỉ xảy ra do dùng các sản phẩm bổ sung vitamin D quá liều chứ hầu như không bao giờ xảy ra do chế độ ăn uống hay tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Miễn là tuân thủ đúng hướng dẫn về liều lượng khi uống bổ sung thì ngộ độc vitamin D sẽ không xảy ra.

Tóm tắt bài viết

Vảy nến là một bệnh tự miễn mà đến nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên, bổ sung vitamin D có thể giúp cải thiện các triệu chứng bệnh và giảm tần suất bệnh tái phát. Có thể tăng lượng vitamin D cho cơ thể bằng nhiều cách khác nhau như dùng viên uống bổ sung, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin D, tiếp xúc với nắng nhiều hơn, dùng đèn chiếu tia cực tím và ngoài ra, những người bị bệnh vảy nến có thể dùng các loại thuốc bôi chứa vitamin D trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.

Khi uống bổ sung vitamin D cần tuân thủ đúng hướng dẫn về liều lượng, không uống quá liều để tránh xảy ra những vấn đề không mong muốn.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Vitamin D có thể làm giảm các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Vitamin D có thể làm giảm các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Theo các chuyên gia, vitamin D có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh phổi ở những người bị thiếu hụt loại vitamin này.

Vitamin D có thật sự điều trị được bệnh viêm khớp?
Vitamin D có thật sự điều trị được bệnh viêm khớp?

Vấn đề phổ biến nhất có thể xảy ra khi bị thiếu hụt vitamin D là loãng xương. Loãng xương làm tăng nguy cơ gãy xương, đau xương và mất thính giác.

Vitamin C có tác dụng trị mụn trứng cá không?
Vitamin C có tác dụng trị mụn trứng cá không?

Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh được biết đến với công dụng chống lại các gốc tự do gây hại cho tế bào da và có thể giúp trị mụn trứng cá.

Thiếu hụt vitamin D ảnh hưởng thế nào đến bệnh viêm khớp dạng thấp?
Thiếu hụt vitamin D ảnh hưởng thế nào đến bệnh viêm khớp dạng thấp?

Mới đây, một nhóm nghiên cứu đã có những phát hiện mới về vitamin D và mối liên hệ với bệnh viêm khớp dạng thấp.

Lợi ích của vitamin D đối với bệnh đa xơ cứng và đau cơ xơ hóa
Lợi ích của vitamin D đối với bệnh đa xơ cứng và đau cơ xơ hóa

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để bổ sung vitamin D có thể giúp ích cho những người bị đa xơ cứng và đau cơ xơ hóa.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây