1

Vitamin D có thể làm giảm các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Theo các chuyên gia, vitamin D có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh phổi ở những người bị thiếu hụt loại vitamin này.
Vitamin D có thể làm giảm các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính Vitamin D có thể làm giảm các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có thể kiểm soát và điều trị một số triệu chứng bằng cách bổ sung vitamin D thường xuyên.

Đây là kết quả của một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thorax. (1)

Theo Adrian Martineau - giáo sư lâm sàng về các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và miễn dịch tại Viện nghiên cứu Blizard thuộc Đại học London và là đồng tác giả của nghiên cứu nói trên: “Vitamin D có hai tác dụng quan trọng đối với hệ miễn dịch và đó là lý do tại sao vitamin này có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.”

“Vitamin D giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch với các vi-rút đường hô hấp – nguyên nhân gây ra các đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Vitamin D còn làm giảm các phản ứng viêm gây hại, nhờ đó đẩy nhanh quá trình phục hồi và làm giảm tổn hại đến cấu trúc của phổi.” – ông Martineau cho biết.

David G. Hill - bác sĩ chuyên khoa Phổi của Hiệp hội phổi Waterbury tại tiểu bang Connecticut và là người phát ngôn y tế của Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ cho biết vitamin D đem lại một lợi ích khác cho những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Theo ông Hill: “Những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có nguy cơ bị thiếu hụt vitamin D và loãng xương vì vitamin D là vitamin cần thiết để cơ thể hấp thụ canxi – khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe xương.”

Bác sĩ Barbara Yawn - giám đốc khoa học của Tổ chức Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cũng nêu ra ý kiến tương tự: “Những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy cơ loãng xương cao hơn và việc bổ sung canxi cùng với vitamin D có thể làm giảm nguy cơ.”

Khi nào nên bổ sung vitamin D?

Làm sao để biết mình có cần bổ sung vitamin D hay không?

Theo ông Hill thì nếu không làm xét nghiệm y tế và không có đánh giá của bác sĩ thì sẽ rất khó để xác định các dấu hiệu, triệu chứng của tình trạng thiếu vitamin D, chẳng hạn như mệt mỏi, đau cơ, lưng và gia tăng tần suất nhiễm trùng.

Trong một cuộc phỏng vấn, John Linnell – người đứng đầu tổ chức COPD của tiểu bang Wisconsin cho hay: “Sau khi biết bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính làm tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin D thì nhiều người đã vội vàng uống bổ sung vitamin này nhưng trên thực tế, việc bổ sung sẽ chỉ có lợi cho những người đang bị thiếu hụt.”

“Theo ước tính có khoảng 25% người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nồng độ vitamin D ở mức thấp.”

“Những người sống ở vùng khí hậu lạnh hoặc dành phần lớn thời gian ở trong nhà hay phòng làm việc sẽ ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và dễ bị thiếu vitamin D hơn.” ông Linnell nói. “Những người béo phì cũng thường có mức vitamin D trong máu thấp hơn bình thường vì vitamin này tích trữ trong mỡ và không lưu thông khắp cơ thể.”

Cuối cùng, ông nhấn mạnh việc bổ sung vitamin D sẽ không mang lại lợi ích gì cho những người không bị thiếu hụt.

Tác hại khi bổ sung quá nhiều vitamin D

Vitamin D mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng việc bổ sung quá nhiều vitamin này lại có thể gây hại.

Một trong những tác hại đó là nguy cơ ngộ độc vitamin D. Mặc dù ngộ độc vitamin D nghiêm trọng là điều không phổ biến nhưng tình trạng này sẽ làm tăng nồng độ canxi và gây ra những tác động tiêu cực đến xương, cơ và thận. Do đó, không được sử dụng vitamin D liều cao mà không có sự giám sát y tế. “Thông thường, mỗi người chỉ cần bổ sung tối đa 400 đến 600 IU vitamin D mỗi ngày.” - bác sĩ Barbara Yawn cho biết.

Theo bác sĩ David G. Hill thì vitamin D tương đối vô hại. Ngay cả ở những người đã có đủ vitamin D thì việc uống bổ sung thêm cũng không ra vấn đề gì cả. Tuy nhiên, không được sử dụng quá liều.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi cơ thể đã có đủ vitamin D thì việc bổ sung thêm sẽ không có lợi. Những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn về các biện pháp bổ sung vitamin D hợp lý nếu bị thiếu hụt.

Ông John Linnell nói: “Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở mỗi người là khác nhau. Một số người bị thêm khí phế thũng hoặc viêm phế quản mãn tính. Một số người hiếm khi gặp phải các đợt bùng phát triệu chứng trong khi một số khác lại phải trải qua thường xuyên, thậm chí có người còn phải nhập viện 3, 4 lần một năm vì các đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Do vậy mà phác đồ điều trị của mỗi một ca bệnh sẽ không hoàn toàn giống nhau. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể về phương pháp điều trị và những chất cần bổ sung.”

Làm thế nào để bổ sung vitamin D?

Có một vài cách để bổ sung vitamin D cho những người bị thiếu hụt.

Phương pháp hiệu quả nhất là tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhưng ngoài ra cũng có thể bổ sung bằng các loại thực phẩm có chứa vitamin D tự nhiên hoặc thực phẩm được bổ sung thêm vitamin D (fortified food), chẳng hạn như sữa, ngũ cốc và nước ép hoa quả đóng chai. Một cách nữa là dùng viên uống bổ sung vitamin D hoặc các loại vitamin tổng hợp. Vitamin tổng hợp sẽ cung cấp vitamin D cùng với một số vitamin cần thiết khác. Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng viên uống bổ sung vitamin D.

Đây là giải pháp tốt nhất cho những người ít khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc chế độ ăn uống không cung cấp đủ vitamin D. Những người bị thiếu hụt vitamin D có thể cần phải dùng liều cao hơn liều khuyến nghị ghi trên sản phẩm.

Theo bác sĩ David G. Hill thì mọi người thường phải uống bổ sung vitamin D liều cao hơn bình thường trong vài tháng đầu tiên rồi sau đó giảm xuống liều duy trì khi nồng độ vitamin D trong cơ thể đã tăng lên. Lý do là bởi một khi đã bị thiếu hụt vitamin D do ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc do chế độ ăn uống thì vấn đề sẽ tiếp tục tái diễn nếu như ngừng bổ sung.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bổ sung vitamin C có thể làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể
Bổ sung vitamin C có thể làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể

Một nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn uống nhiều vitamin C có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể.

Bệnh còi xương: Triệu chứng, yếu tố nguy cơ và cách điều trị
Bệnh còi xương: Triệu chứng, yếu tố nguy cơ và cách điều trị

Bệnh còi xương chủ yếu xảy ra ở trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi. Trẻ em có nguy cơ bị còi xương cao nhất vì vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Trẻ sẽ dễ bị thiếu vitamin D nếu sống ở vùng có ít ánh nắng mặt trời, chế độ ăn quá ít thịt, cá, trứng hoặc không uống sữa. Đôi khi, tình trạng thiếu vitamin D là do di truyền.

Ngộ độc vitamin A: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Ngộ độc vitamin A: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Vitamin A là chất dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe mắt ở cả trẻ em và người lớn. Vitamin A cũng rất cần thiết cho sự phát triển của tim, tai, mắt và các bộ phận khác của thai nhi. Nhưng bổ sung quá nhiều vitamin A có thể gây ngộ độc.

Các dấu hiệu, triệu chứng thiếu vitamin B
Các dấu hiệu, triệu chứng thiếu vitamin B

Có 8 loại vitamin B và mỗi loại đều đảm nhận những chức năng quan trọng trong cơ thể. Thiếu hụt bất kỳ loại vitamin nào trong số này đều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bệnh Beriberi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh Beriberi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh Beriberi chủ yếu xảy ra ở những người bị rối loạn sử dụng rượu. Bệnh Beriberi do các nguyên nhân khác đều rất hiếm gặp.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
cdxd ngắn có bị hội chứng người lùn không ạ
  •  1 năm trước
  •  0 trả lời
  •  477 lượt xem

dạ chào bác sĩ . em bé hiện tại sa được 37 tuần . cdxd chi có 55 , 2kg1 vây có bị hội chứng người lùn k ạ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây