1

Cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn điều trị tái đồng bộ tim (CRT) - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG

Điều trị hỗ trợ cho những người bệnh suy tim nặng.

II. CHỈ ĐỊNH

Người bệnh có những triệu chứng sau:

  •  Suy tim có phân số tống máu thất trái (EF) dưới 35%.
  •  Có khoảng QRS trên 120 ms.
  •  Người bệnh đã được điều trị nội khoa ổn định.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Suy tim đang tiến triển.
  •  Bệnh cơ tim hạn chế.
  •  Bệnh cơ tim phì đại.
  •  Viêm cơ tim cấp.
  •  Suy tim do bệnh van tim.
  •  Bệnh tim bẩm sinh.
  •  Các nguyên nhân suy tim mà có thể sửa chữa được bằng phương pháp phẫu thuật như thay van tim, mổ làm cầu nối chủ vành.
  •  Người bệnh suy thất phải không thể hồi phục.
  •  Hội chứng vành cấp dưới 3 tháng, mới được tái tạo mạch vành (dưới 6 tháng).
  •  Tăng huyết áp kháng trị liệu.
  •  Tai biến mạch não dưới 6 tháng.
  •  Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
  •  Bệnh mạch ngoại vi.
  •  Tăng áp lực động mạch phổi nặng.
  •  Viêm cơ tim cấp.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

02 bác sĩ và 02 điều dưỡng.

2. Phương tiện

  •  Máy chụp mạch số hóa xóa nền.
  •  Máy theo dõi điện tim liên tục (monitoring).
  •  Máy sốc điện.
  •  Bộ dụng cụ trung phẫu vô khuẩn.
  •  Bộ máy tạo nhịp tái đồng bộ tim gồm: các điện cực thất phải, nhĩ phải, thất trái;các ống thông mở đường (sheath), các loại điện cực thường và điện cực thất trái; các dây thông dẫn đường (guide wire); bộ ống thông chụp Swan-Ganz (catheter Swan- Ganz).
  •  Các ống thông trong lòng tĩnh mạch vành (CPS) với các đầu khác nhau.
  •  Máy lập trình hoặc máy thử ngưỡng và dây thử.
  •  Các thuốc cấp cứu tim mạch, thuốc gây tê, gây tiền mê, thuốc sát khuẩn.
  •  Chỉ khâu các loại.

3. Người bệnh

  •  Người bệnh nhịn ăn 5 giờ trước khi được làm thủ thuật.
  •  Người bệnh được giải thích kỹ càng về mục đích tiến hành, cách thức tiến hành và các nguy cơ có thể gặp trong thủ thuật.
  •  Dùng thuốc an thần nếu cần, nhất là khi thủ thuật kéo dài.
  •  Với những trường hợp cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ có kèm máy phá rung tự động (CRT-D), người bệnh được chuẩn bị tiền mê.
  •  Thuốc chống đông: các nhóm thuốc thienopyridin được dừng trước 7 ngày trước thủ thuật. Nếu khi làm người bệnh có nguy cơ đông máu cao, có thể cho thêm heparin 1000 đơn vị/1 giờ.

4. Hồ sơ bệnh án

Hoàn thiện theo quy định của Bộ Y tế.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tạo đường vào và làm ổ máy

  •  Đường vào thường chọc từ 2 đến 3 đường tĩnh mạch theo thứ tự: tĩnh mạch dưới đòn trái, phải; tĩnh mạch cảnh trong trái và phải; tĩnh mạch nách trái và phải.
  •  Ổ máy thường được làm với kích thước 5x7 cm.

2. Đưa các điện cực

  •  Cấy điện cực thất phải ở mỏm, vách hoặc đường ra. Thử ngưỡng. Cố định điện cực.
  •  Đưa ống thông dài vào lòng tĩnh mạch vành và chụp xác định hệ tĩnh mạch vành. Xác định nhánh mục tiêu và đưa điện cực thất trái vào nhánh mục tiêu. Thử ngưỡng, xé ống thông dài và cố định điện cực.
  •  Cấy điện cực nhĩ phải ở thành bên, tiểu nhĩ hoặc vách liên nhĩ. Thử ngưỡng, cố định điện cực.

3. Lắp máy

4. Lập trình bằng máy chương trình và thử ngưỡng chống (DFT) sốc điện nếu máy tạo nhịp có bộ phận chống rung

5. Đóng da

6. Băng vô khuẩn

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ

  •  Chọc vào động mạch dưới đòn: rút kim và ép cầm máu.
  •  Tràn khí và tràn máu màng phổi: kiểm tra dưới màn X quang, nếu nhiều có thể hút dẫn lưu khí màng phổi, tràn máu nhiều có thể phải mở dẫn lưu.
  •  Phản ứng phế vị: nâng cao hai chân, tiêm tĩnh mạch 2-4 ống atropin.
  •  Thủng tim: chọc dẫn lưu nếu dịch màng tim nhiều.
  •  Phù phổi cấp: thở oxy, morphin 10 mg tiêm tĩnh mạch, digoxin 0,5 mg tiêm tĩnh mạch, furosemid 20 mg tiêm tĩnh mạch từ 2-4 ống.
  •  Giật cơ hoành: thay đổi vị trí tạo nhịp khác.
  •  Nhiễm trùng: dùng kháng sinh
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Cấy máy taọ nhịp vĩnh viễn điều trị các rối loạn nhịp chậm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Điều trị nhịp nhanh nhĩ và cuồng nhĩ bằng sóng tần số Radio - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Điều trị rối loạn nhịp thất bằng sóng tần số Radio - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Độn Dương Vật Bằng Mô Da Nhân Tạo Mang Lại Kết Quả Tự Nhiên, Bền Vĩnh Viễn
Độn Dương Vật Bằng Mô Da Nhân Tạo Mang Lại Kết Quả Tự Nhiên, Bền Vĩnh Viễn

Kỹ thuật độn vật liệu mô da nhân tạo làm to và dài dương vật mới nhất hiện nay của nam khoa Penuma.

Đông lạnh trứng: những điều cần biết
Đông lạnh trứng: những điều cần biết

Phụ nữ trẻ tuổi có thể sử dụng phương pháp đông lạnh trứng để lưu trữ trứng phục vụ cho việc mang thai sau này

Bài tập tuyệt vời khi mang thai: Tập thể dục nhịp điệu mức độ thấp
Bài tập tuyệt vời khi mang thai: Tập thể dục nhịp điệu mức độ thấp

Việc tập thể dục nhịp điệu giúp cải thiện hệ thống tim mạch (tim, phổi và mạch máu) và duy trì sự săn chắc của cơ bắp.

Vận động viên nên tuân thủ những hướng dẫn tập luyện nào trong thai kỳ
Vận động viên nên tuân thủ những hướng dẫn tập luyện nào trong thai kỳ

Câu hỏi: - Bác sĩ có thể cho tôi biết vận động viên nên tuân thủ những hướng dẫn tập luyện nào trong thai kỳ không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Có nên sử dụng liệu pháp điều trị vi lượng đồng căn khi mang thai không?
Có nên sử dụng liệu pháp điều trị vi lượng đồng căn khi mang thai không?

Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, việc sử dụng liệu pháp điều trị vi lượng đồng căn có an toàn cho em bé trong bụng của tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bị nhau tiền đạo, nhập viện sớm để chờ mổ chủ động?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  472 lượt xem

Vợ tôi có bầu được gần 37 tuần, bé được 3kg, các chỉ số khác bình thường, song lại bị nhau tiền đạo trung tâm loại IV. Hiện, vợ tôi chưa ra huyết, nhưng được bs cảnh báo là nhau tiền đạo hay ra nhiều huyết (vào những tháng cuối) nên bà xã tôi rất lo sợ. Nhà tôi ở xa Thủ đô nên khi thai tròn 37 tuần thì tôi có thể đưa vợ lên Hà Nội, nhập Bv Phụ sản TW, xin mổ chủ động cho yên tâm, có được không ạ?

Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1177 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh tuyến giáp cần biết điều gì trước khi có thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1019 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Có nên dùng thuốc chống đông máu herparin trong thai kỳ không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  962 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi có nên dùng thuốc chống đông máu herparin trong khi đang mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tôi nghĩ chân mình to hơn khi mang thai, điều này có thể không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  841 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi cảm thấy chân mình to hơn trong khi mang thai. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây