1

Triệt đốt thần kinh giao cảm động mạch thận bằng năng lượng tần số radio qua đường ống thông điều trị tăng huyết áp kháng trị - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

I. TỔNG QUAN

Tăng huyết áp (THA) kháng trị là khi không khống chế được huyết áp với ít nhất 3 loại thuốc, và là bệnh cũng khá thường gặp. Phương pháp triệt bỏ thần kinh giao cảm động mạch thận qua đường ống thông sử dụng sóng có tần số radio (Renal Denervation- RDN) là một phương pháp mới, làm giảm con số huyết áp, giảm lượng thuốc hạ áp cần sử dụng,... và giảm các biến chứng nặng nề do THA gây ra.

II. CHỈ ĐỊNH

Các người bệnh tăng huyết áp kháng trị đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

  •  Huyết áp tâm thu >160 mmHg (> 150 mmHg với người bệnh ĐTĐ2).
  •  Dùng ít nhất 3 thuốc điều trị THA với liều tối ưu.
  •  Tuổi 18-85.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Bất thường động mạch thận (hẹp động mạch thận, đường kính < 4 mm hoặc dài < 20 mm).
  •  Suy thận nặng với mức lọc cầu thận eGFR < 45 ml/phút/1,73 m2 dựa trên MDRD.
  •  Đái tháo đường typ 1.
  •  Nhồi máu cơ tim gần đây, đau thắt ngực không ổn định trong vòng 6 tháng hoặc đang có kế hoạch phẫu thuật trong 6 tháng.
  •  Bệnh van tim có ảnh hưởng huyết động.
  •  Mang thai, có kế hoạch mang thai.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

02 bác sĩ và 02 điều dưỡng chuyên ngành tim mạch can thiệp.

2. Phương tiện.

- Bàn để dụng cụ: bao gồm bộ bát vô khuẩn, áo phẫu thuật, găng tay.

- Gạc vô khuẩn; bơm 5 ml, 10 ml, 20 ml, 50 ml; dụng cụ ba chạc.

- Bộ dụng cụ mở đường vào động mạch: bộ sheath, kim chọc mạch, thuốc gây tê tại chỗ (lidocain hoặc novocain).

- Thiết bị:

  •  Hệ thống máy chụp mạch kỹ thuật số.
  •  Máy phát năng lượng sóng tần số radio phù hợp (kết nối được với ống thông điện cực theo từng hãng sản xuất). VD: Hệ thống máy HAT-300 Smart Do hãng Osypka sản xuất, máy có công suất phát năng lượng tối đa là 75W, Có khả năng kiểm soát năng lượng và nhiệt độ với nhiều chế độ điều trị khác nhau.

Hình 1. Hệ thống triệt đốt giao cảm mạch thận theo kỹ thuật điều trị RF thường quy

Hình 2. Hệ thống Symplicity triệt đốt giao cảm mạch thận ARDIAN

  •  Dây điện cực triệt đốt rối loạn nhịp (Ablation catheter): loại chuyên dụng Symplicity (Medtronic); EnligHTN (St. Jude); hoặc cải tiến dùng loại điện cực đốt thông thường trong điều trị các rối loạn nhịp tim của các hãng Biotronik, Saint-Judes Medical, Medtronic với chiều dài đầu điện cực 4 mm, đường kính điện cực 7F, điện cực đốt có cảm biến nhiệt độ, có loại gập duỗi 1 hướng (unidirectional) và 2 hướng (bi-directional).

Hình 3. Điện cực thăm dò (trái) và điện cực đốt (phải)

- Một số dụng cụ khác

  •  Tuohy-Borst.
  •  Thước cản quang.
  •  Guidewire (0,038”, không ngậm nước).
  •  Túi nước muối có heparin.
  •  Ống thông RDC/RDC-1, JR hoặc LIMA với đường đùi.
  •  Long sheath 5F/6F với tiếp cận qua đường cánh tay.
  •  Hệ thống mô hình kết nối.

3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích về mục đích, lợi ích, các nguy cơ của thủ thuật và ký giấy cam kết trước khi làm thủ thuật. Nếu người bệnh lo lắng nhiều, có thể cho thuốc an thần nhẹ.

- Chuẩn bị thuốc:

  •  An thần, giảm đau: midazolam hoặc tương tự, trước chọc động mạch đùi.
  •  Chống đông: heparin (ACT > 250 giây).
  •  Giảm đau: fentanyl hoặc morphin 10 phút trước mỗi lần đốt.
  •  Thuốc giãn mạch: Nitroglycerin IA (0,2-0,4 mg) qua ống thông trước đốt mỗi bên.
  •  Thuốc cản quang không ion hóa (hòa loãng 50:50).

4. Hồ sơ bệnh án

Được hoàn thiện theo quy định của Bộ Y tế.

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Sát trùng da rộng rãi khu vực tạo đường vào mạch máu.

- Tạo đường vào động mạch đùi hai bên.

- Chụp động mạch thận chon lọc 2 bên qua đường ĐM đùi bên trái (ống thông JR4) để loại trừ hẹp động mạch thận.

- Đặt guiding can thiệp động mạch thận qua đường ĐM đùi phải.

- Đưa catheter đốt có đầu điều khiển hướng 7 Fr (Medtronic, Marinrr) vào mạch thận qua guiding can thiệp.

- Qua đường ĐM đùi đối diện, bơm thuốc cản quang để xác định vị trí đầu điện cực đốt.

- Mỗi bên ĐM thận đốt 4- 6 điểm, mỗi điểm cách nhau khoảng 5 mm, vị trí được kéo dần về từ đầu xa đến gần và xoắn ốc vòng theo chu vi của mạch thận.

- Các thông số về trở kháng và nhiệt độ được theo dõi liên tục trong quá trình đốt điện:

  •  Năng lượng được điều chỉnh tối đa tới 8-13 watts.
  •  Nhiệt độ điện cực (trung bình 47 60C) và trở kháng (trung bình 22524 ohms) được theo dõi liên tục trong mỗi lần phát năng lượng; 40-750C.
  •   Thời gian đốt mỗi điểm là 60 giây.

- Các thuốc dùng phối hợp:

  •  Truyền liên tục heparin không phân đoạn (ACT 250-300 giây) (Bolus ban đầu 100 IU/kg).
  •  Thuốc giảm đau (fentanyl hiệu chỉnh tới 0,15 mg và midazolam 4 mg) được truyền do đau bụng thể tạng trong khi đốt. Cho trước 2-5 phút trước lần đốt đầu tiên.

Hình 4. Vị trí đốt và chiến lược đốt

V. THEO DÕI

  •  Chức năng thận.
  •  Theo dõi các rối loạn điện giải và thay đổi huyết áp tư thế.
  •  Biến chứng mạch tại vị trí điều trị RF.
  •  Hẹp động mạch thận tại vị trí can thiệp (rất hiếm gặp).
  •  Hiện tượng tụt huyết áp, rối loạn điện giải: hiếm gặp, cần điều chỉnh thuốc hạ huyết áp.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  • Tại vị trí chọc động mạch (chảy máu, tụ máu,...).
  • Tách thành động mạch thận gây hẹp/tắc: cần phát hiện sớm, đặt stent.
  • Phản ứng dị ứng: cho các thuốc kháng dị ứng, corticoid.
  • Nhịp chậm, cường phế vị: cho atropin.
  • Co thắt động mạch thận: cho nitroglycerin.
  • Dòng chảy chậm động mạch thận: tiêm nitroglycerin; adenosine,...
  • Phù thành động mạch thận: thường tự hết theo thời gian.
  • Hình thành mảng xơ vữa mới: hiếm gặp
  • Tổn thương nội mạc: đang nghiên cứu và không ảnh hưởng nhiều đến người bệnh.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Điều trị suy tĩnh mạch bằng năng lượng sóng tần số Radio - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Phẫu thuật cắt đường thông động - tĩnh mạch chạy thận nhân tạo do biến chứng hoặc sau ghép thận - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Điều trị đau rễ thần kinh thắt lưng - cùng bằng tiêm ngoài màng cứng - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Can thiệp động mạch thận - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Hẹp động mạch thận điều trị bằng cách nào?
Hẹp động mạch thận điều trị bằng cách nào?

Hẹp động mạch thận (renal artery stenosis) là tình trạng các động mạch mang máu đến thận bị hẹp lại. Các động mạch thận chịu trách nhiệm mang máu giàu oxy từ tim đến thận. Sau đó, thận lọc chất thải và nước dư thừa khỏi máu. Theo thời gian, hẹp động mạch thận có thể dẫn đến cao huyết áp, phù nề và tổn thương thận.

Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng phương pháp kích thích điện thần kinh chày
Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng phương pháp kích thích điện thần kinh chày

Có nhiều phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt, gồm có thay đổi lối sống, dùng thuốc làm giãn cơ bàng quang hay tiêm Botox vào bàng quang. Kích thích điện thần kinh chày qua da (percutaneous tibial nerve stimulation) cũng là một phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt.

Kích thích điện thần kinh cùng để điều trị bàng quang tăng hoạt
Kích thích điện thần kinh cùng để điều trị bàng quang tăng hoạt

Kích thích điện thần kinh cùng hay điều hòa dây thần kinh cùng là một phương pháp điều trị hiệu quả cho hội chứng bàng quang tăng hoạt. Trong phương pháp điều trị này, một điện cực được cấy dưới da của người bệnh, điện cực sẽ phát xung điện để kích thích các dây thần kinh xung quanh bàng quang.

HIệu quả của kích thích điện thần kinh trong điều trị bàng quang tăng hoạt
HIệu quả của kích thích điện thần kinh trong điều trị bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là một tình trạng phổ biến có triệu chứng điển hình là tiểu gấp và buồn tiểu liên tục. Người bị bàng quang tăng hoạt còn có thể bị tiểu không tự chủ. Một phương pháp điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt là kích thích điện thần kinh. Đây là phương pháp truyền dòng điện nhẹ qua các dây thần kinh và cơ kiểm soát việc đi tiểu. Điều này có thể giúp khôi phục khả năng kiểm soát bàng quang, nhờ đó giảm triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng kích thích điện thần kinh: Hiệu quả và rủi ro
Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng kích thích điện thần kinh: Hiệu quả và rủi ro

Bàng quang tăng hoạt (OAB) là một vấn đề gây phiền toái. Mặc dù không thể chữa khỏi được nhưng có nhiều cách để kiểm soát các triệu chứng. Nếu đã thử thay đổi thói quen sống, dùng thuốc hoặc kết hợp cả hai mà tình trạng vẫn không mấy cải thiện thì bạn có thể cân nhắc các giải pháp điều trị khác, gồm có kích thích điện thần kinh.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Đường kính lưỡng đỉnh và cân nặng nhỏ hơn tuổi thai?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1813 lượt xem

Em đi khám, bs kết luận là thai khoảng 34 tuần, đường kính lưỡng đỉnh và cân nặng 2.220g của bé nhỏ hơn tuổi thai. Có thể là tuổi thai của em tính chưa chính xác. Nhưng nếu như vậy, có phải là thai nhi phát triển không bằng tuổi thai thật và bé bị thiếu dưỡng chất phải không ạ?

Tăng trở kháng động mạch rốn, có sinh thường được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1774 lượt xem

Mang thai được 36,5 tuần, vợ em đi khám, kết quả siêu âm là: Nhịp tim thai 138 lần/ phút, ĐKLD 90mm, CDXD 69mm, CVB 321mm, CN 2814gr, ĐM Rốn S/D 3,4 ( 0.7). Vợ em có dây rốn quấn cổ 1 vòng. Lượng ối 13cm. Vị trí nhau bám: mặt trước nhóm 2. Độ trưởng thành 2. Kết luận: một thai sống trong tử cung ngôi đầu. Tăng trở kháng động mạch rốn. Đo tim thai, bs nói là có đáp ứng và hẹn 3-4 ngày sau tái khám. Vậy, tăng trở kháng động mạch rốn là sao - Với kết quả trên, vợ em có thể sinh thường không ạ?

Tăng kháng trở động mạch rốn là thế nào?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  7538 lượt xem

Mang thai ở tuần 31,em vừa đi khám thai, mọi chỉ số đều bình thường, bs kết luận: Một thai sống ngôi đầu # 31 tuần. Theo lâm sàng, tăng kháng trở động mạch rốn. Em muốn hỏi, kết luận trên là thế nào ạ?

Thai 20 tuần bị nguy cơ cao dị tật ống thần kinh, bác sĩ tư vấn xét nghiệm chọc ối có đúng không ạ?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  3177 lượt xem

Thai em 20w rồi, nhưng xét nghiệm máu lại bị dị tật ống thần kinh (nguy cơ cao), bác sĩ tư vấn làm xét nghiệm chọc ối, giờ e hoang mang lo lắng quá. Lúc 12 tuần em bị ra huyết phải nằm viện đến 16 tuần. Liệu em có phải chọc ối không ạ, hay chỉ siêu âm cũng thấy dị tật rồi?

Trẻ gần 4 tháng tháng tuổi viêm phổi thùy phải dùng kháng sinh, tiêm thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  978 lượt xem

Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây