Điều trị đau rễ thần kinh thắt lưng - cùng bằng tiêm ngoài màng cứng - Bộ y tế 2014
I. ĐẠI CƯƠNG
Tiêm ngoài màng cứng là kỹ thuật đưa thuốc vào khoang ngoài màng cứng vùng thắt lưng để điều trị các chứng đau rễ thần kinh thắt lưng - cùng.
Đây là một kỹ thuật đơn giản và rất có hiệu quả trong nhiều trường hợp đau cấp tính. Tuy nhiên kỹ thuật này cũng có thể có các biến chứng nặng nề đòi hỏi phải thận trọng khi chỉ định và tiến hành thủ thuật.
II. CHỈ ĐỊNH
Các trường hợp đau rễ thần kinh vùng thắt lưng cùng.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Viêm, loét, nhiễm khuẩn vùng tiêm.
- Tổn thương nặng cột sống thắt lưng cùng: viêm đốt sống, ung thư đốt sống...
- Rối loạn đông máu, đang dùng thuốc chống đông.
- Các chống chỉ định liên quan đến thuốc: loét dạ dày tiến triển, chảy máu đường tiêu hóa, tiểu đường khó kiểm soát.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
01 bác sĩ chuyên khoa Thần kinh, 01 điều dưỡng.
2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc
2.1. Phương tiện, dụng cụ
- Buồng tiêm vô khuẩn, giường tiêm, ghế cho thủ thuật viên.
- Bơm tiêm 5ml.
- Kim tiêm ngoài màng cứng, hoặc kim chọc dò dịch não tủy.
- Dụng cụ sát trùng, gạc vô trùng, băng dính.
- Phương tiện chống sốc.
2.2. Thuốc
Hydrocortison acetate 1- 3 ml; Depomedrol 40mg.
3. Người bệnh
- Được thăm khám lâm sàng và xem xét các chống chỉ định một cách thận trọng.
- Được giải thích rõ về thủ thuật.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế người bệnh
Nằm nghiêng ở trạng thái thư giãn, lưng quay ra ngoài sát thành giường, chân co vào ngực để làm cong giãn đoạn cột sống thắt lưng.
2. Vị trí chọc kim
Khoang liên đốt L5- S1.
3. Tiến hành kỹ thuật
- Sát khuẩn:
- Bác sĩ rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, đeo găng vô trùng.
- Điều dưỡng sát khuẩn vùng tiêm 2 lần bằng cồn iốt, sau đó sát khuẩn lại lần 3 bằng cồn 70.
- Chọn vị trí chọc kim: thầy thuốc dùng ngón cái bàn tay trái ấn dọc theo các mỏm gai vùng thắt lưng, xác định khoảng liên đốt L5- S1 (tương đương đường liên mào chậu).
- Chọc kim vào khoang ngoài màng cứng: thầy thuốc dùng tay phải cầm kim chọc dò, đưa nhanh kim qua da ở khoang liên đốt L5- S1 sau đó nhẹ nhàng đưa dần vào, sau khi qua dây chằng vàng sẽ có cảm giác kim bị hẫng, dừng lại, rút nòng kim nếu không có dịch chảy ra thì kiểm tra xem kim đã vào đúng vị trí ngoài màng cứng chưa.
- Kiểm tra kim đã đúng vị trí ngoài màng cứng.
- Bơm thuốc vào khoang ngoài màng cứng: khi đã đảm bảo chắc chắn kim vào khoang ngoài màng cứng, bơm từ từ khoảng 3ml Hydrocortison acetate hoặc 40mg Depomedrol.
- Rút kim, ép cầm máu tại chỗ, sát khuẩn lại, dùng gạc vô khuẩn băng vết chọc.
- Để người bệnh nằm nghỉ khoảng 10- 15 phút trên giường.
- Không rửa nước vào vùng tiêm trong vòng 24 giờ, bóc băng gạc sau 24 giờ, tránh các động tác quá mạnh trong những ngày đầu sau điều trị.
VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Trong lúc tiến hành thủ thuật
- Chọc vào khoang dưới nhện và đưa thuốc vào dịch não tủy. Thường không gây khó chịu cho người bệnh. Một số người bệnh có thể thấy tê bì hai chân hay bí tiểu tạm thời, cần để người bệnh nghỉ ngơi và giải thích để người bệnh yên tâm. Để tránh sai sót này cần rút nòng kim đợi xem dịch não tủy có chảy ra không trước khi bơm thuốc vào.
- Chảy máu tại chỗ tiêm: dùng bông gạc ấn chặt trong 10 phút.
- Sốc: có thể xảy ra do tâm lý người bệnh hoặc do tác động của thủ thuật. Xử trí theo phác đồ chống sốc, truyền dịch, ủ ấm.
2. Tai biến sau thủ thuật
- Nhiễm khuẩn gây viêm màng não mủ. Đây là một tai biến rất nghiêm trọng. Biểu hiện lâm sàng bằng sốt cao, các dấu hiệu cơ năng và thực thể của hội chứng màng não.
- Xử trí: xét nghiệm dịch não tủy. Điều trị kháng sinh.
- Dự phòng: tuân thủ tuyệt đối quy tắc vô trùng.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014
Kích thích điện thần kinh cùng hay điều hòa dây thần kinh cùng là một phương pháp điều trị hiệu quả cho hội chứng bàng quang tăng hoạt. Trong phương pháp điều trị này, một điện cực được cấy dưới da của người bệnh, điện cực sẽ phát xung điện để kích thích các dây thần kinh xung quanh bàng quang.
Có nhiều loại lạc nội mạc tử cung khác nhau và được phân loại dựa trên vị trí mà mô nội mạc tử cung hình thành. Trong một số trường hợp, lạc nội mạc tử cung xảy ra ở trên bề mặt hoặc bên trong ruột.
Cổ tử cung nhạy cảm thường là dấu hiệu của một vấn đề, bệnh lý tiềm ẩn và đa số những vấn đề này đều có thể điều trị được.
Giống như các bộ phận khác trong cơ thể, cổ tử cung cũng có thể bị viêm vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Có nhiều phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt, gồm có thay đổi lối sống, dùng thuốc làm giãn cơ bàng quang hay tiêm Botox vào bàng quang. Kích thích điện thần kinh chày qua da (percutaneous tibial nerve stimulation) cũng là một phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt.
- 1 trả lời
- 1233 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 848 lượt xem
Năm trước, bà xã tôi có bầu nhưng thai ngoài tử cung, dùng thuốc không được nên cuối cùng phải cắt bỏ 1 bên. Giờ, bà xã tôi có thai lại được 6 tuần. Đi khám, bs bảo đã có tim thai, nhưng thai vẫn ngoài tử cung. Như vậy, vợ tôi có phải bỏ thai không ạ?
- 1 trả lời
- 3791 lượt xem
Vợ em bị thai ngoài tử cung, sát buồng trứng phải và được điều trị bằng cách tiêm thuốc 1 liều/ ngày, cách đây 1 tuần. Chỉ số beta của vợ em giảm từ 800 xuống 400. Vậy, bao lâu sau thì vợ chồng em mới có thể quan hệ lại? Và bao lâu sau thì em mang thai lại được ạ?
- 1 trả lời
- 1030 lượt xem
Cuối năm trước, mang thai được 3 tuần, em đi khám, bs kết luận thai ngoài tử cung bị thoái triển. Đầu năm nay, em có khám phụ khoa, kết quả bình thường. Giờ, hai vợ chồng em cũng mong có con, bs có cách nào để tránh cho việc mang thai ngoài tử cung không tái diễn? Hiện, chồng em đang bị vảy nến thì liệu có di truyền sang con không ạ?
- 1 trả lời
- 1687 lượt xem
Trể kinh gần 2 tháng, thử que 2 vạch, em đi khám, kết quả siêu âm là: TD khối Echo hổn hợp cạnh buồng trứng P, có khả năng mang thai ngoài tử cung. Ứ dịch tai vòi trứng. Khối echo dày lòng tử cung. ĐN Beta HCG định lượng Kết quả xét nghiệm Beta HCG âm tính < 5 mIU/ml - Kết luận: TD Polyp BTC, ứ dịch VT (P). Em đã tìm hiểu và lo sẽ có thai ngoài tử cung, bởi lý do: Xét nghiệm Beta HCG thấp < 5mIU/ml + Bs khám xong chỉ kê đơn thuốc sắt mà chưa có hướng điều trị gì, ngoài hẹn em tháng sau, đến khám. Nhờ bs tư vấn dùm?