Can thiệp động mạch thận - Bộ y tế 2014
I. ĐẠI CƯƠNG
Hẹp động mạch thận có thể gây tăng huyết áp và/hoặc gây ra suy thận dẫn đến suy tim và bệnh não do tăng huyết áp. Can thiệp động mạch thận là quá trình nong bóng và đặt stent làm khôi phục đường kính động mạch thận, giúp cho động mạch thận trở lại chức năng sinh lý bình thường.
II. CHỈ ĐỊNH
Theo khuyến cáo của AHA/ACC năm 2005 về can thiệp mạch ngoại biên, các chỉ định của can thiệp động mạch thận qua da bao gồm:
- Hẹp động mạch thận gây tăng huyết áp ác tính, tăng huyết áp không kiểm soát được bằng thuốc.
- Hẹp động mạch thận gây suy thận tiến triển.
- Hẹp động mạch thận ở người có một thận.
- Hẹp động mạch thận gây triệu chứng suy tim hoặc phù phổi thoáng qua tái phát nhiều lần.
- Cải thiện triệu chứng ở người bệnh hẹp động mạch thận đồng thời có đau thắt ngực không ổn định hoặc suy tim.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Hẹp động mạch thận không nhiều (< 70%) và chưa gây triệu chứng.
- Các bệnh lý nhiễm trùng đang tiến triển, rối loạn đông máu, suy thận chưa khống chế được…
- Hẹp động mạch thận kèm theo các bệnh lý phức tạp khác,…
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
02 bác sĩ và 02 kỹ thuật viên được đào tạo thành thạo về tim mạch can thiệp.
2. Người bệnh
- Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật và đồng ý làm thủ thuật và ký vào bản cam kết làm thủ thuật.
- Bệnh án được hoàn thiện đầy đủ theo quy định của Bộ Y tế.
- Bù dịch cho người bệnh và dùng acetylcystein để tránh bệnh thận do thuốc cản quang.
- Người bệnh cần được làm đầy đủ các thăm dò không xâm nhập chẩn đoán hẹp động mạch thận: siêu âm, chụp cắt lớp vi tính,...
- Cần đảm bảo người bệnh đã dùng đầy đủ thuốc chống ngưng tập tiểu cầu (aspirin, clopidogrel) trước thủ thuật can thiệp. Duy trì thuốc hạ áp nếu người bệnh đang dùng thuốc hạ áp.
3. Dụng cụ
− Bàn để dụng cụ: bao gồm bộ bát vô khuẩn, áo phẫu thuật, găng tay, toan vô khuẩn. − Gạc vô khuẩn; bơm 5 ml, 10 ml, 20 ml, 50 ml; dụng cụ ba chạc.
− Bộ dụng cụ mở đường vào động mạch: 01 bộ sheath, 01 kim chọc mạch, thuốc gây tê tại chỗ (lidocain hoặc novocain).
- Ống thông pigtail để chụp không chọn lọc động mạch chủ bụng, ống thông JR 04 để chụp chọn lọc động mạch thận.
- Ống thông can thiệp động mạch thận: thường dùng các loại KR4, IMA, MP, hockey stick, tùy theo đặc điểm giải phẫu của động mạch thận cần can thiệp và thói quen của thủ thuật viên.
- Dây dẫn (guidewire) 0,035 cho ống thông can thiệp.
- Bộ kết nối guide can thiệp với hệ thống manifold (khúc nối chữ Y). + Thiết bị để điều khiển guidewire: introducer và torque.
- Bơm áp lực định liều: dùng để tạo áp lực làm nở bóng hoặc stent theo một áp lực mong muốn.
- Dây dẫn (guidewire) 0,014 hoặc 0,035 dùng để can thiệp động mạch thận. + Bóng nong động mạch thận và stent: chọn kích thước tùy theo đặc điểm tổn thương.
- Pha loãng thuốc cản quang và hút vào bơm áp lực. Pha loãng thuốc cản quang và nước muối sinh lý theo tỉ lệ 1:1.
4. Hồ sơ bệnh án
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Mở đường vào mạch máu
- Sát trùng da rộng rãi khu vực tạo đường vào mạch máu.
- Mở đường vào động mạch quay hoặc động mạch đùi (thông thường là động mạch đùi).
- Một số trường hợp (động mạch thận xuất phát cao theo hướng từ trên xuống dưới hoặc bệnh lý động mạch chủ, động mạch chậu) có thể dùng động mạch quay hoặc động mạch cánh tay.
- Đặt sheath 6F, 7F, hay 8F, tuỳ trường hợp.
- Sau khi đã mở đường vào mạch máu, dùng thuốc chống đông (heparin) và duy trì ACT ở mức 250-300 giây.
2. Chụp động mạch chủ
- Chụp động mạch chủ bụng cho phép đánh giá vị trí lỗ vào động mạch thận, có hẹp lỗ vào động mạch thận hay không, có động mạch thận phụ hay không, mức độ vôi hoá động mạch chủ.
- Đưa ống thông pigtail vào vị trí ngang với đốt sống thắt lưng đầu tiên, bơm khoảng 6-12 mL thuốc cản quang, với tốc độ 20 mL/giây.
- Đánh giá động mạch thận trái rõ nhất ở tư thế AP, với thận phải là góc nghiêng trái 150-300 (LAO 30). Khi chụp động mạch chủ, cần chụp đủ lâu để thuốc cản quang ngấm toàn bộ hệ động mạch thận, qua đó đánh giá kích thước và chức năng thận.
3. Đặt ống thông can thiệp
- Kết nối ống thông với hệ thống khoá chữ Y, manifold.
- Trước khi đưa ống thông qua sheath động mạch, flush dịch nhiều lần để đảm bảo không còn không khí trong hệ thống guiding - manifold - bơm thuốc cản quang.
- Đặt ống thông can thiệp vào lòng động mạch thận.
- Kết nối ống thông đuôi guiding với đường đo áp lực. Chênh lệch áp lực đỉnh đỉnh > 20 mmHg được coi là có hạn chế dòng chảy mạch thận.
4. Tiến hành can thiệp động mạch thận
− Luồn guidewire can thiệp qua vị trí tổn thương, sau khi đầu guidewire đã qua tổn thương, tiếp tục đẩy guidewire tới đầu xa của động mạch thận.
− Có thể dùng guidewire 0,014 inch, 0,018 inch, hoặc 0,035 inch. Guidewire 0,014 inch được ưa chuộng hơn vì phần lớn thiết bị như stent, bóng,… đều phù hợp nhất với guidewire 0,014 inch. Tránh dùng loại guidewire ngậm nước và guidewire cứng vì nguy cơ gây thủng nhánh bên mạch thận và chảy máu.
− Tiến hành nong bóng để làm nở rộng lòng mạch vị trí tổn thương:
- Kích cỡ bóng trung bình đường kính 3, 4 đến 5 mm, chiều dài 8 đến 15 mm. Những bóng dài hơn thường gây áp lực lên toàn bộ mạch thận, dẫn tới co thắt động mạch thận.
- Nên dùng bóng nhỏ hơn 1 mm so với kích thước thật của động mạch thận đo được. + Nếu mạch thận hẹp khít, xơ vữa nhiều, có thể cần dùng bóng nhỏ hơn nữa. + Tùy mục đích (chỉ nong bóng đơn thuần, không đặt stent hoặc nong bóng. − Đặt stent động mạch thận:
- Trong trường hợp loạn sản xơ cơ, nong bóng đơn thuần là đủ. Tuy nhiên, nếu hẹp mạch thận do xơ vữa, thường cần phải đặt stent.
- Thường dùng stent có bóng thay vì stent tự nở, nhất là khi can thiệp lỗ vào hay đoạn gần động mạch thận.
- Đường kính stent nằm trong khoảng 5-8 mm, chiều dài 10-20 mm.
- Sau khi đặt stent, có thể cần nong lại bằng bóng áp lực cao để đảm bảo stent nở hoàn toàn
- Trong trường hợp hẹp lỗ vào động mạch thận, stent cần bao phủ toàn bộ tổn thương, và nhô vào động mạch chủ bụng khoảng 1 đến 2 mm.
− Với trường hợp xơ vữa gây hẹp động mạch thận hai bên, thầy thuốc có thể lựa chọn can thiệp cả hai bên đồng thì hoặc hai thì.
− Chụp lại động mạch thận sau can thiệp: đánh giá có tắc mạch đoạn xa, thủng mạch thận, hay chảy máu nhu mô thận hay không.
VI. THEO DÕI, TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Biến chứng
- Biến chứng liên quan đến vị trí chọc mạch.
- Tắc động mạch thận đoạn xa; nhồi máu thận.
- Dòng chảy chậm hoặc không có dòng chảy (slow flow hoặc no reflow). − Suy thận do thuốc cản quang hoặc do tắc động mạch thận.
- Tách thành động mạch thận, cần phát hiện sớm và đặt stent.
- Thủng/vỡ động mạch thận gây chảy máu ổ bụng; chảy máu nhu mô thận, chảy máu bao thận; tụ máu sau phúc mạc,… cần phát hiện sớm, xử trí ngoại khoa nếu mức độ nặng.
- Bóc tách động mạch chủ, động mạch chậu liên quan đến can thiệp: cần phát hiện sớm, đặt stent nếu có biến chứng nặng.
2. Chăm sóc người bệnh sau thủ thuật
- Chăm sóc người bệnh sau can thiệp động mạch thận cũng tương tự như sau can thiệp động mạch ngoại biên. Cần chú ý theo dõi vị trí chọc mạch, xem có chảy máu hay hình thành khối máu tụ hay không.
- Cần theo dõi sát số đo huyết áp của người bệnh. Huyết áp có thể tụt nhiều, vì thế sau can thiệp mạch thận thành công, cần điều chỉnh các thuốc hạ áp đang sử dụng.
- Theo dõi lượng nước tiểu và chức năng thận của người bệnh.
- Dùng aspirin kéo dài, có thể dùng thêm clopidogrel (liều 75 mg) trong một tháng.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014
Hẹp động mạch thận (renal artery stenosis) là tình trạng các động mạch mang máu đến thận bị hẹp lại. Các động mạch thận chịu trách nhiệm mang máu giàu oxy từ tim đến thận. Sau đó, thận lọc chất thải và nước dư thừa khỏi máu. Theo thời gian, hẹp động mạch thận có thể dẫn đến cao huyết áp, phù nề và tổn thương thận.
Xơ vữa động mạch là một bệnh lý nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng. Khi được chẩn đoán mắc bệnh, bạn sẽ cần thực hiện một số thay đổi lớn trong lối sống hàng ngày để ngăn chặn tình trạng bệnh tiến triển nặng thêm. Nhưng còn những hậu quả mà bệnh đã gây ra cho cơ thể thì sao? Còn có thể khắc phục được hay không?
Xơ vữa động mạch là sự tích tụ chất béo và canxi, theo thời gian chúng sẽ làm hẹp động mạch và chặn dòng máu chảy qua.
Khi bị xơ vữa động mạch, không phải khi nào cũng cần dùng đến thuốc mà có thể lựa chọn các loại thảo dược tự nhiên và viên uống bổ sung để kiểm soát tình trạng bệnh.
Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học là cách hữu hiệu để bảo vệ động mạch - các mạch máu chính của cơ thể. Vậy một chế độ ăn lành mạnh cần có những loại thực phẩm nào?
- 1 trả lời
- 4759 lượt xem
Năm nay em 24 tuổi, mang thai lần đầu, 12 tuần. Em đi siêu âm độ mờ vai gáy là 1.5mm. Siêu âm động mạch tử cung là PI: 2.22 và RI: 0.85 - Kết luận: tăng sức cản động mạch tử cung. Bs cho toa Aspirin 81mg (mỗi sáng uống 1 viên). Em không biết đây là bệnh gì và thuốc Aspirin này có ảnh hưởng đến em bé không ạ?
- 1 trả lời
- 17386 lượt xem
Vợ tôi đang mang thai ở tuần 36, đi siêu âm Doppler màu, bs kết luận: Giảm kháng trở động mạch não giữa là sao - Có nguy hiểm không ạ? Mong bs tư vấn thêm cho tôi biết ạ?
- 1 trả lời
- 1785 lượt xem
Mang thai được 36,5 tuần, vợ em đi khám, kết quả siêu âm là: Nhịp tim thai 138 lần/ phút, ĐKLD 90mm, CDXD 69mm, CVB 321mm, CN 2814gr, ĐM Rốn S/D 3,4 ( 0.7). Vợ em có dây rốn quấn cổ 1 vòng. Lượng ối 13cm. Vị trí nhau bám: mặt trước nhóm 2. Độ trưởng thành 2. Kết luận: một thai sống trong tử cung ngôi đầu. Tăng trở kháng động mạch rốn. Đo tim thai, bs nói là có đáp ứng và hẹn 3-4 ngày sau tái khám. Vậy, tăng trở kháng động mạch rốn là sao - Với kết quả trên, vợ em có thể sinh thường không ạ?
- 1 trả lời
- 3133 lượt xem
Em năm nay 25 tuổi, mang thai 37 tuần, đi khám, bs chẩn đoán chỉ số động mạch rốn cao (Um.a) S/D=3,3 RI=0.7, chỉ số động mạch nãm giữa (MCA): S/D=3,4 RI=0.71. Bác sĩ cho em hỏi chỉ số như vậy thì có ảnh hưởng đến mẹ và bé không ạ?
- 1 trả lời
- 7557 lượt xem
Mang thai ở tuần 31,em vừa đi khám thai, mọi chỉ số đều bình thường, bs kết luận: Một thai sống ngôi đầu # 31 tuần. Theo lâm sàng, tăng kháng trở động mạch rốn. Em muốn hỏi, kết luận trên là thế nào ạ?