1

Đặt dù lọc máu động mạch trong can thiệp nội mạch máu - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG 

  •  Trong quá trình can thiệp khi nong bóng, hút huyết khối, dụng cụ khoan cắt  mảng xơ vữa,... có thể làm bong các mảng vữa xơ, huyết khối theo dòng máu đến làm  tắc mạch phần xa, trong can thiệp động mạch cảnh các mảng vữa xơ có thể gây  nhồi máu não, can thiệp cầu nối chủ vành có thể gây tắc đoạn xa dẫn đến nhồi máu cơ  tim, dòng chảy mạch vành chậm. Động mạch chi dưới đoạn xa tắc có thể gây ra hoại tử  đoạn xa. 
  •  Thiết bị bảo vệ động mạch đoạn xa được sử dụng để lọc lại các huyết khối,  mảng vữa xơ, bị bong ra trong khi can thiệp. 

II. CHỈ ĐỊNH 

  •  Khi can thiệp các động mạch chi dưới có tổn thương calci hóa nặng. − Can thiệp cầu nối tĩnh mạch cầu nối động mạch chủ vành. 
  •  Can thiệp động mạch cảnh. 

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH 

Người bệnh có nhiễm trùng nặng. 

IV. CHUẨN BỊ 

1. Người thực hiện 

  •  02 bác sĩ chuyên ngành tim mạch can thiệp. 
  •  01 điều dưỡng và 01 kỹ thuật viên thành thạo về tim mạch can thiệp. 2. Phương tiện 
  •  Tiến hành tại phòng tim mạch can thiệp (máy chụp mạch kỹ thuật số, monitor  theo dõi điện tim, monitor theo dõi áp lực). 
  •  Bàn để dụng cụ: bao gồm bộ bát vô khuẩn, áo phẫu thuật, găng tay. − Gạc vô khuẩn, bơm 5 ml-10 ml-20 ml, dụng cụ ba chạc. 
  •  Bộ dụng cụ mở đường vào động mạch: sheath, kim chọc mạch, thuốc gây tê tại  chỗ (lidocain hoặc novocain). 
  •  Thuốc sử dụng trong thủ thuật (heparin, iodin). 
  •  Dụng cụ chụp mạch (catheter, guide wire). 
  •  Ống thông can thiệp (guiding). 
  •  Thiết bị lọc (filter).

3. Người bệnh 

  •  Được giải thích rõ về thủ thuật, các tai biến, nguy cơ và rủi ro trong thủ thuật.
  •  Đồng ý làm thủ thuật và ký vào bản cam kết thực hiện thủ thuật. 

4. Hồ sơ bệnh án 

Được chuẩn bị đầy đủ theo quy định của Bộ Y tế. 

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 

  •  Sát khuẩn vị trí đường vào động mạch. 
  •  Thiết lập đường vào động mạch (kỹ thuật Seldinger): động mạch quay hoặc  động mạch đùi. 
  •  Chụp động mạch vành xác định tổn thương, lên kế hoạch can thiệp và vị trí đặt  thiết bị lọc. 
  •  Đặt guilding can thiệp vào động mạch cần can thiệp. 
  •  Đưa guide wire qua tổn thương. 
  •  Đưa Filter qua phía xa vùng tổn thương, mở Filter để có thể hứng được các  mảnh vụn bong ra trong quá trình can thiệp động mạch. 
  •  Thực hiện các thủ thuật nong bong, khoan cắt mảng vữa xơ, đặt stent.
  •  Sau khi kết thúc các thủ thuật can thiệp, thu Filter lại và rút ra khỏi guilding can thiệp.
  •  Tháo dụng cụ, băng ép vị trí đường vào động mạch.

VI. THEO DÕI 

Theo dõi các chức năng sống còn trong quá trình thực hiện thủ thuật. 

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ 

  •  Tắc mạch: tắc mạch não, tắc mạch chi, tắc mạch tạng,… 
  •  Không lọc được hết các mảng xơ vữa, huyết khối,… gây tắc mạch đoạn xa. 
  •  Biến chứng tại vị trí đường vào động mạch: chảy máu, tụ máu, nhiễm trùng,  thông động tĩnh mạch,... 

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Can thiệp động mạch thận - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Đưa niệu quản ra da đơn thuần và thắt động mạch chậu trong - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật thắt hẹp động mạch phổi trong bệnh tim bẩm sinh có tăng áp lực động mạch phổi nặng -Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Chụp động mạch vành - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Đóng các lỗ rò động mạch, tĩnh mạch - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Giãn tĩnh mạch trong thai kỳ
Giãn tĩnh mạch trong thai kỳ

Giãn tĩnh mạch là gì? Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch trong thai kỳ? Có thể ngăn ngừa giãn tĩnh mạch trong thai kỳ bằng cách nào? Suckhoe123.vn sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề thắc mắc trên!

Mách bạn bí kíp thoải mái trong tam cá nguyệt thứ ba: Lời khuyên từ các bà mẹ từng trải!
Mách bạn bí kíp thoải mái trong tam cá nguyệt thứ ba: Lời khuyên từ các bà mẹ từng trải!

Khó có thể cảm thấy thoải mái trong ba tháng cuối của thai kỳ: nào là đau lưng, em bé đá vào sườn của bạn và không thể ngủ ngon. Dưới đây những lời khuyên tốt nhất của họ để giải quyết những khó chịu vào cuối thai kỳ!

Có thể khắc phục hậu quả do xơ vữa động mạch không?
Có thể khắc phục hậu quả do xơ vữa động mạch không?

Xơ vữa động mạch là một bệnh lý nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng. Khi được chẩn đoán mắc bệnh, bạn sẽ cần thực hiện một số thay đổi lớn trong lối sống hàng ngày để ngăn chặn tình trạng bệnh tiến triển nặng thêm. Nhưng còn những hậu quả mà bệnh đã gây ra cho cơ thể thì sao? Còn có thể khắc phục được hay không?

Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là sự tích tụ chất béo và canxi, theo thời gian chúng sẽ làm hẹp động mạch và chặn dòng máu chảy qua.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tăng sức cản động mạch tử cung là gì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  4721 lượt xem

Năm nay em 24 tuổi, mang thai lần đầu, 12 tuần. Em đi siêu âm độ mờ vai gáy là 1.5mm. Siêu âm động mạch tử cung là PI: 2.22 và RI: 0.85 - Kết luận: tăng sức cản động mạch tử cung. Bs cho toa Aspirin 81mg (mỗi sáng uống 1 viên). Em không biết đây là bệnh gì và thuốc Aspirin này có ảnh hưởng đến em bé không ạ?

Giảm kháng trở động mạch não giữa là sao?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  17265 lượt xem

Vợ tôi đang mang thai ở tuần 36, đi siêu âm Doppler màu, bs kết luận: Giảm kháng trở động mạch não giữa là sao - Có nguy hiểm không ạ? Mong bs tư vấn thêm cho tôi biết ạ?

Tăng trở kháng động mạch rốn, có sinh thường được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1751 lượt xem

Mang thai được 36,5 tuần, vợ em đi khám, kết quả siêu âm là: Nhịp tim thai 138 lần/ phút, ĐKLD 90mm, CDXD 69mm, CVB 321mm, CN 2814gr, ĐM Rốn S/D 3,4 ( 0.7). Vợ em có dây rốn quấn cổ 1 vòng. Lượng ối 13cm. Vị trí nhau bám: mặt trước nhóm 2. Độ trưởng thành 2. Kết luận: một thai sống trong tử cung ngôi đầu. Tăng trở kháng động mạch rốn. Đo tim thai, bs nói là có đáp ứng và hẹn 3-4 ngày sau tái khám. Vậy, tăng trở kháng động mạch rốn là sao - Với kết quả trên, vợ em có thể sinh thường không ạ?

Chỉ số động mạch rốn cao, có ảnh hưởng đến mẹ và bé không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3094 lượt xem

Em năm nay 25 tuổi, mang thai 37 tuần, đi khám, bs chẩn đoán chỉ số động mạch rốn cao (Um.a) S/D=3,3 RI=0.7, chỉ số động mạch nãm giữa (MCA): S/D=3,4 RI=0.71. Bác sĩ cho em hỏi chỉ số như vậy thì có ảnh hưởng đến mẹ và bé không ạ?

Tăng kháng trở động mạch rốn là thế nào?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  7485 lượt xem

Mang thai ở tuần 31,em vừa đi khám thai, mọi chỉ số đều bình thường, bs kết luận: Một thai sống ngôi đầu # 31 tuần. Theo lâm sàng, tăng kháng trở động mạch rốn. Em muốn hỏi, kết luận trên là thế nào ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây