1

Phẫu thuật cắt đường thông động - tĩnh mạch chạy thận nhân tạo do biến chứng hoặc sau ghép thận - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Là phẫu thuật thắt luồng thông giữa ĐM và TM chi ở Người bệnh chạy lọc máu chu kỳ do suy thận mạn.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Sau ghép thận, chức năng thận ghép tốt
  •  Cầu thông ĐM-TM có biến chứng (hẹp tắc, phồng, nhiễm trùng, chảy máu, vỡ, có hội chứng ăn cắp máu chi nặng, có suy tim phải).

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Có chống chỉ định của phẫu thuật mạch máu.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: gồm 2 kíp

  •  Kíp phẫu thuật: phẫu thuật viên chuyên khoa tim mạch, 1 trợ thủ, 1 dụng cụ viên và 1 chạy ngoài.
  •  Kíp gây mê: bác sĩ gây mê và 1 trợ thủ.

2. Người bệnh:

Chuẩn bị mổ theo quy trình mổ cấp cứu (chảy máu, nhiễm trùng cầu AVF) hoặc có chuẩn bị. Giải thích Người bệnh và gia đình theo quy định. Hoàn thiện các biên bản pháp lý.

3. Phương tiện:

  •  Dụng cụ phẫu thuật: Bộ dụng cụ phẫu thuật mạch máu vi phẫu
  •  Phương tiện gây mê: Gây tê tủy sống

4. Hồ sơ bệnh án:

Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án theo quy định chung của phẫu thuật (siêu âm, xét nghiệm, x quang ...). Đầy đủ thủ tục pháp lý (xác nhận chỉ định mổ cấp cứu của bác sỹ trưởng khoa, lãnh đạo...). Cần xác định rõ động mạch và tĩnh mạch cầu AVF để lựa chọn đường mổ. Xét nghiệm cần thiết gồm:

  •  X-quang ngực thẳng
  •  Nhóm máu
  •  Công thức máu toàn bộ
  •  Chức năng đông máu cầm máu toàn bộ
  •  Xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận
  •  Điện giải đồ
  •  Xét nghiệm nước tiểu

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ: đầy đủ theo quy định (hành chính, chuyên môn, pháp lý).

2. Kiểm tra người bệnh: đúng người (tên, tuổi ...), đúng bệnh.

3. Thực hiện kỹ thuật:

+ Kỹ thuật:

  • Cầu AVF tại cổ tay, khuỷu tay bằng TM tự thân:
  • Vô cảm và chuẩn bị người bệnh: Gây tê tại chỗ hoặc tê đám rối cánh tay (nên gây tê đám rối để đỡ biến dạng giải phẫu vùng mổ do thuốc tê); theo dõi huyết áp và điện tim, đặt tư thế; sát trùng; trải toan.
  • Tư thế cụ thể: Người bệnh nằm ngửa, sát khuẩn toàn bộ chi mổ (thường mổ ở tay). Người bệnh giang tay 90 độ.
  • Đường rạch da theo đương mổ làm AVF cũ (mở rộng lên trên và xuống dưới.
  • Bộc lộ ĐM của cầu AVF: có thể là ĐM trụ, ĐM quay hoặc ĐM cánh tay.
  • Bộc lộ TM của AVF.
  • Đánh giá ĐM và TM: Khẩu kính, tính chất thành mạch, ĐM có đập tốt không, thành TM có bị viêm, xơ, tắc nghẽn không.
  • Heparin toàn thân liều 50-100UI/kg
  • Xẻ dọc theo TM dẫn lưu máu của AVF, thắt TM này hoặc lấy bỏ trong trường hợp cần thiết.
  • Phục hồi lưu thông ĐM (nối mạch, khâu thành bên ĐM) hoặc thắt ĐM tùy từng trường hợp (thắt nếu tuần hoàn bàng hệ tốt).
  • Đặt dẫn lưu nếu cần thiết.
  • Đóng các vết mổ.
  • Cầu AVF bằng mạch nhân tạo.
  • Vô cảm và chuẩn bị người bệnh: mê toàn thân hoặc mask thanh quản; theo dõi huyết áp và điện tim, đặt tư thế; sát trùng; trải toan.
  • Tư thế cụ thể: Người bệnh nằm ngửa, sát khuẩn toàn bộ chi mổ.
  • Đường rạch da cần đủ dài để lấy toàn bộ mạch nhân tạo làm cầu AVF.
  • Bộc lộ ĐM của cầu AVF phía trên và phía dưới miệng nối.
  • Heparin toàn thân liều 50-100UI/kg.
  • Thắt miệng nối, phục hồi lưu thông ĐM (nối mạch, khâu thành bên ĐM) hoặc thắt ĐM tùy từng trường hợp (thắt nếu tuần hoàn bàng hệ tốt).
  • Lấy bỏ toàn bộ mạch nhân tạo làm cầu AVF.
  • Đặt dẫn lưu trong trường hợp cần thiết.
  • Đóng các vết mổ, kết thúc phẫu thuật.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi:

  •  Nhịp tim, mạch, huyết áp trong suốt quá trình phẫu thuật và hậu phẫu.
  •  Cho kháng sinh điều trị dự phòng nhiễm khuẩn; truyền máu và các dung dịch thay thế máu ... tuỳ theo tình trạng huyết động và các thông số xét nghiệm.
  •  Chạy thận cho người bệnh trước và sau mổ nếu cần thiết

2. Xử trí tai biến:

  •  Chảy máu: Chỉ định mổ lại cầm máu cấp cứu nếu máu chảy nhiều, không cầm qua vết mổ, có khối máu tụ lớn, chèn ép vào cấu nối, có rối loạn huyết động.
  •  Nhiễm trùng: Có thể tại chỗ hoặc toàn thân, xử trí từ nhẹ đến nặng bao gồm cắt chỉ cách quãng, mổ lại, thắt mạch, lấy bỏ mạch nhân tạo.
  •  Suy tim phải do tăng cung lượng tim phải, nếu cần thiết phải thắt cầu AVF.
  •  Hội chứng ăn cắp máu chi do giảm máu ĐM đến và tăng áp lực hệ TM nông: Nếu nặng cần làm hẹp cầu AVF hoặc thắt cầu AVF.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường
Các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường

Bệnh thần kinh ngoại biên là dạng biến chứng về thần kinh phổ biến nhất của bệnh đái tháo đường. Bệnh thần kinh ngoại biên có thể ảnh hưởng đến cẳng chân, bàn chân, ngón chân, bàn tay và cánh tay.

Suy thận mạn tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Suy thận mạn tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Thận là cơ quan có nhiệm vụ lọc dịch thừa và chất thải ra khỏi máu. Chất thải này sau đó sẽ đi ra ngoài theo nước tiểu. Suy thận mạn tính là tình trạng chức năng thận bị giảm hoặc mất hoàn toàn trong thời gian dài, có thể là nhiều tháng hoặc nhiều năm. Theo thời gian, chất thải và dịch sẽ tích tụ lại trong cơ thể. Tình trạng này còn được gọi là bệnh thận mạn tính.

Suy thận cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Suy thận cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Suy thận cấp tính còn được gọi là tổn thương thận cấp, có thể xảy ra ở cả những người mắc bệnh thận mạn tính và những người có chức năng thận bình thường. Chức năng thận có thể suy giảm chỉ trong vòng vài giờ hoặc vài ngày đến vài tuần.

Huyết khối tĩnh mạch thận: Nguyên nhân và cách điều trị
Huyết khối tĩnh mạch thận: Nguyên nhân và cách điều trị

Huyết khối tĩnh mạch thận là một tình trạng nghiêm trọng trong đó cục máu đông hình thành ở một hoặc cả hai tĩnh mạch thận.

Viêm cầu thận: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Viêm cầu thận: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Viêm cầu thận hay viêm thận là một bệnh lý nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và cần được điều trị ngay lập tức. Có hai loại viêm cầu thận là viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Yêu người đồng tính, muốn thụ tinh nhân tạo khi mới 24 tuổi?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  385 lượt xem

Em và người yêu em là đồng tính nữ. Bọn em muốn sinh con theo phương pháp thụ tinh nhân tạo. Hai bên gia đình đã thống nhất: Em (24 tuổi) sẽ mang bầu và người cho tinh trùng là em trai ruột (26 tuổi) của người yêu em. Cả hai đều có sức khoẻ tốt. Nhờ bs tư vấn biện pháp để giúp em thụ thai, quá trình làm, cũng như chi phí để bọn em sắp xếp. Cảm ơn bs ạ!

Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  692 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Có nên cho bé vào bồn tắm hoặc lau người bằng bọt biển để hạ sốt không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  814 lượt xem

Tôi nghe mọi người mách là lau người bằng bọt biển hoặc cho bé vào bồn tắm là có thể hạ sốt cho bé. Tôi có nên làm như vậy không? Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên ạ!

Tiêm phòng có khiến bé có nguy cơ cao bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1051 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  611 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây