1

Cấy máy taọ nhịp vĩnh viễn điều trị các rối loạn nhịp chậm - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG

Trước đây, tạo nhịp vĩnh viễn chỉ để điều trị các trường hợp rối loạn nhịp chậm có triệu chứng, không hồi phục được. Tuy nhiên, trong khoảng hai thập kỷ gần đây, việc cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn có kèm theo chức năng sốc điện phá rung tự động để điều trị các trường hợp rối loạn nhịp thất nguy hiểm có nguy cơ đột tử cao đã được ngày càng phát triển. Những tiến bộ trong điều trị suy tim như tạo nhịp tim đồng bộ hai buồng, ba buồng tim đã cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim nặng, giảm tỷ lệ tử vong và những biến cố của suy tim.

II. CHỈ ĐỊNH

Cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn được chỉ định trong các trường hợp:

  •  Block nhĩ thất các mức độ có triệu chứng.
  •  Block 2 nhánh, 3 nhánh mạn tính.
  •  Hội chứng suy nút xoang.
  •  Ngất qua trung gian thần kinh.
  •  Hội chứng xoang cảnh nhạy cảm.
  •  Bệnh cơ tim phì đại.
  •  Bệnh cơ tim giãn.
  •  Suy tim nặng có mất đồng bộ giữa các buồng tim.
  •  Hội chứng Brugada.
  •  Những trường hợp nguy cơ đột tử do rối loạn nhịp thất như: sau can thiệp mạch vành, chức năng tim giảm EF < 30%.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Các trường hợp rối loạn nhịp cấp tính do viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim cấp.
  •  Nhịp chậm không có triệu chứng.
  •  Suy tim quá nặng mất bù.
  •  Nhiễm trùng cấp tính.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  •  02 bác sĩ chuyên khoa tim mạch can thiệp được đào tạo về kỹ thuật này.
  •  01 điều dưỡng phụ giúp.
  •  01 kỹ thuật viên lập trình máy.

2. Phương tiện

  •  Máy chụp mạch hoặc máy soi có màn huỳnh quang kỹ thuật số.
  •  Máy điện tim có màn hình theo dõi liên tục.
  •  Máy sốc điện.
  •  Máy tạo nhịp tạm thời và dây điện cực (khi cần thiết).
  •  Máy lập trình có thể đo được một số thông số cơ bản.
  •  Bơm tiêm và kim gây tê.
  •  Bộ dụng cụ tiểu phẫu vô khuẩn.
  •  Chỉ khâu.
  •  Bộ áo phẫu thuật, khăn mổ, gạc vô khuẩn, găng phẫu thuật.
  •  Cồn sát khuẩn: cồn Betadine, cồn 900...
  •  Thuốc: thuốc gây tê, các thuốc cấp cứu trong tim mạch...
  •  Bộ máy tạo nhịp vĩnh viễn, dây điện cực và Introducer tương thích.

3. Người bệnh

  •  Có chỉ định cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn.
  •  Được giải thích kỹ lưỡng về mục đích, hiệu quả cũng như là các biến chứng có thể của thủ thuật.
  •  Người bệnh hoặc gia đình viết giấy cam đoan làm thủ thuật.
  •  Được làm các xét nghiệm cơ bản: đông máu cơ bản, siêu âm tim, điện tâm đồ, chụp X quang tim phổi,...

4. Hồ sơ bệnh án

Theo quy định của Bộ Y tế.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  •  Kiểm tra hồ sơ bệnh án theo quy định của Bộ Y tế.
  •  Kiểm tra tình trạng người bệnh có đủ các điều kiện để cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn.
  •  Kháng sinh dự phòng trước thủ thuật.
  •  Đường vào có thể thông qua bộc lộ tĩnh mạch đầu hay chọc tĩnh mạch dưới đòn.
  •  Sát trùng rộng tại vị trí chọc mạch.
  •  Gây tê, bộc lộ tĩnh mạch đầu hoặc chọc mạch theo phương pháp Seldinger.
  •  Luồn guidewire qua kim chọc mạch.
  •  Làm túi máy.
  •  Đưa dây điện cực qua Introducer, dưới màn huỳnh quang tăng sáng hoặc máy chụp mạch, đẩy dây điện cực tới các vị trí cần thiết trong buồng nhĩ phải, thất phải, xoang vành,....
  •  Đo các thông số cần thiết: ngưỡng tạo nhịp, biên độ sóng P, R, điện trở.
  •  Cố định dây điện cực, lắp máy.
  •  Đóng túi máy.
  •  Băng vô khuẩn.

VI. THEO DÕI

  • Các chỉ số sống: nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở.
  • Khám tim mạch, làm điện tâm đồ, làm siêu âm tim nếu cần thiết.
  • Khám phổi, chụp X quang tim phổi nếu cần thiết.
  • Tại vị trí cấy máy tạo nhịp.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Chảy máu

  •  Do chọc vào động mạch dưới đòn, do dùng thuốc chống đông:
  •  Ép mạch tại vị trí chọc 5-10 phút. Dùng các thuốc cầm máu nếu cần.

2. Tràn khí màng phổi

Chọc hút và dẫn lưu nếu tràn khí nhiều.

3. Tràn máu màng phổi

Chọc hút và dẫn lưu.

4. Tràn máu màng tim

  •  Theo dõi nếu số lượng ít.
  •  Chọc hút và dẫn lưu nếu tràn máu màng tim nhiều.

5. Phản ứng cường phế vị

  •  Nâng cao hai chân.
  •  Truyền dịch nhanh.
  •  Dùng atropin.

6. Rối loạn nhịp tim

  •  Thường do dây điện cực gây ra.
  •  Thao tác nhẹ nhàng, tránh thô bạo. Chuyển vị trí khác nếu cần. Dùng thuốc chống loạn nhịp hoặc sốc điện nếu cần.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn điều trị tái đồng bộ tim (CRT) - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Điều trị rối loạn nhịp thất bằng sóng tần số Radio - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Sốc điện điều trị các rối loạn nhịp nhanh - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Kích thích tim vượt tần số điều trị loạn nhịp - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Điều trị nhịp nhanh nhĩ và cuồng nhĩ bằng sóng tần số Radio - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Châm cứu có thể điều trị rối loạn cương dương?
Châm cứu có thể điều trị rối loạn cương dương?

Châm cứu là một phương pháp được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Vậy phương pháp này có thể điều trị chứng rối loạn cương dương không?

Bài tập tuyệt vời khi mang thai: Tập thể dục nhịp điệu mức độ thấp
Bài tập tuyệt vời khi mang thai: Tập thể dục nhịp điệu mức độ thấp

Việc tập thể dục nhịp điệu giúp cải thiện hệ thống tim mạch (tim, phổi và mạch máu) và duy trì sự săn chắc của cơ bắp.

Loạn nhịp xoang là gì?
Loạn nhịp xoang là gì?

Rối loạn nhịp xoang là tình trạng nhịp tim không đều, quá nhanh hoặc quá chậm.

Độn Dương Vật Bằng Mô Da Nhân Tạo Mang Lại Kết Quả Tự Nhiên, Bền Vĩnh Viễn
Độn Dương Vật Bằng Mô Da Nhân Tạo Mang Lại Kết Quả Tự Nhiên, Bền Vĩnh Viễn

Kỹ thuật độn vật liệu mô da nhân tạo làm to và dài dương vật mới nhất hiện nay của nam khoa Penuma.

Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ
Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ

Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu hiện nay được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả điều trị chứng rối loạn cương dương.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Kem dưỡng ẩm có chữa chàm sữa được không?
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1442 lượt xem

Con em mới được 10 ngày tuổi đã bị chàm sữa ở 2 vùng má. Em không dám bôi thuốc gì hết. 2-3 ngày đầu e bôi sữa mẹ lên má của con nhưng không thấy đỡ. Con còn non nớt, chẳng dám bôi thuốc corti nào hết cả. Lên trên mạng thì thấy khuyên dùng kem dưỡng ẩm. Nhưng em nghĩ, bị bệnh sao lại dùng dưỡng ẩm. Vậy thưa bác sĩ, kem dưỡng ẩm có chữa được chàm sữa không ạ? Nếu em chỉ dùng mỗi kem dưỡng ẩm cho con thôi thì có được không ạ?

Nguyên nhân khiến trẻ bị chàm sữa, viêm da cơ địa
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1045 lượt xem

Mình năm nay 32 tuổi đã sinh sang bé thứ 2. Bé đầu thì không sao. Bé thứ 2 đưa đi khám bác sĩ kết luận bị viêm da cơ địa. Không hiểu sao bây giờ mình đi đâu cũng nhìn thấy rất nhiều bé bị giống bé nhà mình, trước kia thì chẳng thấy mấy. Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân tại sao bây giờ có nhiều bé bị như thế không ạ?

Trẻ bị chàm sữa khi lớn lên có khỏi không?
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  878 lượt xem

Bệnh chàm sữa có khỏi hẳn được không? Cháu nội tôi được hơn 1 tháng tuổi thì mắc chàm sữa. Bây giờ bé đã được 4 tháng. Bệnh cứ luẩn quẩn, khi lặn khi khỏi. Lớn lên bé có khỏi bệnh không?

Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1186 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh tuyến giáp cần biết điều gì trước khi có thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1029 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây