1

Kích thích tim vượt tần số điều trị loạn nhịp - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG

Tạo nhịp vượt tần số (kích thích tim vượt tần số) là một biện pháp điều trị cơ bản, trực tiếp để cắt các cơn nhịp nhanh mà các biện pháp điều trị cấp cứu khác không có hiệu quả. Đồng thời tạo nhịp vượt tần số cũng là phương pháp cơ bản cho việc phát triển kỹ thuật can thiệp điều trị rối loạn nhịp tim như điều trị bằng Radio frequency (RF) hay cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn,...

II. CHỈ ĐỊNH

1. Cơn nhịp nhanh trên thất

  •  Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất.
  •  Cơn cuồng nhĩ đáp ứng thất nhanh.
  •  Cơn rung nhĩ đáp ứng thất nhanh.
  •  Cơn nhịp nhanh nhĩ.

2. Cơn nhịp nhanh thất bền bỉ

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định tuyệt đối.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  •  01 bác sĩ trực tiếp làm thủ thuật.
  •  01 điều dưỡng phụ giúp.
  •  01 kỹ thuật viên hoặc 01 kĩ sư của buồng máy chụp mạch (nếu thực hiện tại phòng máy chụp mạch).

2. Phương tiện

  •  Giường cấp cứu.
  •  Thuốc cấp cứu: đủ các thuốc cấp cứu thiết yếu về tim mạch và nội khoa nói chung.
  •  Máy chụp, chiếu X quang có màn tăng sáng.
  •  Máy sốc điện, tạo nhịp tim tạm thời, hệ thống monitor theo dõi trong suốt quá trình làm thủ thuật.
  • Dây điện cực và cable nối có khả năng nhận tín hiệu điện trong buồng tim và có khả năng dẫn xung kích thích từ máy tạo nhịp tim.
  •  Máy tạo nhịp có chức năng tạo nhịp vượt tần số với kích thích tạo nhịp tim từ 150-400 ck/phút.
  •  Introduce 5F, 6F.
  •  Dây điện cực biopolar/unipolar các kích cỡ 4F, 5F, 6F và cáp nối cùng loại.
  •  Dung dịch NaCl 0,9%.
  •  Dung dich gây tê tại chỗ: novocain 2%.
  •  Bơm tiêm nhựa dùng 01 lần: 10 ml: 2 chiếc; 5 ml: 1 chiếc.
  •  Kim chọc mạch: 01 chiếc.
  •  Gạc vô khuẩn, khăn mổ vuông, găng tay vô khuẩn các cỡ.
  •  Bơm tiêm đặc biệt bơm thuốc cản quang và thuốc cản quang chỉ dùng cho những trường hợp cần thiết.
  •  Băng ép cầm máu dùng khi kết thúc thủ thuật.

3. Người bệnh

  •  Người bệnh được chỉ định tạo nhịp vượt tần số theo yêu cầu lâm sàng.
  •  Trước khi tiến hành thủ thuật, bác sĩ thăm khám người bệnh cẩn thận, giải thích đầy đủ cho người bệnh, làm các xét nghiệm cần thiết. Vệ sinh cá nhân và viết cam kết thủ thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

Hoàn thiện theo quy định của Bộ Y tế.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án theo quy định chung

2. Kiểm tra người bệnh có đúng chỉ định và đã giải thích đầy đủ thông tin với người bệnh và người nhà người bệnh

3. Tiến hành thủ thuật

  •  Đường vào có thể qua đường tĩnh mạch lớn như: tĩnh mạch cảnh, tĩnh mạch dưới đòn, tĩnh mạch đùi.
  •  Đưa điện cực qua tĩnh mạch trên vào trong buồng tim: buồng nhĩ phải hoặc thất phải tùy theo mục đích tạo nhịp vượt tần số tại buồng nhĩ hay buồng thất.
  •  Đưa điện cực từ từ vào buồng tim cho đến khi nhận thấy tín hiệu điện học của nhĩ phải hay thất phải trên monitor theo dõi.
  •  Nếu dưới màn tăng sáng việc đưa điện cực vào buồng nhĩ hay buồng thất sẽ thuận lợi hơn.
  •  Tiến hành tạo nhịp vượt tần số với tần số nhanh hơn tần số tim hiện tại (thông thường nhanh hơn 10 chu kỳ). Có thể tăng dần tần số cho đến khi cắt được cơn nhịp nhanh. Chú ý với nhịp nhanh thất khi tạo nhịp vượt tần số không tạo nhịp quá nhanh (trên 250 chu kỳ/phút). Mỗi chu kỳ tạo nhịp vượt tần số từ 5 đến 10 nhịp.
  •  Khi cắt được cơn nhịp nhanh có thể lưu lại điện cực để tạo nhịp vượt tần số nêu cơn nhịp nhanh tái phát.
  •  Trong một số trường hợp tạo nhịp vượt tần số không cắt được cơn nhịp nhanh có thể áp dụng các biện pháp điều trị khác.

VI. THEO DÕI

  •  Sau khi tạo nhịp vượt tần số, người bệnh tiếp tục được theo dõi tiếp tại phòng điều trị tích cực.
  •  Người bệnh được theo dõi nhịp tim, huyết áp, nhịp thở, SpO2, nhiệt độ liên tục trong 24 giờ sau thủ thuật.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Ngừng tim vô tâm thu: ép tim ngoài lồng ngực, tạo nhịp tạm thời. Đề phòng phải có hệ thống theo dõi hoạt động tốt, chú ý theo dõi người bệnh.
  •  Rung thất: bình tĩnh sốc điện với liều điện 150-200 J (Biphasic) hoặc 200-300 J (monophasic).
  •  Cường phế vị: lập tức nâng 2 chân người bệnh vuông góc với bàn can thiệp 900, atropin tĩnh mạch, truyền dịch nhanh. Đề phòng giải thích để người bệnh an tâm, chuẩn bị gây tê tại chỗ, giảm đau tốt.
  •  Tắc mạch do cục máu đông mới hình thành: dự phòng bằng heparin tĩnh mạch 2000-5000 UI, không để cục máu đông trong lòng introduce.
  •  Chảy máu, gây tụ máu tại vùng chọc kim: băng ép, kiểm tra không chảy máu, mạch dưới chỗ băng ép rõ, không tê. Ghi chép đầy đủ rõ ràng những điều cần chú ý theo dõi vào hồ sơ.
  •  Thủng tim, ép tim cấp: bình tĩnh truyền dịch nhanh nâng huyết áp, kiểm tra lại lượng dịch màng tim bằng soi X quang và siêu âm tim, chọc hút dẫn lưu kín dịch màng tim. Theo dõi sát cần thiết chuyển ngoại khoa tim mạch khâu cầm máu. Đề phòng: tiến hành thận trọng từng bước, luôn luôn soi X quang kiểm tra vị trí điện cực di chuyển trong buồng tim và lòng mạch.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Điều trị rối loạn nhịp thất bằng sóng tần số Radio - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Sốc điện điều trị các rối loạn nhịp nhanh - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Kỹ thuật kích thích điện điều trị rối loạn nuốt và phát âm - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật kích thích điện thần kinh chày sau qua da (PTNS) điều trị rối loạn tiểu tiện - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật kích thích điện thần kinh cùng điều trị rối loạn tiểu tiện - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Điều trị rối loạn cương dương bằng sóng xung kích (shockwave therapy) có hiệu quả không?
Điều trị rối loạn cương dương bằng sóng xung kích (shockwave therapy) có hiệu quả không?

Mặc dù chưa phải là phương pháp điều trị rối loạn cương dương được FDA phê duyệt nhưng các nghiên cứu cho thấy chức năng cương dương được cải thiện sau khi điều trị bằng liệu pháp sóng xung kích.

Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng phương pháp kích thích điện thần kinh chày
Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng phương pháp kích thích điện thần kinh chày

Có nhiều phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt, gồm có thay đổi lối sống, dùng thuốc làm giãn cơ bàng quang hay tiêm Botox vào bàng quang. Kích thích điện thần kinh chày qua da (percutaneous tibial nerve stimulation) cũng là một phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt.

Kích thích điện thần kinh cùng để điều trị bàng quang tăng hoạt
Kích thích điện thần kinh cùng để điều trị bàng quang tăng hoạt

Kích thích điện thần kinh cùng hay điều hòa dây thần kinh cùng là một phương pháp điều trị hiệu quả cho hội chứng bàng quang tăng hoạt. Trong phương pháp điều trị này, một điện cực được cấy dưới da của người bệnh, điện cực sẽ phát xung điện để kích thích các dây thần kinh xung quanh bàng quang.

HIệu quả của kích thích điện thần kinh trong điều trị bàng quang tăng hoạt
HIệu quả của kích thích điện thần kinh trong điều trị bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là một tình trạng phổ biến có triệu chứng điển hình là tiểu gấp và buồn tiểu liên tục. Người bị bàng quang tăng hoạt còn có thể bị tiểu không tự chủ. Một phương pháp điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt là kích thích điện thần kinh. Đây là phương pháp truyền dòng điện nhẹ qua các dây thần kinh và cơ kiểm soát việc đi tiểu. Điều này có thể giúp khôi phục khả năng kiểm soát bàng quang, nhờ đó giảm triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng kích thích điện thần kinh: Hiệu quả và rủi ro
Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng kích thích điện thần kinh: Hiệu quả và rủi ro

Bàng quang tăng hoạt (OAB) là một vấn đề gây phiền toái. Mặc dù không thể chữa khỏi được nhưng có nhiều cách để kiểm soát các triệu chứng. Nếu đã thử thay đổi thói quen sống, dùng thuốc hoặc kết hợp cả hai mà tình trạng vẫn không mấy cải thiện thì bạn có thể cân nhắc các giải pháp điều trị khác, gồm có kích thích điện thần kinh.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
18t kích thích vú có sao ko ạ
  •  1 năm trước
  •  0 trả lời
  •  249 lượt xem

Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1178 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh tuyến giáp cần biết điều gì trước khi có thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1019 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tôi nghĩ chân mình to hơn khi mang thai, điều này có thể không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  842 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi cảm thấy chân mình to hơn trong khi mang thai. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Dùng thuốc kháng vi rút như Tamiflu để điều trị cúm ở bà bầu có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  815 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi dùng thuốc kháng vi rút như Tamiflu để điều trị cúm ở bà bầu có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây