Kỹ thuật kích thích điện thần kinh chày sau qua da (PTNS) điều trị rối loạn tiểu tiện - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
Kích thích điện là ứng dụng dòng điện để kích thích đáy chậu hay các dây thần kinh chi phối cho hoạt động của bàng quang, trực tràng. Mục đích của kích thích điện là trực tiếp kích thích tạo ra phản ứng hay điều chỉnh lại những rối loạn chức năng đường tiết niệu dưới, rối loạn chức năng đường ruột, rối loạn chức năng tình dục. Kích thích điện điều trị bao gồm kích thích thần kinh chày sau qua da (PTNS).
II. CHỈ ĐỊNH
- Bàng quang tăng hoạt.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh bị bệnh tim nặng.
- Đang có thai.
- Nhiễm khuẩn tiết niệu.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ, điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên được đào tạo.
2. Phương tiện
- Bàn tập, phòng tập, máy kích thích điện.
3. Người bệnh
- Giải thích cho người bệnh hiểu và tích cực tham gia tập luyện kiên trì theo chương trình tập.
4. Hồ sơ bệnh án
- Bệnh án chẩn đoán, các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán và phiếu chỉ định của bác sĩ.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
- Kiểm tra lại hồ sơ bệnh án và các phiếu chỉ định.
2. Kiểm tra người bệnh
- Kiểm tra người bệnh xem đúng chỉ định không.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Bước 1: đặt điện cực: điện cực bề mặt hoặc điện cực kim.
- Bước 2: vị trí đặt điện cực: một điện cực bề mặt đặt ở mặt sau trong mắt cá chân (âm) và một điện cực đặt ở vị trí trên điện cực thứ nhất 10 cm.
- Bước 3: chọn các thông số kích thích:
- Tần số: 20 Hz.
- Cường độ dòng điện: 30 - 50 Ma.
- Độ rộng của xung 200 - 250μs, hình dạng của xung (ví dụ : chữ nhật, hai pha).
- Thời gian nghỉ giữa hai xung: thường kéo dài bằng thời gian xung kích thích 200 - 250 μs.
- Bước 4: bấm máy kích thích
- Thời gian điều trị: mỗi lần 20 - 30 phút, 2 - 3 lần/tuần, cách ngày và thời gian toàn bộ liệu trình 4 - 6 tuần.
- Bước 5: kết thúc điều trị
- Thu dọn máy.
- Kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh, hỏi thăm, dặn dò.
- Ghi chép hồ sơ.
4. Những điểm lưu ý
- Đặt đúng vị trí điện cực, đảm bảo đúng thông số kích thích, giải thích người bệnh thực hiện đầy đủ liệu trình điều trị.
VI. THEO DÕI
- Theo dõi và hướng dẫn người bệnh làm đúng động tác, kiểm tra từng giai đoạn để sửa những sai sót của người bệnh tránh thành thói quen xấu, không có hiệu quả.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Điện giật, bỏng: xử trí theo quy định.
- Đau cơ: thuốc giảm đau, nghỉ ngơi, các biện pháp vật lí trị liệu.
- Tập quá sức: nghỉ ngơi.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Có nhiều phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt, gồm có thay đổi lối sống, dùng thuốc làm giãn cơ bàng quang hay tiêm Botox vào bàng quang. Kích thích điện thần kinh chày qua da (percutaneous tibial nerve stimulation) cũng là một phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt.
Kích thích điện thần kinh cùng hay điều hòa dây thần kinh cùng là một phương pháp điều trị hiệu quả cho hội chứng bàng quang tăng hoạt. Trong phương pháp điều trị này, một điện cực được cấy dưới da của người bệnh, điện cực sẽ phát xung điện để kích thích các dây thần kinh xung quanh bàng quang.
Bàng quang tăng hoạt là một tình trạng phổ biến có triệu chứng điển hình là tiểu gấp và buồn tiểu liên tục. Người bị bàng quang tăng hoạt còn có thể bị tiểu không tự chủ. Một phương pháp điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt là kích thích điện thần kinh. Đây là phương pháp truyền dòng điện nhẹ qua các dây thần kinh và cơ kiểm soát việc đi tiểu. Điều này có thể giúp khôi phục khả năng kiểm soát bàng quang, nhờ đó giảm triệu chứng bàng quang tăng hoạt.
Bàng quang tăng hoạt (OAB) là một vấn đề gây phiền toái. Mặc dù không thể chữa khỏi được nhưng có nhiều cách để kiểm soát các triệu chứng. Nếu đã thử thay đổi thói quen sống, dùng thuốc hoặc kết hợp cả hai mà tình trạng vẫn không mấy cải thiện thì bạn có thể cân nhắc các giải pháp điều trị khác, gồm có kích thích điện thần kinh.
Ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh ung thư rất phổ biến ở nam giới. Đây là một căn bệnh có thể điều trị được, đặc biệt là khi được phát hiện sớm. Điều trị giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh nhưng các phương pháp điều trị ung thư đều đi kèm tác dụng phụ, thậm chí là tác dụng phụ nghiêm trọng. Một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất là rối loạn cương dương.
- 1 trả lời
- 917 lượt xem
- Bác sĩ ơi, bà bầu bị tiền sản giật có nên tự kiểm tra protein nước tiểu tại nhà không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 3378 lượt xem
Bé nhà tôi thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh. Tôi phải làm gì để khắc phục tình trạng này, thưa bác sĩ?
- 0 trả lời
- 3187 lượt xem
Thai em 20w rồi, nhưng xét nghiệm máu lại bị dị tật ống thần kinh (nguy cơ cao), bác sĩ tư vấn làm xét nghiệm chọc ối, giờ e hoang mang lo lắng quá. Lúc 12 tuần em bị ra huyết phải nằm viện đến 16 tuần. Liệu em có phải chọc ối không ạ, hay chỉ siêu âm cũng thấy dị tật rồi?
- 1 trả lời
- 2587 lượt xem
Em sinh bé nặng 3,8kg. Nay bé được 3 tháng và nặng 6,5kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Thông thường, bé đi ị 4-5 lần một ngày. Nhưng 2 hôm nay bé đi rất nhiều. Ngày phải đến 10 lần. Phân có cả nước, màu vàng hoa cà. Có lúc đi chỉ toàn nước không, lắm khi tè cũng ra phân. Nhưng được cái bé vẫn chơi, ăn, ngủ bình thường ạ. Bé nhà em như vậy có phải bị tiêu chảy không ạ? Và em phải làm gì để khắc phục tình trạng này?
- 1 trả lời
- 829 lượt xem
Tôi đang chăm con nhỏ được hơn 7 tháng. Bé vẫn đang bú mẹ. Tuy nhiên tôi lại bị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh. Bác sĩ có kê các loại thuốc: trinopast 75mg và Arcoxia cho tôi uống. Khi đang cho con bú thì tôi có thể uống các loại thuốc này được không? Có ảnh hưởng đến em bé không ạ?