1

Kỹ thuật tập bàng quang trong điều trị rối loạn tiểu tiện - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Tập luyện bàng quang là phương pháp tập cho người bệnh kiểm soát bàng quang thông quan thay đổi hành vi. Tập luyện bàng quang có thể đơn thuần hoặc phối hợp với các biện pháp điều trị khác như thuốc, tập luyện cơ đáy chậu. Mục tiêu của tập luyện bàng quang là hoàn thành hoặc đưa về mức bình thường hoặc gần như bình thường trong khả năng đi tiểu của người bệnh.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Rối loạn tăng cảm giác bàng quang hoặc bàng quang tăng hoạt.
  •  Những triệu chứng được gây ra bởi một vấn đề tâm lý.
  •  Rối loạn tiểu tiện không đáp ứng điều trị.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Nhiễm khuẩn tiết niệu.
  •  Rối loạn nhận thức.
  •  Không hợp tác được với nhân viên y tế.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  •  Bác sĩ phục hồi chức năng.
  •  Điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên phục hồi chức năng được đào tạo kỹ thuật.

2. Phương tiện

  • Bàn tập, phòng tập.

3. Người bệnh

  • Giải thích cho người bệnh hiểu và tích cực tham gia tập luyện kiên trì theo chương trình tập.

4. Hồ sơ bệnh án

  • Bệnh án chẩn đoán, các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán và phiếu chỉ định của bác sĩ.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

  • Kiểm tra lại hồ sơ bệnh án và các phiếu chỉ định.

2. Kiểm tra người bệnh

  • Kiểm tra người bệnh xem đúng chỉ định không.

3. Thực hiện kỹ thuật

Khi cân nhắc sử dụng biện pháp thay đổi hành vi, cần nghiên cứu kỹ, toàn diện những tương tác có thể có giữa triệu chứng của người bệnh, tình trạng chung và môi trường sống. Cần cụ thể hóa những mục sau:

- Bước 1. Yêu cầu người bệnh đặt thời gian đi tiểu theo lịch thời gian biểu.

 -Bước 2. Yêu cầu người bệnh nhịn tiểu và giữ khoảng cách giữa hai lần đi tiểu tăng dần để đạt tới giới hạn đổ đầy bàng quang sinh lý.

  •  Yêu cầu người bệnh đi tiểu theo thời gian biểu đ được lập sẵn dựa vào nhật ký nước tiểu đ được theo dõi trước.
  •  Khoảng cách giữa hai lần đi tiểu thường cố định theo khoảng thời gian đổ đầy bàng quang (2 - 4 giờ).
  •  Phương pháp này thường áp dụng cho những người bệnh bị bàng quang thần kinh mà phải sử dụng thông tiểu ngắt quãng sạch để thoát nước tiểu.

- Bước 3. Đánh giá quá trình tập luyện.

  • Đánh giá kết quả tập bàng quang bằng nhật ký đi tiểu (thường áp dụng 3 ngày) sau mỗi liệu trình điều trị.

- Những điểm lưu ý:

  • Kết quả điều trị nên được ghi vào hồ sơ bệnh án và sử dụng cùng phương pháp khi đánh giá tình trạng tiểu tiện ban đầu.

- Thời gian tập từ 15 - 45 phút.

VI. THEO DÕI

  • Theo dõi và hướng dẫn người bệnh làm đúng động tác, kiểm tra từng giai đoạn để sửa những sai sót của người bệnh tránh thành thói quen xấu, không có hiệu quả.

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

  • Đau bàng quang và vùng đáy chậu: hướng dẫn tập đúng, thư gi n tránh các động tác thay thế. Nếu không đỡ cần tìm nguyên nhân khác có thể gây đau bàng quang, đáy chậu như viêm bàng quang...
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật thay đổi hành vi trong điều trị rối loạn tiểu tiện và đại tiện - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật đặt võng nâng cổ bàng quang (Sling) trong tiểu không kiểm soát  khi gắng sức - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật kích thích điện thần kinh chày sau qua da (PTNS) điều trị rối loạn tiểu tiện - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật kích thích điện thần kinh cùng điều trị rối loạn tiểu tiện - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu trong điều trị ung thư bàng quang
Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu trong điều trị ung thư bàng quang

Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu tạo ra một con đường mới để đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể sau khi cắt bỏ bàng quang. Có ba loại phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu, hai trong số đó giúp người bệnh kiểm soát thời điểm đi tiểu.

Điều trị són tiểu bằng thủ thuật treo cổ bàng quang
Điều trị són tiểu bằng thủ thuật treo cổ bàng quang

Treo cổ bàng quang là một giải pháp cho những trường hợp bị tiểu không tự chủ khi tăng áp lực nghiêm trọng, các triệu chứng gây cản trở cuộc sống hàng ngày và các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Điều trị rối loạn cương dương sau phẫu thuật tuyến tiền liệt
Điều trị rối loạn cương dương sau phẫu thuật tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh ung thư rất phổ biến ở nam giới. Đây là một căn bệnh có thể điều trị được, đặc biệt là khi được phát hiện sớm. Điều trị giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh nhưng các phương pháp điều trị ung thư đều đi kèm tác dụng phụ, thậm chí là tác dụng phụ nghiêm trọng. Một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất là rối loạn cương dương.

Các loại phẫu thuật điều trị bàng quang tăng hoạt
Các loại phẫu thuật điều trị bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder - OAB) là tình trạng cơ bàng quang co bóp không tự chủ, gây buồn tiểu liên tục. Cơn buồn tiểu có thể xảy đến đột ngột và người bệnh bị rò rỉ nước tiểu khi chưa kịp vào nhà vệ sinh. Bàng quang tăng hoạt gây ảnh hưởng lớn đến công việc, sinh hoạt hàng ngày, chức năng tình dục và giấc ngủ của người bệnh. Bàng quang tăng hoạt thậm chí còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần.

HIệu quả của kích thích điện thần kinh trong điều trị bàng quang tăng hoạt
HIệu quả của kích thích điện thần kinh trong điều trị bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là một tình trạng phổ biến có triệu chứng điển hình là tiểu gấp và buồn tiểu liên tục. Người bị bàng quang tăng hoạt còn có thể bị tiểu không tự chủ. Một phương pháp điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt là kích thích điện thần kinh. Đây là phương pháp truyền dòng điện nhẹ qua các dây thần kinh và cơ kiểm soát việc đi tiểu. Điều này có thể giúp khôi phục khả năng kiểm soát bàng quang, nhờ đó giảm triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bị tiền sản giật có nên tự kiểm tra protein nước tiểu tại nhà không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  907 lượt xem

- Bác sĩ ơi, bà bầu bị tiền sản giật có nên tự kiểm tra protein nước tiểu tại nhà không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  756 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ 5 tháng 20 ngày xuất hiện chấm hồng hồng cam cam trong bỉm nước tiểu có nguy hiểm gì không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3041 lượt xem

Hiện tại bé trai nhà em đang được 5 tháng 20 ngày và nặng 8,5kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Cách đây 1 tuần em thấy trong bỉm của bé xuất hiện những chấm nước tiểu màu hơi hồng hồng cam cam, không đỏ đậm như máu. Còn lại nước tiểu bình thường thì vẫn màu vàng nhạt. Em có kiểm tra đầu chim của bé nhưng không hề thấy xây xát gì, cũng không có máu. Từ 1 tháng tuổi đến nay ngày nào bé cũng uống bổ sung 1 giọt Aquadetrim vitamin D3. Em có ngưng cho bé uống thì không thấy chấm hồng cam nữa. Hàng ngày bé vẫn ăn, ngủ, chơi bình thường. Bé nhà em bị như vậy có nguy hiểm không? Em có nên tiếp tục cho bé uống Vitamin D3 nữa không ạ?

Có nên mua sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa và sữa non hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé quảng cáo ở trên mạng không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  452 lượt xem

Bé nhà em hiện đang được 2 tháng 15 ngày tuổi. Em cho bé bú sữa công thức là chủ yếu vì em rất ít sữa. Em có tham khảo trên mạng thì thấy có nhiều sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa hay sữa non hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé. Không biết em có nên mua cho bé dùng không ạ?

Trẻ mới sinh nằm quạt điều hòa không khí bằng hơi nước có được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1222 lượt xem

Em sinh bé bằng phương pháp sinh hút. Bé nặng 3,2kg ạ. Hàng ngày em sử dụng quạt điều hòa không khí bằng hơi nước để cho bé ngủ. Trẻ mới sinh dùng quạt điều hòa không khí hơi nước có được không ạ? Ban ngày nhiệt độ phòng là 32 độ, ban đêm là 27 đến 29 độ. Em có đắp thêm chăn lông cho bé. Nhiệt độ như vậy mà đắp thêm chăn lông thì bé có bị nóng không ạ? Ngoài ra bé nhà em hay quẫy đạp và cả hay nấc cục nữa ạ. Bé như vậy có bình thường không, thưa bác sĩ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây