1

Kỹ thuật thay đổi hành vi trong điều trị rối loạn tiểu tiện và đại tiện - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Thay đổi hành vi là biện pháp điều trị không sử dụng thuốc và thường là lựa chọn đầu tiên để điều trị người bệnh rối loạn đại, tiểu tiện. Thay đổi hành vi giúp người bệnh hiểu vấn đề họ gặp phải, điều chỉnh và thay đổi chế độ ăn, lối sống của mình và môi trường để kiểm soát một cách chủ động rối loạn tiểu tiện, đại tiện.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Rối loạn chức năng tiểu tiện không do nguyên nhân tổn thương thực thể như: tiểu nhiều lần, tiểu đêm, rối loạn cảm giác bàng quang hay rối loạn tiểu tiện do yếu tố tâm lý, ...
  •  Rối loạn đại tiện: đại tiện nhiều lần, són phân do tăng cảm giác hậu môn trực tràng, rối loạn đại tiện do tâm lý...

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Không có chống chỉ định.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên được đào tạo.

2. Phương tiện

  • Bàn tập, phòng tập yên tĩnh.

3. Người bệnh

  • Giải thích cho người bệnh hiểu và tích cực tham gia tập luyện kiên trì theo chương trình tập.

4. Hồ sơ bệnh án

  • Bệnh án chẩn đoán, các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán và phiếu chỉ định của bác sĩ.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

  • Kiểm tra lại hồ sơ bệnh án và các phiếu chỉ định.

2. Kiểm tra người bệnh

  • Kiểm tra người bệnh xem đúng chỉ định không.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Bước 1. Tập đi tiểu và đại tiện theo giờ

  •  Đối với người bệnh có rối loạn về tiểu tiện: hướng dẫn người bệnh tập đi tiểu theo giờ 2 - 3 giờ đi tiểu một lần kem theo hướng dẫn người bệnh ghi chép qua nhật ký đi tiểu. Thông qua kết quả ghi nhật ký đi tiểu để theo dõi thời gian giữa hai lần đi tiểu, lượng nước tiểu mỗi lần đi tiểu, số lần đi tiểu trong ngày và lượng nước uống, lượng nước tiểu trong ngày để hướng dẫn người bệnh điều chỉnh tiếp cho đến khi thực hiện được.
  •  Đối với người bệnh có đại tiện không tự chủ: hướng dẫn người bệnh đi đại tiện theo ngày, mỗi ngày 01 lần vào những giờ nhất định. Cần giải thích cho người bệnh hiểu được sự cần thiết bài tập và kiên trì thực hiện để họ tuân thủ.

- Bước 2. Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý

  •  Quy định về lượng dung dịch uống vào hàng ngày (ví dụ: giới hạn lượng nướcuống vào hàng ngày từ 1,5 - 3 lít nước tùy thuộc vào thời tiết, điều kiện lao động... và  có thể điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể).
  •  Quy định về chế độ ăn đảm bảo đủ chất xơ, cần thiết tư vấn dinh dưỡng để đảm bảo bổ sung chất xơ, đủ về dinh dưỡng cho người bệnh.

- Bước 3. Biện pháp cải thiện khả năng di chuyển của người bệnh

  • Với những người bệnh ít di chuyển do tuổi tác hoặc bệnh lý cần kết hợp hướng dẫn cho người bệnh tích cực di chuyển, vận động an toàn và phối hợp với các bài tập phục hồi chức năng - vật lý trị liệu nhằm cải thiện khả năng di chuyển cũng như bệnh lý làm ảnh hưởng đến di chuyển của người bệnh.

- Bước 4. Thay đổi thuốc (ví dụ: thuốc lợi tiểu, kháng cholinergic).

- Bước 5. Điều trị những rối loạn tâm lý/tâm thần đồng thời

  • Những trường hợp rối loạn tâm lý nhẹ cần làm cho người bệnh hiểu được vấn đề của mình và yên tâm thực hiện các bài tập do nhân viên y tế đề ra. Nếu do nguyên nhântâm thần cần gửi đến các chuyên gia tâm thần để điều trị kết hợp.

-  Bước 6. Thay đổi môi trường

  • Cần thay đổi môi trường thuận lợi cho những người bệnh có rối loạn đại tiểu tiện như nhà vệ sinh, điều kiện di chuyển đến nhà vệ sinh, điều kiện làm việc có thời gian đi vệ sinh đúng tránh nhịn tiểu quá mức.

4. Những điểm lưu ý

  • Việc điều trị thường mang tính kinh nghiệm và đòi hỏi phải có sự hợp tác tốt giữa người bệnh và kỹ thuật. Cần giải thích cho người bệnh hiểu rõ để kiên trì thực hiện và tuân thủ đúng liệu trình điều trị.
  • Thời gian tập từ 20 - 45 phút.

VI. THEO DÕI

  •  Kết quả điều trị nên được ghi lại một cách khách quan vào hồ sơ bệnh án.
  •  Theo dõi và hướng dẫn người bệnh làm đúng động tác, kiểm tra từng giai đoạn để sửa những sai sót của người bệnh tránh thành thói quen xấu, không có hiệu quả.

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

  • Không có tai biến.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật tập bàng quang trong điều trị rối loạn tiểu tiện - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật kích thích điện thần kinh chày sau qua da (PTNS) điều trị rối loạn tiểu tiện - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật kích thích điện thần kinh cùng điều trị rối loạn tiểu tiện - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật cắt toàn bộ tiền liệt tuyến trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Điều trị rối loạn cương dương sau phẫu thuật tuyến tiền liệt
Điều trị rối loạn cương dương sau phẫu thuật tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh ung thư rất phổ biến ở nam giới. Đây là một căn bệnh có thể điều trị được, đặc biệt là khi được phát hiện sớm. Điều trị giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh nhưng các phương pháp điều trị ung thư đều đi kèm tác dụng phụ, thậm chí là tác dụng phụ nghiêm trọng. Một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất là rối loạn cương dương.

Những thay đổi của thói quen đại tiện trong ngày đèn đỏ
Những thay đổi của thói quen đại tiện trong ngày đèn đỏ

Vào những ngày đèn đỏ, cơ thể sẽ trải qua nhiều thay đổi và trong đó có cả chức năng của hệ tiêu hóa. Nếu bạn nhận thấy rằng thói quen “đi nặng” của mình khi đến kỳ không giống với những ngày bình thường thì cũng đừng lo lắng. Không có mình bạn đâu mà rất nhiều chị em phụ nữ khác cũng gặp những vấn đề tương tự.

Điều trị tiểu/đại tiện không tự chủ do đái tháo đường
Điều trị tiểu/đại tiện không tự chủ do đái tháo đường

Thông thường, việc mắc một bệnh lý nào đó có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như mắc đái tháo đường làm tăng nguy cơ tiểu hoặc đại tiện không tự chủ - tình trạng không thể kiểm soát được việc tiểu tiện hay đại tiện. Tiểu không tự chủ cũng có thể là một triệu chứng của bàng quang tăng hoạt.

8 thay đổi lối sống giúp đảo ngược tiền tiểu đường một cách tự nhiên
8 thay đổi lối sống giúp đảo ngược tiền tiểu đường một cách tự nhiên

Không phải cứ bị tiền tiểu đường là sẽ mắc bệnh tiểu đường type 2. Hoàn toàn có thể đảo ngược tiền tiểu đường bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống.

Lợi ích của cọ lùn trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt
Lợi ích của cọ lùn trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt

Cọ lùn (saw palmetto, tên khoa học Serenoa repens) là một loài cọ mọc ở vùng khí hậu ấm áp ở khu vực phía đông nam của Bắc Mỹ. Đây là một loại thảo dược được dùng để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có phì đại tuyến tiền liệt hay tăng sản tuyến tiền liệt lành tính - một vấn đề xảy ra ở nam giới.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bị tiền sản giật có nên tự kiểm tra protein nước tiểu tại nhà không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  898 lượt xem

- Bác sĩ ơi, bà bầu bị tiền sản giật có nên tự kiểm tra protein nước tiểu tại nhà không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Muốn khám tiền hôn nhân ngoài giờ hành chính?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  675 lượt xem

Vợ chồng em đi làm, bận suốt nên muốn cùng đến khám tiền hôn nhân ngoài giờ hành chính ở Bv Từ Dũ có được không - Và không hiểu, đến khám, vợ chồng em có phải làm xét nghiệm gì không ạ?

Uống thuốc trị bệnh rối loạn tiền đình khi mang thai?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1048 lượt xem

Chị em mang thai 28 tuần, bị rối loạn tiền đình, đi khám, bs cho thuốc Piracetam 800mg và Acetyl - dl- leucin 500mg. Về nhà, đọc hướng dẫn sử dụng, em thấy, thuốc này không nên dùng cho phụ nữ mang thai. Em hoang mang không biết nếu uống, sẽ ảnh hưởng đến thai thi thế nàò ạ?

Trẻ em nên bị thủy đậu thay vì tiêm vắc xin, điều này có đúng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1065 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói trẻ em nên bị thủy đậu, thay vì tiêm vắc xin. Điều này có đúng không vậy? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với. Cảm ơn bác sĩ!

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  748 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây