1

Những thay đổi của thói quen đại tiện trong ngày đèn đỏ

Vào những ngày đèn đỏ, cơ thể sẽ trải qua nhiều thay đổi và trong đó có cả chức năng của hệ tiêu hóa. Nếu bạn nhận thấy rằng thói quen “đi nặng” của mình khi đến kỳ không giống với những ngày bình thường thì cũng đừng lo lắng. Không có mình bạn đâu mà rất nhiều chị em phụ nữ khác cũng gặp những vấn đề tương tự.
Những thay đổi của thói quen đại tiện trong ngày đèn đỏ Những thay đổi của thói quen đại tiện trong ngày đèn đỏ

Nội dung chính của bài viết:

  • Sự thay đổi về tần suất, cảm giác hay lượng và mùi chất thải trong những ngày có kinh nguyệt là điều rất bình thường.
  • Những sự thay đổi phổ biến về thói quen đại tiện khi đến kỳ kinh nguyệt, đó là: buồn đi ngoài nhiều hơn; đi nặng có mùi nặng hơn bình thường; hay bị táo bón; có người lại bị tiêu chảy khi đến kỳ; bị đau khi đi ngoài.
  • Nếu những vấn đề của thói quen đại tiện trong ngày đèn đỏ không cải thiện hoặc tiếp diễn cả khi không có kinh nguyệt thì có khả năng là do một vấn đề ở hệ tiêu hóa hoặc bệnh phụ khoa tiềm ẩn.
  • Cần đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng kéo dài dai dẳng hoặc trở nên nặng hơn và nếu bạn gặp hiện tượng như: đau bụng dữ dội, ra máu nhiều khi đến kỳ, chảy máu trực tràng, có chất nhầy trong phân. 

Dưới đây là 10 thắc mắc phổ biến về thói quen đại tiện khi đến kỳ kèm theo lời giải đáp.

1. Tại sao tôi lại buồn đi ngoài thường xuyên hơn?

Nguyên nhân là do prostaglandin – một loại axit béo giống như hormone. Ngay trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu diễn ra, các tế bào tạo nên niêm mạc tử cung bắt đầu sản xuất ra nhiều prostaglandin hơn. Những chất này kích thích các cơ trơn trong tử cung co thắt để đẩy lớp niêm mạc tử cung ra ngoài.

Nếu cơ thể sản sinh ra nhiều prostaglandin hơn mức cần thiết thì lượng prostaglandin thừa sẽ xâm nhập vào đường máu và gây ra tác động tương tự đến các cơ trơn khác trong cơ thể, bao gồm cả trong đường ruột. Kết quả là bạn sẽ buồn đi ngoài thường xuyên hơn.

Tương tự như triệu chứng đau bụng, đau đầu và buồn nôn, tăng tần suất vào nhà vệ sinh cũng là điều bình thường trong những ngày đèn đỏ.

2. Tại sao lại có mùi nặng hơn bình thường?

Nguyên nhân khiến chất thải khi đi ngoài có mùi nặng hơn bình thường có thể là vì sự thay đổi trong thói quen ăn uống trước khi có kinh nguyệt mà thủ phạm cũng là progesterone. Progesterone giúp điều hòa kinh nguyệt. Mức hormone này tăng lên trước khi có kinh để giúp chuẩn bị cho sự thụ thai và mang thai.

Nồng độ progesterone cao trong giai đoạn ngay trước khi có kinh nguyệt cũng khiến nhiều người thèm ăn nhiều hơn bình thường.

Sự thay đổi trong thói quen ăn uống có thể khiến phân có mùi nặng hơn và còn gây hiện tượng xì hơi nhiều.

Để cải thiện vấn đề này thì nên tránh ăn quá nhiều và hạn chế đường tinh chế cũng như là những loại thực phẩm chế biến sẵn khi sắp đến ngày đèn đỏ.

3. Tại sao tôi lại bị táo bón khi đến kỳ?

Nguyên nhân lại một lần nữa là do sự dao động nồng độ hormone. Nồng độ prostaglandin thấp và nồng độ progesterone cao sẽ vừa làm chậm tốc độ tiêu hóa và vừa khiến phân trở nên cứng hơn.

Nếu chỉ bị táo bón khi đến kỳ thì có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống, kết hợp tập thể dục và uống nhiều nước để có thể đi ngoài dễ hơn. Nếu như bị táo bón mãn tính thì có thể dùng các loại thuốc nhuận tràng hoặc thuốc làm mềm phân không kê đơn.

4. Tại sao lại bị tiêu chảy khi có kinh nguyệt?

Lượng prostaglandin dư thừa không chỉ làm tăng tần suất đại tiện mà còn có thể gây tiêu chảy.

Và nếu bạn là người thường xuyên uống cà phê thì điều này sẽ còn khiến cho tình trạng tiêu chảy càng thêm nặng hơn vì cà phê có tác dụng nhuận tràng.

Kể cả khi uống các loại cà phê khử caffeine thì cũng không thể cải thiện được vấn đề vì các sản phẩm này cũng vẫn có tác dụng nhuận tràng. Nếu bạn có thói quen uống cà phê mỗi ngày để tỉnh táo và bị tiêu chảy mỗi khi đến kỳ thì nên cắt giảm hoặc tạm thời dừng uống cà phê cho đến khi hết kinh nguyệt.

Nếu vẫn bị tiêu chảy thì phải uống nhiều nước và dung dịch bù điện giải để tránh bị mất nước.

5. Tại sao tôi lại bị đau khi đi ngoài trong thời gian hành kinh?

Một số nguyên nhân gây đau khi đi ngoài trong thời gian hành kinh gồm có:

  • Táo bón, do phân cứng nên sẽ gây đau khi đi qua hậu môn
  • Đau bụng kinh, triệu chứng này có thể càng trở nên nặng hơn khi phải rặn mạnh
  • Tiêu chảy, thường đi kèm với hiện tượng đau bụng
  • Một số bệnh phụ khoa, ví dụ như lạc nội mạc tử cung hay u nang buồng trứng
  • Bệnh trĩ, có thể xảy ra do táo bón, tiêu chảy hoặc ngồi trên bồn cầu quá lâu

6. Phân biệt đau bụng kinh và đau bụng đi ngoài

Nhiều người không phân biệt được đau bụng kinh và đau bụng đi ngoài khi đến kỳ. Điều này là hết sức bình thường. Vì các cơn co bóp tử cung và co bóp ruột đều là do prostaglandin gây ra nên hai cảm giác này dễ bị nhầm với nhau.

Tuy nhiên, hiện tượng đau bụng kinh thường đi kèm với cảm giác tức ở khoang chậu, đau mỏi thắt lưng và thậm chí là mông còn đau bụng đi ngoài thì đa phần chỉ xảy ra ở vùng bụng.

7. Làm thế nào để tampon không bị tuột ra ngoài mỗi lần đại tiện?

Trong ngày đèn đỏ, nhiều phụ nữ gặp phải một rắc rối là tampon luôn bị đẩy ra ngoài mỗi khi đại tiện. Điều này thường xảy ra khi phải rặn mạnh do phân cứng.

Có thể khắc phục vấn đề này bằng những cách như sau:

  • Ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ để cải thiện tình trạng táo bón và không phải rặn mạnh
  • Tránh rặn nếu không cần thiết trong khi đi ngoài
  • Thử các lựa chọn thay thế cho tampon, chẳng hạn như cốc nguyệt san hay băng vệ sinh

8. Có phải thay băng vệ sinh sau mỗi lần đi ngoài không?

Không cần thiết phải thay băng vệ sinh hay tampon sau mỗi lần đi ngoài. Nhưng nếu dây của tampon bị dính vào hậu môn thì cần phải thay. Phân chứa rất nhiều vi khuẩn có hại và có thể gây nhiễm trùng âm đạo nếu sợi dây này chạm vào hậu môn và tiếp xúc với âm đạo.

Nếu bạn muốn thay băng vệ sinh hay tampon sau mỗi khi dùng nhà vệ sinh cho sạch thì cũng không sao cả. Còn nếu dùng tampon và không muốn thay thì chỉ cần giữ lấy sợi dây ở phía trước để tránh bị chạm vào vùng hậu môn.

9. Lưu ý về việc vệ sinh sau khi đại tiện trong kỳ kinh

Việc lau dọn sau khi đại tiện trong kỳ kinh sẽ hơi “đáng sợ” hơn bình thường.

Khi lau xong thì nên xả xuống bồn cầu thay vì vứt vào sọt rác để tránh gây hoảng sợ cho người vào sau. Nên chọn những loại giấy vệ sinh không mùi và hóa chất để tránh làm khô hoặc kích ứng vùng kín. Ngoài ra, trong kỳ kinh thì cũng nên lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn quanh hậu môn lây lan vào âm đạo.

10. Các vấn đề vẫn không cải thiện, tôi phải làm sao?

Nếu đã thử các cách nêu trên mà những vấn đề trong thói quen đại tiện trong ngày đèn đỏ vẫn không cải thiện hoặc tiếp diễn cả khi không có kinh nguyệt thì có khả năng là do một vấn đề ở hệ tiêu hóa hoặc bệnh phụ khoa tiềm ẩn.

Một số vấn đề phổ biến mà các triệu chứng có thể tăng nặng trong kỳ kinh nguyệt gồm có:

Cần đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng kéo dài dai dẳng hoặc trở nên nặng hơn và nếu bạn gặp hiện tượng như:

  • Đau bụng dữ dội
  • Ra máu nhiều khi đến kỳ
  • Chảy máu trực tràng hoặc giấy vệ sinh có thấm máu khi lau
  • Có chất nhầy trong phân

Tùy thuộc vào vấn đề cụ thể mà sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường thì nên đi khám để được chẩn đoán và có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời. Hành kinh vốn đã gây khó chịu, đừng để những vấn đề này khiến bạn càng phải chịu khổ sở nhiều hơn trong những ngày ấy.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Phụ Nữ Đến Tháng Mất Bao Nhiêu Máu Trong Ngày Đèn Đỏ?
Phụ Nữ Đến Tháng Mất Bao Nhiêu Máu Trong Ngày Đèn Đỏ?

Kinh nguyệt là hiện tượng mà hầu hết phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đều phải trải qua mỗi tháng. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc đến tháng mất bao nhiêu máu chưa?

Những Điều Cần Biết Về Kỳ Kinh Đầu Tiên Sau Khi Sảy Thai
Những Điều Cần Biết Về Kỳ Kinh Đầu Tiên Sau Khi Sảy Thai

Sảy thai sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cả tâm lý và thể chất của người phụ nữ. Sau khi sảy thai, thường phải mất khoảng một tháng thì cơ thể mới hồi phục trở lại trạng thái bình thường. Trong thời gian này, kinh nguyệt sẽ trở nên bất thường nhưng đây không phải là vấn đề đáng lo ngại.

Những điều con gái cần biết về kỳ kinh nguyệt đầu tiên
Những điều con gái cần biết về kỳ kinh nguyệt đầu tiên

Khi đến một độ tuổi nhất định, con gái sẽ bắt đầu có kinh nguyệt. Vậy kinh nguyệt là gì và những gì sẽ xảy ra? Bài viết này là tất cả những kiến thức cần thiết mà con gái nên biết về kỳ kinh đầu tiên của mình

Những điều cần biết về rối loạn kinh nguyệt
Những điều cần biết về rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là điều bình thường trong giai đoạn dậy thì cũng như là quanh thời kỳ mãn kinh và không cần điều trị nhưng nếu tình trạng kinh nguyệt không đều xảy ra trong khoảng thời gian giữa hai giai đoạn này thì sẽ cần đến các phương pháp can thiệp.

Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?
Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một vấn đề rất phổ biến. Theo thống kê, có đến 90% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đều đã và đang gặp phải các triệu chứng của hội chứng này.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây