1

Những điều cần biết về rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là điều bình thường trong giai đoạn dậy thì cũng như là quanh thời kỳ mãn kinh và không cần điều trị nhưng nếu tình trạng kinh nguyệt không đều xảy ra trong khoảng thời gian giữa hai giai đoạn này thì sẽ cần đến các phương pháp can thiệp.
Những điều cần biết về rối loạn kinh nguyệt Những điều cần biết về rối loạn kinh nguyệt

Nội dung chính của bài viết: 

  • Rối loạn kinh nguyệt hay kinh nguyệt không đều là khi độ dài của chu kỳ quá 35 ngày hoặc thời gian có kinh thay đổi theo từng tháng.
  • Có một số nguyên nhân khác nhau dẫn đến kinh nguyệt bất thường và hầu hết đều có liên quan đến sự sản sinh hormone (nội tiết tố).
  • Một số nguyên nhân khác cũng có thể khiến kinh nguyệt không đều, như: tăng hoặc giảm cân nhiều; áp lực tinh thần; rối loạn ăn uống; vận động cường độ cao; hội chứng buồng trứng đa nang; rối loạn chức năng tuyến giáp; hình thành polyp trên niêm mạc tử cung; u xơ tử cung; ung thư...
  • Rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu chỉ ra một vấn đề với khả năng sinh sản. Tuy nhiên, không phải ai có rối loạn kinh nguyệt cũng bị vô sinh.
  • Kinh nguyệt bất thường trong giai đoạn dậy thì hoặc khi phụ nữ đến tuổi mãn kinh thường không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân liên quan đến các vấn đề bệnh lý thì cần có biện pháp chữa trị phù hợp.

Thế nào là rối loạn kinh nguyệt?

Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên ra máu của tháng này đến ngày bắt đầu ra máu của tháng tiếp sau đó. Độ dài bình thường của chu kỳ kinh nguyệt là 28 - 30 ngày, tùy từng người. Rối loạn kinh nguyệt hay kinh nguyệt không đều là khi độ dài của chu kỳ quá 35 ngày hoặc thời gian có kinh thay đổi theo từng tháng.

Có kinh là một phần của chu kỳ kinh nguyệt, trong đó nội mạc tử cung – lớp bao phủ bề mặt bên trong của tử cung - bị bong ra, gây chảy máu từ tử cung và đi ra ngoài âm đạo.

Kinh nguyệt thường bắt đầu ở tuổi dậy thì, trong độ tuổi từ 10 đến 16 và tiếp tục cho đến khi mãn kinh, thường là trong độ tuổi từ 45 đến 55.

Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, từ sự thay đổi trong biện pháp tránh thai, mất cân bằng nội tiết tố, thay đổi nội tiết tố trong khoảng thời gian mãn kinh hay thậm chí xảy ra khi vận động mạnh.

Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt

Khi kinh nguyệt đều đặn, phụ nữ sẽ có kinh vào một khoảng thời gian nhất định mỗi tháng và có thể dự đoán trước.

Chu kỳ này thường kéo dài khoảng 28 – 30 ngày, nhưng có thể dao động trong khoảng 24 đến 35 ngày, tùy từng người.

Hầu hết phụ nữ đều có từ 11 đến 13 kỳ kinh nguyệt mỗi năm. Hiện tượng ra máu thường kéo dài khoảng 5 ngày mỗi tháng nhưng có thể chỉ kéo dài 2 ngày hoặc cũng có người bị lên đến 7 ngày.

Khi con gái bắt đầu có kinh nguyệt, thường phải sau 2 năm thì chu kỳ kinh nguyệt mới diễn ra đều đặn, có nghĩa là khoảng thời gian giữa mỗi lần có kinh là bằng nhau hoặc chỉ chênh lệch 1 - 2 ngày.

Tuy nhiên, ở nhiều phụ nữ, thời gian giữa các lần có kinh và lượng máu lại thay đổi đáng kể. Tình trạng này được gọi là rối loạn kinh nguyệt.

Biểu hiện chính của rối loạn kinh nguyệt là chu kỳ kinh nguyệt dài hơn 35 ngày hoặc thay đổi theo từng tháng.

Sự thay đổi về lượng máu kinh và độ dài chu kỳ kinh nguyệt được gọi chung là rối loạn kinh nguyệt.

Khi nào cần đi khám?

Cần đi khám bác sĩ nếu trước đây kinh nguyệt vẫn đều đặn hàng tháng nhưng đột nhiên lại thay đổi. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm để kiểm tra khả năng mang thai hoặc vấn đề về sức khỏe.

Ngoài ra, cần đi khám nếu bạn gặp những hiện tượng sau:

  • Bị lỡ kinh nguyệt (không có kinh) 3 lần trở lên liên tiếp trong một năm.
  • Chu kỳ kinh nguyệt 21 ngày trở xuống.
  • Chu kỳ kinh nguyệt 35 ngày trở lên.
  • Ra máu nhiều hơn bình thường khi có kinh.
  • Mỗi lần có kinh kéo dài quá 7 ngày.
  • Bị đau bụng kinh nặng hơn bình thường.
  • Sốt
  • Dịch tiết âm đạo (khí hư) có màu hoặc mùi bất thường
  • Tăng cân hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Mọc lông ở những vị trí bất thường
  • Đột nhiên mọc nhiều mụn trứng cá
  • Núm vú tiết dịch

Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ, trong khi mang thai hoặc sau khi mãn kinh.

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Có một số nguyên nhân khác nhau dẫn đến kinh nguyệt bất thường và hầu hết đều có liên quan đến sự sản sinh hormone (nội tiết tố). Hai hormone ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt là estrogen và progesterone. Đây là những hormone điều hòa kinh nguyệt.

Một số thay đổi diễn ra trong cuộc đời có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ gồm có dậy thì, mãn kinh, mang thai, sinh con và cho con bú.

Ở tuổi dậy thì, cơ thể sẽ trải qua những thay đổi lớn. Thường phải qua vài năm thì nồng độ estrogen và progesterone mới ổn định và cân bằng nên rối loạn kinh nguyệt là vấn đề rất phổ biến trong giai đoạn này.

Trước khi mãn kinh (tiền mãn kinh), chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng thường trở nên không đều và lượng máu kinh cũng có sự thay đổi. Mãn kinh được xác định khi phụ nữ không có kinh trong 12 tháng liên tiếp. Sau khi mãn kinh, phụ nữ sẽ không còn kinh nguyệt và khả năng sinh nở nữa.

Khi mang thai, kinh nguyệt chấm dứt và hầu hết phụ nữ cũng không có kinh nguyệt trong thời gian cho con bú.

Một số biện pháp tránh thai cũng có thể gây kinh nguyệt bất thường. Vòng đặt âm đạo (intrauterine device) có thể gây ra nhiều máu, trong khi thuốc tránh thai có thể gây ra máu giữa chu kỳ.

Khi một phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai lần đầu tiên thì có thể gặp hiện tượng kinh nguyệt nhanh hết và ra máu ít hơn bình thường. Hiện tượng này thường tự biến mất sau một vài tháng.

Một số nguyên nhân cũng có thể khiến kinh nguyệt không đều còn có:

  • Tăng hoặc giảm cân nhiều
  • Áp lực tinh thần
  • Rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chán ăn hoặc chứng ăn - ói
  • Vận động cường độ cao, ví dụ chạy marathon.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Rối loạn chức năng tuyến giáp: tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) hoặc tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp)
  • Hình thành polyp trên niêm mạc tử cung
  • U xơ tử cung
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Ung thư
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân.

Kinh nguyệt bất thường trong giai đoạn dậy thì hoặc khi phụ nữ đến tuổi mãn kinh thường không cần điều trị.

Nếu nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là do vấn đề về tuyến giáp thì sẽ cần điều trị bằng các biện pháp riêng biệt ví dụ như thuốc, liệu pháp iốt phóng xạ hoặc phẫu thuật.

Hội chứng buồng trứng đa nang và béo phì: Trong trường hợp mắc hội chứng buồng trứng đa nang, thừa cân hoặc béo phì thì giảm cân có thể giúp ổn định kinh nguyệt. Khi cân nặng ở mức thấp, cơ thể không cần phải tạo ra quá nhiều insulin. Điều này dẫn đến nồng độ testosterone thấp hơn và tăng khả năng rụng trứng, có kinh nguyệt đều đặn.

Căng thẳng: Nếu rối loạn kinh nguyệt là do căng thẳng, áp lực tinh thần thì có thể điều trị bằng một số liệu pháp tâm lý.

Thay đổi lối sống

Ở một số phụ nữ, những thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt xảy ra do tập thể dục quá nặng. Nếu bạn thường tập luyện cường độ cao và nhận thấy rối loạn kinh nguyệt thì nên giảm cường độ hoặc giảm tần suất tập thể dục mỗi tuần. Nếu nguyên nhân là do căng thẳng thì cần có biện pháp kiểm soát căng thẳng ví dụ như ngồi thiền. Nếu không thể tự kiểm soát được căng thẳng thì có thể cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ tâm lý.

Những thay đổi lớn về cân nặng cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Thừa cân, béo phì có thể khiến cơ thể khó rụng trứng hơn, vì vậy giảm cân sẽ giúp cải thiện được vấn đề. Khi cân nặng ở mức thấp, cơ thể không cần phải tạo ra quá nhiều insulin. Điều này dẫn đến nồng độ testosterone thấp hơn và tăng khả năng rụng trứng, có kinh nguyệt đều đặn. Giảm cân cũng có ích cho những người bị rối loạn kinh nguyệt do hội chứng buồng trứng đa nang.

Tuy nhiên, giảm một số cân nặng lớn một cách đột ngột cũng có thể dẫn đến chu kỳ rối loạn kinh nguyệt.

Dùng thuốc

Bác sĩ có thể kê metformin - một loại thuốc uống có tác dụng hạ insulin dành cho người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 để hỗ trợ rụng trứng và giúp chu kỳ kinh nguyệt trở nên đều đặn.

Nguyên nhân phổ biến gây chu kỳ rối loạn kinh nguyệt thường là do thiếu hoặc mất cân bằng một số hormone trong cơ thể. Các loại thuốc tránh thai liều thấp có chứa cả estrogen và progesterone cũng có thể giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Các loại thuốc này sẽ làm giảm sự sản sinh hormone androgen và giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Ngoài ra, uống progesterone trong 10 đến 14 ngày mỗi tháng cũng giúp ổn định kinh nguyệt.

Nếu bạn có chu kỳ rối loạn kinh nguyệt và đang cố gắng thụ thai thì bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị hormone khác.

Nếu kinh nguyệt bất thường là do các biện pháp tránh thai và tiếp diễn trong vài tháng thì phụ nữ cần nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn chuyển sang một biện pháp khác.

Phẫu thuật

Đôi khi, sẹo hoặc các vấn đề về cấu trúc trong tử cung hay ống dẫn trứng do bẩm sinh khiến cho chu kỳ rối loạn kinh nguyệt. Phẫu thuật là giải pháp cần thiết để xử lý những vấn đề này và ổn định chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là ở những người vẫn muốn có con. Nếu nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là do các bệnh lý như u xơ, lạc nội mạc tử cung hay ung thư thì cũng cần phẫu thuật để điều trị.

Biến chứng

Rối loạn kinh nguyệt đôi khi không gây hại gì nhưng đôi khi lại là dấu hiệu cho thấy các vấn đề tiềm ẩn và trong đó, một số vấn đề có thể gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một tình trạng trong đó có nhiều túi nhỏ chứa dịch lỏng hình thành trong buồng trứng.

Ở những phụ nữ bị hội chứng này, buồng trứng không giải phóng trứng mỗi tháng. Các triệu chứng gồm có rối loạn kinh nguyệt hoặc lỡ kinh nguyệt, béo phì, nổi mụn trứng cá và mọc lông không mong muốn.

Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang có nồng độ hormone nam (androgen hoặc testosterone) cao bất thường.

Ung thư tử cung hoặc cổ tử cung có thể gây kinh nguyệt bất thường và cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời trước khi di căn.

Vấn đề tuyến giáp cũng khiến chu kỳ rối loạn kinh nguyệt. Tuyến giáp là nơi sản xuất các hormone đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Lạc nội mạc tử cung: là tình trạng mà các tế bào vốn hình thành bên trong tử cung, được gọi là tế bào nội mạc tử cung, lại phát triển ở các cơ quan bên ngoài tử cung như buồng trứng hay ống dẫn trứng.

Các tế bào nội mạc tử cung là các tế bào bong ra mỗi tháng vào kỳ kinh nguyệt và kể cả khi hình thành ở những bộ phận khác thì các tế bào này vẫn giữ nguyên đặc tính của chúng và cũng bong ra nhưng lại không thể thoát ra ngoài mà tích tụ trong khoang chậu, gây đau đớn, làm hỏng mô và có thể dẫn đến vô sinh. Do đó lạc nội mạc tử cung có ảnh hưởng lớn đến phụ nữ trong những năm ở độ tuổi sinh sản.

Bệnh viêm vùng chậu (PID): là một bệnh nhiễm trùng xảy ra ở hệ sinh dục nữ. Ngoài AIDS thì đây là biến chứng phổ biến và nghiêm trọng nhất của các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD). Nếu được phát hiện sớm, bệnh viêm vùng chậu có thể được điều trị bằng kháng sinh nhưng nếu được phát hiện muộn và trì hoãn điều trị thì tình trạng viêm sẽ lan rộng, làm hỏng ống dẫn trứng và tử cung, dẫn đến tình trạng đau đớn mãn tính. Bệnh viêm vùng chậu có nhiều triệu chứng khác nhau và gồm có chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, đau khi quan hệ, tiểu buốt, dịch tiết âm đạo bất thường và ra máu sau khi quan hệ.

Rối loạn kinh nguyệt và thai kỳ

Rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu chỉ ra một vấn đề với khả năng sinh sản. Tuy nhiên, không phải ai có rối loạn kinh nguyệt cũng bị vô sinh.

Dưới đây là một số bước bạn có thể thực hiện để theo dõi ngày rụng trứng của mình:

  • Đánh dấu ngày có kinh nguyệt trên lịch hoặc theo dõi bằng các ứng dụng trên điện thoại
  • Kiểm tra sự thay đổi của dịch tiết âm đạo. Khi gần đến ngày rụng trứng, lượng dịch tiết sẽ nhiều hơn, trong hơn và giống như lòng trắng trứng.
  • Kiểm tra nhiệt độ mỗi ngày và khi nhiệt độ tăng thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy sắp rụng trứng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: rối loạn
Tin liên quan
Những điều cần biết về cốc nguyệt san
Những điều cần biết về cốc nguyệt san

Có rất nhiều sản phẩm khác nhau mà phụ nữ có thể lựa chọn sử dụng cho kỳ kinh nguyệt của mình. Ngoài băng vệ sinh và tampon thì chị em còn có thể lựa chọn cốc nguyệt san. Vậy cốc nguyệt san có những ưu, nhược điểm thế nào so với những sản phẩm khác?

Nguyên nhân nào gây đau bụng trong kỳ kinh nguyệt và cách điều trị
Nguyên nhân nào gây đau bụng trong kỳ kinh nguyệt và cách điều trị

Trong kỳ kinh nguyệt hàng tháng, nhiều phụ nữ phải trải qua những cơn đau đớn và cảm giác khó chịu. Đây đều là những hiện tượng bình thường, tuy nhiên nếu đau đớn dữ dội đến mức phải nghỉ học, nghỉ làm thì lại là điều không bình thường.

Phân biệt ra máu giữa chu kỳ và kinh nguyệt bình thường
Phân biệt ra máu giữa chu kỳ và kinh nguyệt bình thường

Thông thường, ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt không phải là điều đáng lo ngại nhưng có thể gây bất tiện và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Phân Biệt Hội Chứng Tiền Kinh Nguyệt Và Dấu Hiệu Mang Thai
Phân Biệt Hội Chứng Tiền Kinh Nguyệt Và Dấu Hiệu Mang Thai

Các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt rất giống với những dấu hiệu sớm của thai kỳ. Việc nhận biết nguyên nhân đằng sau những triệu chứng là điều rất quan trọng.

Phân biệt máu báo thai và kinh nguyệt
Phân biệt máu báo thai và kinh nguyệt

Các dấu hiệu sớm của thai kỳ và hiện tượng kinh nguyệt rất dễ gây nhầm lẫn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây