1

Điều trị tiểu/đại tiện không tự chủ do đái tháo đường

Thông thường, việc mắc một bệnh lý nào đó có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như mắc đái tháo đường làm tăng nguy cơ tiểu hoặc đại tiện không tự chủ - tình trạng không thể kiểm soát được việc tiểu tiện hay đại tiện. Tiểu không tự chủ cũng có thể là một triệu chứng của bàng quang tăng hoạt.
Điều trị tiểu/đại tiện không tự chủ do đái tháo đường Điều trị tiểu/đại tiện không tự chủ do đái tháo đường

Một nghiên cứu tại Na Uy cho thấy rằng tiểu hoặc đại tiện không tự chủ xảy ra ở 39% phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường và 26% phụ nữ không bị đái tháo đường. (1) Một nghiên cứu khác cho rằng bệnh đái tháo đường type 2 có thể ảnh hưởng đến chứng tiểu hoặc đại tiện không tự chủ nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm. Nói chung, rất nhiều người gặp phải tình trạng này với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Các loại tiểu không tự chủ (són tiểu) phổ biến gồm có:

  • Són tiểu khi tăng áp lực: xảy ra khi có áp lực tác động lên bàng quang
  • Són tiểu cấp kỳ: cảm giác buồn tiểu đột ngột, dữ dội và theo sau đó là giải phóng nước tiểu không kiểm soát
  • Són tiểu khi đầy bàng quang: rò rỉ nước tiểu không tự chủ do bàng quang đầy
  • Són tiểu chức năng: xảy ra do vấn đề về thần kinh hoặc cơ kiểm soát bàng quang
  • Són tiểu thoáng qua: xảy ra do một bệnh lý hoặc tác dụng phụ của thuốc

Cùng tìm hiểu tại sao bệnh đái tháo đường lại gây tiểu/đại tiện không tự chủ và cách điều trị.

Tại sao đái tháo đường gây tiểu/đại tiện không tự chủ

Mối liên hệ chính xác giữa bệnh đái tháo đường và chứng tiểu hay đại tiện không tự chủ vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, dưới đây là 4 lý do chính mà đái tháo đường làm tăng nguy cơ tiểu/đại tiện không tự chủ:

  • Béo phì làm tăng áp lực lên bàng quang (béo phì là một vấn đề phổ biến ở người bị đái tháo đường)
  • Đường huyết cao gây ảnh hưởng đến dây thần kinh kiểm soát chức năng ruột và bàng quang
  • Hệ miễn dịch suy yếu khi mắc bệnh đái tháo đường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và tình trạng này có thể gây ra tiểu không tự chủ
  • Thuốc điều trị đái tháo đường gây tác dụng phụ tiêu chảy

Ngoài ra, lượng đường trong máu cao khiến cho người bị đái tháo đường thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều hơn.

Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ tiểu hoặc đại tiện không tự chủ còn có:

  • Là phụ nữ (phụ nữ có nguy cơ tiểu không tự chủ cao hơn nam giới)
  • Từng sinh con
  • Tuổi cao
  • Mắc các bệnh lý khác như ung thư tuyến tiền liệt hoặc bệnh đa xơ cứng
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu

Biện pháp chẩn đoán

Nên đi khám khi có các triệu chứng tiểu hoặc đại tiện không tự chủ. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem tình trạng này có liên quan trực tiếp đến bệnh đái tháo đường không hay là do nguyên nhân khác. Để điều trị chứng tiểu/đại tiện không tự chủ thì cần phải giải quyết nguyên nhân gốc rễ.

Trước khi đi khám, người bệnh nên theo dõi việc tiểu/đại tiện của mình và ghi lại những thông tin sau đây:

  • Thời điểm và tần suất đi vệ sinh trong ngày
  • Thời điểm và tần suất xảy ra tình trạng tiểu hoặc đại tiện không tự chủ
  • Các tác nhân gây ra, chẳng hạn như cười, ho hoặc một số loại thực phẩm

Khi đi khám, bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử, các triệu chứng và tiến hành khám lâm sàng. Ngoài ra có thể sẽ phải xét nghiệm nước tiểu để đo lượng nước tiểu.

Điều trị tiểu/đại tiện không tự chủ

Việc điều trị tùy thuộc vào loại tiểu/đại tiện không tự chủ. Nếu nguyên nhân là do tác dụng phụ của thuốc thì sẽ cần điều chỉnh thuốc để khắc phục vấn đề. Nếu là do nhiễm trùng đường tiết niệu thì sẽ phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. Trong trường hợp bị đại tiện không tự chủ, người bệnh cần bổ sung chất xơ hòa tan từ thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm chức năng để điều hòa nhu động ruột và giảm táo bón.

Một điều quan trọng là phải duy trì đường huyết trong phạm vi khuyến nghị. Kiểm soát tốt lượng đường trong máu có thể làm giảm nguy cơ biến chứng, chẳng hạn như tổn thương dây thần kinh – một trong những nguyên nhân gây tiểu/đại tiện không tự chủ. Giữ đường huyết ổn định còn giúp làm giảm các triệu chứng của tăng đường huyết, chẳng hạn như khát nước và đi tiểu nhiều lần.

Nếu không xác định được nguyên nhân thì thay đổi lối sống là cách hiệu quả nhất để khắc phục chứng tiểu/đại tiện không tự chủ ở người bị đái tháo đường.

Một số biện pháp mà người bệnh có thể thử gồm có:

  • Bài tập Kegel: Siết cơ sàn chậu (giống như khi đang nhịn tiểu), giữ trong 10 giây rồi thả lỏng, lặp lại vài lần như vậy. Thực hiện 5 lần mỗi ngày. Có thể kết hợp với phản hồi sinh học (biofeedback) để đảm bảo thực hiện bài tập Kegel một cách chính xác.
  • Đi tiểu vào giờ cố định hàng ngày và “huấn luyện” bàng quang: Cố gắng đi tiểu vào những thời điểm cố định hàng ngày thay vì đi khi buồn và tăng dần thời gian giữa các lần vào nhà vệ sinh để tăng khả năng giữ nước tiểu của bàng quang.
  • Bổ sung chất xơ: Ăn thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên cám, trái cây, rau củ, các loại đậu để tránh táo bón.
  • Giảm cân nếu thừa cân: Duy trì cân nặng hợp lý để tránh gây áp lực lên bàng quang và cơ sàn chậu.
  • Thực hiện kỹ thuật Double voiding: Sau khi đi tiểu, chờ vài phút và tiếp tục đi. Điều này có thể giúp làm trống bàng quang hoàn toàn.
  • Dùng một số loại thảo dược như hạt bí, capsaicin và hoàng kỳ
  • Điều trị bằng thuốc
  • Dùng băng vệ sinh để tránh nước tiểu thấm ra ngoài quần

Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn hoặc các phương pháp trên không hiệu quả, bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật. Hiện tại chưa có thuốc nào được Cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt sử dụng để điều trị chứng tiểu hoặc đại tiện không tự chủ.

Cải thiện chức năng bàng quang

Các cách giúp giữ bàng quang khỏe mạnh và giảm nguy cơ tiểu không tự chủ:

Nên:

  • Kiểm soát lượng đường trong máu
  • Giữ cơ sàn chậu chắc khỏe (bài tập kegel)
  • Đi tiểu vào giờ cố định hàng ngày
  • Tập thể dục thường xuyên

Tránh:

  • Đồ uống chứa cacbonat và caffeine
  • Uống trước sát giờ ngủ
  • Đồ ăn cay hoặc có tính axit để tránh gây kích thích đường tiết niệu
  • Uống quá nhiều nước cùng một lúc

Tiểu/đại tiện không tự chủ do đái tháo đường có chữa khỏi được không?

Điều này còn tùy thuộc vào tác động cụ thể của bệnh đái tháo đến chức năng bàng quang hoặc ruột và còn có nguyên nhân nào khác gây ra chứng tiểu/đại tiện không tự chủ hay không. Các nhà nghiên cứu hiện vẫn đang tiếp tục tìm hiểu mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và chứng tiểu/đại tiện không tự chủ. Một số người chỉ bị tiểu hoặc đại tiện không tự chủ tạm thời trong khi một số người lại phải sống chung với tình trạng này vĩnh viễn.

Nếu nguyên nhân là do tổn thương dây thần kinh thì sẽ rất khó điều trị. Có thể cải thiện khả năng giữ nước tiểu của bàng quang bằng cách thường xuyên tập bài tập Kegel để tăng cường cơ sàn chậu hoặc tập thói quen đi tiểu vào những khung giờ cố định hàng ngày.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bị bệnh tiểu đường có được ăn dầu dừa không?
Bị bệnh tiểu đường có được ăn dầu dừa không?

Bên cạnh việc dùng thuốc để kiểm soát mức đường huyết, những người mắc bệnh tiểu đường còn phải điều chỉnh chế độ ăn uống, chẳng hạn như hạn chế đồ ăn thức uống có đường và ăn các loại thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, việc lựa chọn đúng loại chất béo trong chế độ ăn cũng rất quan trọng.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?

Mít là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Châu Á nhưng ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Mít là loại trái cây lớn với vỏ xù xì màu xanh hoặc nâu và các múi bên trong có màu vàng, vị ngọt. Múi mít có kết cấu dai nên ở một số nơi, loại quả này được những người ăn chay và thuần chay sử dụng thay cho thịt để chế biến món ăn. Tuy nhiên, ăn mít sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy nên những người bị bệnh tiểu đường cần chú ý trước khi ăn loại quả này.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây