Kỹ thuật phục hồi chức năng cơ đáy chậu (sàn chậu) trong điều trị tiểu tiện không tự chủ bằng phản hồi sinh học - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
Phản hồi sinh học là kỹ thuật đo chức năng cơ thể như độ căng và co bóp cơ nhằm điều chỉnh chúng một cách có ý thức các chức năng bị rối loạn.
Đặc điểm giải phẫu cơ vùng đáy chậu phức tạp, các hoạt động của từng nhóm cơ vùng đáy chậu theo chức năng không thể nhận biết trực tiếp. Do đó thông qua phương pháp phản hồi sinh học gắn điện cực để đo lường các quá trình này qua da của người bệnh và hiển thị chúng trên màn hình, gián tiếp giúp thầy thuốc hướng dẫn người bệnh tập luyện đúng và có hiệu quả các cơ và nhóm cơ cần tập luyện. Kết quả làm cải thiện các thông số như sức mạnh cơ, khả năng thư gi n của cơ và sự cải thiện chức năng nàycó thể lượng hóa được khi sử dụng màn hình để xem sự tiến bộ của người bệnh, và cuối cùng người bệnh sẽ có thể đạt được thành công mà không có sự giám sát hoặc các điện cực. Gần đây, phản hồi sinh học được chấp thuận như là một phương pháp điều trị một số bệnh lý tiểu không tự chủ.
II. CHỈ ĐỊNH
- Sa sinh dục mức độ I, độ II.
- Hội chứng đau đáy chậu mạn tính do co thắt quá mức nhóm cơ đáy chậu.
- Són tiểu gắng sức, són tiểu cấp, són tiểu hỗn hợp.
- Điều trị tiểu không tự chủ sau sinh và sau phẫu thuật vùng tiểu khung (sau mổ cắt tiền liệt tuyến, xạ trị vùng tiểu khung...).
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh bị bệnh tim nặng.
- Đang có kinh nguyệt.
- Viêm âm đạo.
- Nhiễm khuẩn tiết niệu.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ phục hồi chức năng.
- Điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên phục hồi chức năng được đào tạo kỹ thuật.
2. Phương tiện
- Bàn tập, phòng tập.
3. Người bệnh
- Giải thích cho người bệnh hiểu và tích cực tham gia tập luyện kiên trì theo chương trình tập.
4. Hồ sơ bệnh án
- Bệnh án và phiếu chỉ định của bác sĩ.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
- Kiểm tra lại hồ sơ bệnh án và các phiếu chỉ định
2. Kiểm tra người bệnh
- Kiểm tra người bệnh xem đúng chỉ định không.
3. Thực hiện kỹ thuật
* Bước 1. Lượng giá
- Lượng giá cơ lực vùng đáy chậu theo thang điểm Oxford (Oxford Scale)
- Cơ lực vùng đáy chậu được chia 6 mức độ.
- Độ 0: không có cử động về cơ lực nào.
- Độ 1: cử động cơ đáy chậu mấp máy.
- Độ 2: cử động cơ đáy chậu yếu không thấy cơ siết vào ngón tay khi thăm khám.
- Độ 3. co thắt cơ đáy chậu vào ngón tay khi thăm khám mức độ vừa.
- Độ 4: co thắt cơ đáy chậu vào ngón tay khi thăm khám mức độ tốt.
- Độ 5: co thắt cơ đáy chậu vào ngón tay khi thăm khám mức độ rất tốt.
+ Lượng giá trương lực cơ vùng đáy chậu.
- Việc kiểm tra cần được tiến hành bởi người có kinh nghiệm. Trương lực cơ đáy chậu chia làm 3 mức độ:
- Độ 1. Giảm trương lực cơ.
- Độ 2. Trương lực cơ bình thường.
- Độ 3. Tăng trương lực cơ.
+ Lượng giá hậu môn trực tràng: có thể thăm khám qua âm đạo.
- Chia mức độ co thắt cơ mu - trực tràng làm 3 mức độ.
- Độ 1. Bình thường: góc hậu môn trực tràng 125o.
- Độ 2. Co thắt mạnh: góc hậu môn trực tràng 80o.
- Độ 3. Không co thắt: góc hậu môn trực tràng 87o.
- Lượng giá phản xạ ho:
- Quan sát rỉ tiểu và cử động của đáy chậu khi người bệnh ho, ngoài ra quan sát sau khi bệnh ho có bị sa sinh dục, sa trực tràng không
* Bước 2. Xác định cơ cần tập
- Ghi hoạt động điện cơ vùng đáy chậu, cơ thắt niệu đạo, cơ thắt hậu môn để xác định cơ hoặc nhóm cơ cần tập để xây dựng chương trình tập luyện cho người bệnh.
* Bước 3. Thực hiện bài tập
1. Tư thế người bệnh
- Tư thế nằm sản khoa chân dựng 90o, hoặc nghiêng một bên.
2. Vị trí đặt điện cực
- Nếu sử dụng điện cực bề mặt: đặt điện cực ở cạnh hậu môn.
- Nếu điên cực có xâm lấn: đặt vào trong hậu môn (hoặc âm đạo)
3. Tập co thắt và thư giãn
Đầu tiên co thắt cơ đáy chậu chậm và giữ 4 giây sau đó thư gi n 4 giây, sau khi người bệnh được hướng dẫn co thắt và thư gi n cơ đúng, các động tác co thắt và thư giãn sẽ nhanh dần.
- Khoảng thời gian giữa hai lần co thắt: bằng thời gian một chu kỳ co thắt trên.
- Số lần co thắt cơ trong một lần tập luyện: 100 lần.
- Thời lượng điều trị.
- Số lần tập luyện trong ngày: 2 - 3 lần trong tuần sau giảm dần 1 lần/tuần.
- Thời gian một liệu trình điều trị: tùy thuộc vào bệnh lý mà có thể kéo dài 12 buổi đến 72 buổi.
- Thời gian một lần điều trị: 30 - 45 phút.
- Những điểm lưu ý:
- Nhân viên y tế ghi lại một cách khách quan khả năng thực hiện bài tập của người bệnh và kết quả quá trình điều trị vào hồ sơ bệnh án.
- Các thông số ghi lại quá trình luyện tập phải thống nhất giống các thông số sử dụng để huấn luyện người bệnh tập cơ.
- Trong khi thực hiện bài tập người bệnh thường quá tập trung theo người hướng dẫn để có thể làm đúng các bài tập nên nhóm cơ đáy chậu rất dễ mỏi. Tuy nhiên, nếu người bệnh tập đều đặn sau một thời gian sẽ thấy làm đơn giản và nhẹ nhàng hơn, không cần bất kỳ sự gắng sức nào. Người bệnh phải nhớ thư gi n và thở bình thường khi thực hiện bài tập với các cơ vùng đáy chậu.
VI. THEO DÕI
- Theo dõi và hướng dẫn người bệnh làm đúng động tác, kiểm tra từng giai đoạn để sửa những sai sót của người bệnh tránh thành thói quen xấu, không có hiệu quả.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Đau cơ: thuốc giảm đau, nghỉ ngơi, các biện pháp vật lí trị liệu.
- Tập quá sức: nghỉ ngơi.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Vòng pessary là một giải pháp điều trị sa tạng vùng chậu ở phụ nữ. Trong nhiều trường hợp, phương pháp này giúp tránh phải phẫu thuật.
Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu tạo ra một con đường mới để đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể sau khi cắt bỏ bàng quang. Có ba loại phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu, hai trong số đó giúp người bệnh kiểm soát thời điểm đi tiểu.
Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, tập luyện bằng chính sức nặng cơ thể (Weight training) trong thai kỳ có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
Những phụ nữ bị mụn rộp sinh dục và đang mang thai cần điều trị bằng liệu pháp ức chế virus nhằm giảm nguy cơ lây truyền virus sang con trong khi sinh và giảm khả năng phải sinh mổ.
Mặc dù khó chịu và đôi khi còn gây đau đớn nhưng rối loạn chức năng sàn chậu là một vấn đề hoàn toàn có thể điều trị được.
- 1 trả lời
- 901 lượt xem
Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1125 lượt xem
Em sinh bé trai nặng 3,7kg. Hiện giờ bé được 7 tháng 7 ngày và nặng 8kg, dài 67,7kg. Bé bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức. 4 tháng đầu trộm vía bé ăn ngoan, ngủ ngoan. Nhưng đến tháng thứ 5 bé biếng bú và ít ngủ hẳn đi. Đến nay 7 tháng thì bé ăn 2 bữa bột và 2 bữa sữa. Mỗi bữa tầm 80ml sữa, nhưng ngủ mới chịu bú, thức là bé không bú bình. Đút thìa cũng nhè ra. Em đã thay đổi 3 loại sữa là meiji, morinaga, nan mà vẫn không thay đổi. Cả ngày mà bỉm của bé vẫn nhẹ tênh, nước vàng khè. Em phải làm gì để bé có thể ti bình lúc thức ạ? Còn một vấn đề nữa là bé nhà em bị rụng tóc vành khăn. Từ nhỏ đến giờ bé rất khó ngủ và khi ngủ thì hay thức dậy về đêm. Khi bé được 4 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ cho uống Relacti Extra và kê bổ sung magie, canxi. Bé uống Relacti Extra đã dễ ngủ hơn nhưng đêm vẫn thức dậy. Em cho bé uống Relacti Extra 5 hôm là dừng vì sợ có hại cho bé. Giờ em muốn tiếp tục cho bé uống Relacti Extra trở lại được không ạ? Giờ bé vẫn đang uống ostelin loại canxi kết hợp D3. Lịch sinh hoạt của bé nhà em như sau: Sáng: 7-9h: chơi. 9-10h: ngủ và đút cho ăn 80ml sữa công thức (tỉnh dậy là không ăn). 10-11h30: chơi và tắm. 11h30: ăn dặm 150-200ml cháo. 12h30: ngủ (có hôm không ngủ) 2h-3h: canh cho uống 80ml sữa. 3h: bữa phụ hoa quả (hôm có hôm không) . 6h: ăn 150ml cháo. 9h-10h: ti mẹ. Từ lúc này là lục đục ti mẹ cả đêm và trằn trọc để ngủ. Lịch sinh hoạt của bé như này có cần điều chỉnh gì không ạ?
- 1 trả lời
- 1229 lượt xem
Em sinh bé bằng phương pháp sinh hút. Bé nặng 3,2kg ạ. Hàng ngày em sử dụng quạt điều hòa không khí bằng hơi nước để cho bé ngủ. Trẻ mới sinh dùng quạt điều hòa không khí hơi nước có được không ạ? Ban ngày nhiệt độ phòng là 32 độ, ban đêm là 27 đến 29 độ. Em có đắp thêm chăn lông cho bé. Nhiệt độ như vậy mà đắp thêm chăn lông thì bé có bị nóng không ạ? Ngoài ra bé nhà em hay quẫy đạp và cả hay nấc cục nữa ạ. Bé như vậy có bình thường không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 5208 lượt xem
Vợ em cao gần 1.50m, hiện đang mang thai ở tuần thứ 38-39, em bé cân nặng 2800g. Em đưa vợ đi khám thai định kỳ, được bs cho đi chụp xương chậu - Kết quả là bị hẹp, giới hạn đường kính eo giữa là 9.2, và cổ tử cung ngả về phía sau quá nhiều. Vậy, với kết quả khung chậu hẹp như vậy, vợ em nên sinh mổ hay cố gắng sinh thường để tốt cho cả mẹ và con ạ?
- 1 trả lời
- 1735 lượt xem
Vợ em đã 2 lần mang thai. Nhưng cách đây 2 năm, trong lần mang thai thứ hai cô ấy bị gãy xương chậu (do tai nạn giao thông). Giờ, vợ em vừa mang thai được hơn 4 tuần, Vậy, vợ em có nên giữ thai không hay bỏ. Và, nếu giữ thai thì lần sinh này, việc gãy xương chậu liệu có ảnh hưởng gì khi sinh bé không ạ?