1

Điều trị mụn rộp sinh dục bằng liệu pháp ức chế virus trong thai kỳ

Những phụ nữ bị mụn rộp sinh dục và đang mang thai cần điều trị bằng liệu pháp ức chế virus nhằm giảm nguy cơ lây truyền virus sang con trong khi sinh và giảm khả năng phải sinh mổ.
Điều trị mụn rộp sinh dục bằng liệu pháp ức chế virus trong thai kỳ Điều trị mụn rộp sinh dục bằng liệu pháp ức chế virus trong thai kỳ

Liệu pháp ức chế virus là gì?

Mục tiêu chính của việc điều trị bệnh mụn rộp sinh dục khi mang thai là ngăn ngừa lây truyền virus sang cho em bé. Những phụ nữ sinh con vào giai đoạn mà triệu chứng mụn rộp đang bùng phát sẽ có nguy cơ cao truyền bệnh cho con. Với những trường hợp bị mụn rộp sinh dục và mang thai thì có thể sẽ cần điều trị bằng liệu pháp ức chế virus (suppressive therapy) cho đến khi sinh. Đây là phương pháp sử dụng thuốc kháng virus liều thấp hàng ngày. Liệu pháp ức chế virus giúp làm giảm tần suất tái phát triệu chứng và giảm nguy cơ lây truyền bệnh sang cho con trong quá trình sinh nở.

Các loại thuốc trong liệu pháp ức chế virus

Bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp ức chế virus để làm giảm số lần bùng phát triệu chứng mụn rộp, đặc biệt là ở những trường hợp có từ 6 đợt bùng phát trở lên mỗi năm. Việc sử dụng liệu pháp ức chế virus trong thời gian dài sẽ làm giảm đáng kể tần suất tái phát và phương pháp này an toàn khi dùng trong thai kỳ.

Acyclovir (Zovirax) và valacyclovir (Valtrex) là những loại thuốc kháng virus thường được sử dụng phổ biến nhất để ngăn chặn và điều trị triệu chứng mụn rộp trong thời gian mang thai. Những loại thuốc này giúp giảm mức độ hoạt động của virus và tăng tốc độ chữa lành tổn thương. Ngoài ra, thuốc kháng virus còn làm giảm nguy cơ xuất hiện mụn rộp tại thời điểm sinh nở, từ đó giảm khả năng phải sinh mổ để tránh lây truyền virus.

Acyclovir và valacyclovir đều không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng nào ở trẻ.

Người bệnh sẽ cần bắt đầu dùng những loại thuốc này vào khoảng tuần thứ 36 của thai kỳ và tiếp tục cho đến khi sinh. Liều lượng dùng mỗi loại thuốc cụ thể như sau:

  • Acyclovir: liều 400mg x 3 lần/ngày
  • Valacyclovir : liều 500mg x 2 lần/ngày

Famciclovir (Famvir) cũng là một loại thuốc đã được phê chuẩn để điều trị mụn rộp sinh dục. Famciclovir có hiệu quả tương tự như acyclovir và valacyclovir nhưng giá cao hơn. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu nào về tính an toàn khi sử dụng famciclovir trong thai kỳ nên thuốc này ít được sử dụng cho phụ nữ mang thai.

Ngăn ngừa lây truyền mụn rộp sinh dục

Liệu pháp ức chế virus không chỉ điều trị triệu chứng mụn rộp mà còn giúp giảm nguy cơ lây bệnh. Ngoài ra còn có các biện pháp khác để tránh lây truyền HSV. Vì virus gây mụn rộp sinh dục chủ yếu lây truyền qua đường tình dục nên cần sử dụng bao cao su hoặc màng chắn miệng khi quan hệ tình dục, kể cả khi không có triệu chứng.

Khi các triệu chứng bùng phát thì cần ngừng quan hệ hoàn toàn. Tốt nhất nên ngừng từ trước khi các triệu chứng bùng phát. Nếu bộ phận sinh dục có cảm giác nóng, châm chích, ngứa hay trở nên nhạy cảm thì đó là dấu hiệu cho thấy mụn rộp sắp xuất hiện.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Phân biệt bệnh vẩy nến và mụn rộp sinh dục
Phân biệt bệnh vẩy nến và mụn rộp sinh dục

Khi vùng da xung quanh bẹn đột nhiên bị đau rát, ngứa hoặc đỏ và kéo dài suốt một vài ngày không đỡ thì tuyệt đối đừng lờ đi. Đó có thể là triệu chứng của một vấn đề bất thường, chẳng hạn như bệnh vẩy nến sinh dục hoặc mụn rộp sinh dục.

Herpes hậu môn: Triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa
Herpes hậu môn: Triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

Giống như herpes sinh dục, herpes hậu môn cũng có thể lây truyền từ người này sang người khác. Khả năng lây truyền sẽ cao nhất khi có mụn nước và vết loét ở trong hoặc xung quanh hậu môn.

Phân biệt mụn rộp sinh dục và mụn trứng cá ở vùng kín
Phân biệt mụn rộp sinh dục và mụn trứng cá ở vùng kín

Cả mụn trứng cá vùng kín và mụn rộp sinh dục đều có biểu hiện là những nốt mụn màu đỏ. Cả hai đều gây ngứa ngáy, khó chịu và đều có thể hình thành cả trên mông. Tuy nhiên, mụn trứng cá và mụn rộp là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau với những đặc điểm riêng biệt.

Viêm giác mạc do herpes: Triệu chứng và cách điều trị
Viêm giác mạc do herpes: Triệu chứng và cách điều trị

Viêm giác mạc do herpes là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương giác mạc dẫn đến mù lòa. Tuy nhiên, nếu được điều trị kịp thời khi bị nhiễm HSV thì hoàn toàn có thể được kiểm soát và giảm thiểu thiệt hại cho giác mạc.

Các mẹo tự điều trị tại nhà khi nhiễm HSV-1 và HSV-2
Các mẹo tự điều trị tại nhà khi nhiễm HSV-1 và HSV-2

Có thể giảm viêm, kích ứng và các triệu chứng khác bằng cách thay đổi một số thói quen, lối sống và điều chỉnh chế độ ăn uống.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây