1

Các mẹo tự điều trị tại nhà khi nhiễm HSV-1 và HSV-2

Có thể giảm viêm, kích ứng và các triệu chứng khác bằng cách thay đổi một số thói quen, lối sống và điều chỉnh chế độ ăn uống.
Các mẹo tự điều trị tại nhà khi nhiễm HSV-1 và HSV-2 Các mẹo tự điều trị tại nhà khi nhiễm HSV-1 và HSV-2

HSV là gì?

HSV (virus herpes simplex) là một loại virus mà hiện nay vẫn chưa có cách chữa trị khỏi. Điều có có nghĩa là một khi đã bị nhiễm thì virus sẽ tồn tại trong cơ thể đến suốt đời và thi thoảng lại gây ra triệu chứng. Mỗi lần như vậy được gọi là một đợt bùng phát. Tuy nhiên, có nhiều biện pháp khác nhau để làm giảm các triệu chứng vào những đợt bùng phát.

Có thể giảm viêm, kích ứng và các triệu chứng khác bằng cách thay đổi một số thói quen, lối sống và điều chỉnh chế độ ăn uống. Tuy nhiên, những biện pháp này không thể thay thế cho phương pháp điều trị bệnh bằng thuốc.

Biện pháp tự khắc phục tại nhà

Các biện pháp dưới đây có tác dụng làm giảm tình trạng sưng đỏ, ngứa ngáy, đau đớn ở những nốt mụn rộp và vết loét.

Chườm ấm

Khi cảm thấy mụn rộp sắp hình thành thì hãy ngay lập tức chườm ấm. Nếu đã có mụn rộp và vết loét thì việc này sẽ giúp giảm sưng và đau.

Cách đơn giản nhất là ngâm một chiếc khăn sạch vào nước ấm, vắt khô và đắp lên vùng bị tổn thương hoặc dùng túi chườm ấm.

Chườm mát

Ngoài chườm ấm, chườm mát cũng có tác dụng giảm sưng. Hãy thử chườm một túi nước đá hoặc một chiếc khăn sạch ngâm nước lạnh lên vùng bị tổn thương. Lặp lại cách 4 tiếng một lần nếu cần thiết.

Baking soda

Đắp hỗn hợp baking soda sẽ làm khô các vùng tổn thương nhanh hơn và giảm ngứa. Cách thực hiện rất đơn giản: chỉ cần nhúng một miếng bông hoặc đầu tăm bông ẩm vào bột baking soda và chấm lên vết loét.

Tinh bột ngô

Tinh bột ngô cũng có tác dụng làm khô vết thương và giảm ngứa. Chấm đầu tăm bông ẩm vào một lượng nhỏ bột ngô và thoa lên vùng da bị tổn thương.

Tỏi

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi có đặc tính kháng virus và có thể chống lại cả hai loại virus herpes là HSV-1 và HSV-2. Giã nát một nhánh tỏi tươi rồi đắp lên vết loét. Có thể trộn thêm với dầu ô-liu và thực hiện 2 - 3 lần mỗi ngày.

Dấm táo

Dấm táo có đặc tính chống viêm và kháng virus. Hãy thử pha loãng dấm táo với nước ấm theo tỉ lệ 1:3 và bôi lên vùng bị loét.

Thay đổi chế độ ăn uống

Bổ sung và tránh một số loại thực phẩm sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và từ đó giúp cơ thể chống lại virus.

Việc thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp làm giảm các đợt bùng phát triệu chứng herpes.

Thực phẩm cần bổ sung

Cụ thể, hãy bổ sung các chất và thực phẩm sau vào chế độ ăn uống hàng ngày:

Các loại rau giàu chất chống oxy hóa

Các loại rau giàu chất chống oxy hóa sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm phản ứng viêm trong cơ thể. Các loại rau củ như súp lơ, rau họ cải, khoai tây, cà rốt và cà chua,… đều rất giàu chất chống oxy hóa liên kết gốc tự do. Những thực phẩm này cũng chứa nhiều lysine hơn arginine, một tỷ lệ axit amin cần thiết để ức chế HSV.

Axit béo omega-3

Axit béo omega-3 có tác dụng giúp làm giảm tình trạng viêm mãn tính. Một số loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 gồm có các loại cá béo (cá hồi, cá thu,..), hạt lanh, dầu thực vật, quả bơ,...

Protein

Bổ sung đủ lượng protein (chất đạm) là điều rất quan trọng để chống lại virus herpes và các mầm bệnh khác. Cần ăn nhiều thực phẩm giàu protein như thịt nạc, hải sản, các loại đậu, trứng,… và ít chất béo bão hòa (saturated fat).

Vitamin C

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng vitamin C có thể tăng tốc độ lành các vết loét khi bị mụn rộp. Loại vitamin này còn có tác dụng giảm tần suất các đợt bùng phát.

Một số nguồn thực phẩm giàu vitamin C gồm có rau củ quả màu sắc sặc sỡ như ớt chuông, cam, xoài, đu đủ, các loại quả mọng (dâu, nho, việt quất)…

Kẽm

Kẽm là một loại khoáng chất có tác dụng làm giảm tần suất các đợt bùng phát mụn rộp và giúp các triệu chứng nhanh khỏi hơn. Có thể bổ sung kẽm vào chế độ ăn uống bằng những loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt (ví dụ như gạo lứt), hàu, thịt đỏ, thịt gia cầm và các loại đậu.

Phức hợp vitamin B

Các vitamin nhóm B có tác dụng tăng cường đáp ứng miễn dịch để giúp cơ thể chống lại virus herpes. Có thể bổ sung vitamin B bằng những loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, các loại thịt, các loại đậu, trứng, các loại hạt như hạnh nhân, các loại rau lá xanh đậm,...

Thực phẩm cần tránh

Thực phẩm có tính axit

Những thực phẩm có tính axit sẽ làm vỡ mụn rộp ở miệng trước khi chúng tự lành lại. Nước hoa quả, bia, nước ngọt và những thực phẩm có vị chua đều có tình axit cao. Cần hạn chế những thực phẩm này và thay các loại nước ngọt bằng nước lọc.

L-arginine

Tránh những thực phẩm có chứa nhiều arginine. Chất này có thể kích hoạt các triệu chứng herpes. Chocolate là một loại thực phẩm đặc biệt giàu L-arginine.

Đường

Cơ thể chuyển đổi đường thành axit. Do đó, cần tránh các loại thức ăn có nhiều đường. Khi muốn ăn vặt thì nên chọn những loại thực phẩm ngọt tự nhiên, ví dụ như hoa quả.

Thục phẩm chế biến sẵn

Những thực phẩm chế biến sẵn đều có chứa chất bảo quản và góp phần gây ra stress oxy hóa trong cơ thể. Cần giữ cho stress oxy hóa ở mức thấp để đẩy nhanh tốc độ lành vết thương trong thời gian bùng phát triệu chứng mụn rộp. Cắt giảm các loại thực phẩm chế biến sẵn như đồ đông lạnh, đóng hộp, và các loại bánh kẹo.

Rượu

Sau khi vào cơ thể, rượu sẽ được cơ thể chuyển hóa thành đường. Lượng đường tiêu thụ cao sẽ ức chế tế bào bạch cầu và làm tăng nguy cơ bùng phát triệu chứng herpes. Nếu uống rượu thì hãy uống vừa phải và chọn những loại rượu có tính axit thấp, chẳng hạn như rượu vang.

Dùng viên uống bổ sung

Các loại viên uống bổ sung giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và cơ thể ngăn chặn các đợt bùng phát mụn rộp.

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại viên uống bổ sung nào. Một số sản phẩm có thể tương tác với các loại thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn đang dùng.

Kẽm

Bổ sung kẽm có thể làm giảm số lần bùng phát mụn rộp. Chỉ cần uống 30miligam (mg) kẽm mỗi ngày là đủ để giúp đẩy lùi các triệu chứng.

Phức hợp vitamin B

Các loại viên uống phức hợp vitamin B giúp bổ sung tất cả các vitamin nhóm B cần thiết cho cơ thể. Những loại vitamin này giúp tăng cường năng lượng, hỗ trợ trao đổi chất và sự phát triển của tế bào khỏe mạnh. Đây đều là những điều rất cần thiết trong thời gian có mụn rộp.

Lysine

Lysine là một axit amin cần cho chức năng tiêu hóa và phát triển tế bào khỏe mạnh của cơ thể. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng người bị mụn rộp nên bổ sung từ 500mg đến 3.000mg lysine hàng ngày.

Bổ sung lợi khuẩn

Một số chủng lợi khuẩn (probiotic) đã được chứng minh là giúp làm giảm các triệu chứng khi bị nhiễm HSV. Các chủng lợi khuẩn có khả năng cân bằng hệ vi sinh vật và tăng cường hệ miễn dịch theo nhiều cách khác nhau. Ăn sữa chua chứa men sống là cách đơn giản nhất để bổ sung lợi khuẩn. Ngoài ra cũng có thể dùng thêm các loại viên uống bổ sung men vi sinh có chứa Lactobacillus rhamnosus – một chủng lợi khuẩn có khả năng cải thiện chức năng miễn dịch.

Ngăn ngừa và kiểm soát triệu chứng

Dưới đây là một số mẹo để ngăn ngừa và kiểm soát triệu chứng mụn rộp:

  • Khi bị mụn rộp miệng thì cần:
  • Bỏ bàn chải đánh răng cũ và sử dụng chiếc mới.
  • Nghỉ ngơi nhiều, bổ sung vitamin C và mỗi khi gặp căng thẳng.
  • Sử dụng son dưỡng môi không màu, không chứa thành phần gây dị ứng để bảo vệ môi khỏi ánh nắng mặt trời, gió và nhiệt độ lạnh.
  • Không dùng chung cốc và dụng cụ ăn uống với người khác trong thời gian có mụn rộp.
  • Không cậy, bóp hay đụng chạm vào nốt mụn rộp.

Nếu bị mụn rộp sinh dục thì cần:

  • Mặc đồ lót rộng rãi bằng chất liệu cotton
  • Giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ và khô ráo
  • Không ngâm mình trong bồn nước nóng
  • Không quan hệ tình dục vì kể cả khi có sử dụng bao cao su thì vẫn có thể lây truyền virus sang người khác.

Tóm tắt bài viết

Mặc dù các biện pháp tự khắc phục có thể làm giảm một số triệu chứng mụn rộp nhưng vẫn không thể thay thế cho phương pháp điều trị bằng thuốc. Khi bị mụn rộp thì cần dùng thuốc để các triệu chứng nhanh khỏi và giảm tần suất các đợt bùng phát.

Nếu có những dấu hiệu nghi là mụn rộp do nhiễm HSV thì cần đi khám ngay để bác sĩ chẩn đoán vấn đề, kê thuốc điều trị phù hợp và hướng dẫn các biện pháp giảm thiểu triệu chứng bệnh.

Khi đã thử biện pháp khắc phục tại nhà mà các triệu chứng càng trở nên nặng hơn thì cần ngừng ngay.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Herpes hậu môn: Triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa
Herpes hậu môn: Triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

Giống như herpes sinh dục, herpes hậu môn cũng có thể lây truyền từ người này sang người khác. Khả năng lây truyền sẽ cao nhất khi có mụn nước và vết loét ở trong hoặc xung quanh hậu môn.

Viêm giác mạc do herpes: Triệu chứng và cách điều trị
Viêm giác mạc do herpes: Triệu chứng và cách điều trị

Viêm giác mạc do herpes là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương giác mạc dẫn đến mù lòa. Tuy nhiên, nếu được điều trị kịp thời khi bị nhiễm HSV thì hoàn toàn có thể được kiểm soát và giảm thiểu thiệt hại cho giác mạc.

Herpes Trên Lưỡi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Herpes Trên Lưỡi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Herpes lưỡi là một vấn đề do HSV gây ra. Các vết loét thường sẽ tự khỏi và sau một thời gian mới xuất hiện trở lại.

HSV-2 có lây truyền qua đường miệng không và những điều cần biết về sự lây truyền HSV
HSV-2 có lây truyền qua đường miệng không và những điều cần biết về sự lây truyền HSV

HSV-2 là một loại virus lây truyền qua đường tình dục và chủ yếu gây ra bệnh mụn rộp sinh dục (herpes sinh dục).

Điều trị mụn rộp sinh dục bằng liệu pháp ức chế virus trong thai kỳ
Điều trị mụn rộp sinh dục bằng liệu pháp ức chế virus trong thai kỳ

Những phụ nữ bị mụn rộp sinh dục và đang mang thai cần điều trị bằng liệu pháp ức chế virus nhằm giảm nguy cơ lây truyền virus sang con trong khi sinh và giảm khả năng phải sinh mổ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây