Kỹ thuật tập chức năng chi trên bằng phản hồi sinh học- Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
- Phản hồi sinh học là kỹ thuật cung cấp thông tin sinh học cho người bệnh trong từng thời điểm mà nếu không sử dụng người bệnh sẽ không thể biết được, những thông tin này là những thông tin vượt lên trên và xa hơn các thông tin bình thường sẵn có.
- Phản hồi sinh học được sử dụng trong một trong hai trường hợp sau:
- Trực tiếp phản hồi các biến đo lường liên quan như nhịp tim, đồng hồ.
- Chuyển thể phản hồi các biến đo lường liên quan như chuyển hoạt động cơ thành dấu hiệu âm thanh thích ứng, một hiển thị nhìn thấy được hay phương pháp phản hồi sờ được.
II. CHỈ ĐỊNH
- Phản hồi sinh học điện cơ đồ được chỉ định để gia tăng hoạt động của cơ yếu hay liệt và cả trong tạo thuận giảm trương lực cơ hay sự co cứng cơ. Phản hồi sinh học điện cơ đồ cũng chỉ định trong cả hai chương trình phục hồi chức năng cơ xương và phục hồi chức năng thần kinh đặc biệt phục hồi chức năng chi trên.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Đau nhiều ở cơ xương khớp, người bệnh lo lắng sợ hãi
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên được đào tạo sử dụng máy.
2. Phương tiện
Hệ thống máy phản hồi sinh học điện cơ đồ đặt trong phòng riêng, hệ thống điện nguồn riêng.
- Phụ kiện: hệ thống các đai buộc, ghế ngồi, kết nối máy tính.
- Giường nằm và phương tiện cấp cứu tạm thời.
- Huyết áp kế, ống nghe.
3. Người bệnh
- Giải thích, hướng dẫn.
- Mặc áo có tay dài để tránh xây xát da.
- Đo huyết áp, mạch, áo dài tay.
4. Hồ sơ bệnh án
- Kiểm tra bệnh án.
- Tìm hiểu phiếu chỉ định phục hồi chức năng.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Khởi động máy cùng kết nối máy tính.
- Đặt các thông số theo chỉ định.
- Ấn nút bắt đầu quy trình.
- Kết thúc quy trình.
- Hết thời gian : dừng máy, tháo các dây, cực, đưa người bệnh ra khỏi hệ thống.
- Thăm hỏi người bệnh, kiểm tra vùng buộc đai, dặn dò.
- Tắt điện điện nguồn.
- Thời gian thực hiện quy trình từ 20 - 30 phút/ngày. Liệu trình thực hiện nhiều ngày cho đến khi đạt mục tiêu.
VI. THEO DÕI
- Hỏi và quan sát người bệnh trong quá trình phục hồi trên máy: dễ chịu, đau, mệt mỏi, choáng váng để có biện pháp xử trí kịp thời.
- Máy vận hành ổn định hay trục trặc do điện nguồn, do chế độ sử dụng hay hỏng hóc.
- Kiểm tra hoạt động máy tính.
- Ghi chép hoặc kiểm tra lưu trữ trên máy tính.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Đau tại vùng đặt cực:
- Có thể do tiếp xúc cực hay do buộc.
- Xử trí: dừng máy, kiểm tra chỗ xây xát và xử trí đệm gạc, xem lại các thông số kỹ thuật, điều chỉnh nếu cần. Tiếp tục khởi động lại nếu hết đau, tiếp tục điều trị.
- Đau tức cơ khớp do quá căng. Xử trí: dừng máy kiểm tra và điều chỉnh lại thông số cho phù hợp và tiếp tục điều trị.
- Biểu hiện choáng váng, ngất xỉu do lo lắng, sợ hãi. Xử trí: dừng máy, giải thích người bệnh yên tâm.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Cải thiện chức năng tình dục là mối quan tâm của không ít nam giới.
Các hóa chất trong nhiều sản phẩm vệ sinh thông thường có thể gây hại cho khả năng sinh sản.
Các thuốc Steroid như cortisone, prednisone hoặc một số loại thuốc chống cao huyết áp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cả nam giới và phụ nữ.
Khả năng sinh sản của nam giới có giảm dần theo tuổi tác?
Khả năng sinh sản tự nhiên bị suy giảm khi phụ nữ có tuổi, nhưng sự suy giảm này là ít khi so với sự lão hóa đang xảy ra ở xương, da và hầu hết các cơ quan trên cơ thể.
- 1 trả lời
- 2500 lượt xem
Bé nhà em sinh non 34 tuần, nặng 1,5kg. Nay bé đã được 4 tháng rưỡi, nặng 7,2 kg. Ngay từ đầu em vừa kết hợp cho bé bú mẹ lẫn bú bình. Đến nay sữa mẹ không đủ nên bé bỏ bú mẹ luôn. Từ trước tới giờ phân của bé vẫn bình thường, chỉ có 4 ngày trở lại đây, em bỗng thấy phân của bé có màu xanh đen, dẻo, bết dính và hơi nặng mùi. Bé vẫn bú bình thường. Xin hỏi phân của bé nhà em như vậy có vấn đề gì không ạ?
- 0 trả lời
- 411 lượt xem
Nâng mũi được 1 thắng nhưng đầu mũi còn to, cứng
- 1 trả lời
- 1223 lượt xem
Thưa bác sĩ, có kinh nguyệt sớm quá hoặc muộn quá có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1284 lượt xem
Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1125 lượt xem
Bác sĩ ơi, liệu tập luyện cường độ cao có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nữ giới và nam giới không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé, cảm ơn bác sĩ!