Kỹ thuật lượng giá chức năng vận động chi trên bằng thang điểm Wolf function test - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
- Là thang điểm lượng giá chức năng của chi trên thông qua các hoạt động chức năng vận động thô và các hoạt động tinh vi của bàn ngón tay, có tính thời gian.
- Thang điểm đánh giá vận động do Steven L.Wolf phát triển (1989), có giá trị cao trong đánh giá chức năng hoạt động chi trên và được sử dụng như một bài tập dành cho người bệnh.
- Thang điểm có 17 hoạt động chức năng của chi trên bao gồm cả hoạt động thô và các hoạt động tinh vi của bàn tay.
- Theo nghiên cứu của Rinske Nijland và Cs (2010) thang điểm vận động chức năng WOLF có giá trị tương đương với thang điểm ARAT trong lượng giá hoạt động chức năng chi trên.
- Ưu điểm
- Dụng cụ dễ kiếm, đơn giản, dễ thực hiện.
- Các hoạt động gần gũi với sinh hoạt hàng ngày.
- Có thể sử dụng trong tập luyện.
II. CHỈ ĐỊNH
- Tai biến mạch máu não.
- Chấn thương sọ não.
- Bệnh Parkinson.
- Tổn thương tủy sống.
- Xơ cứng rải rác.
- Xơ cột bên teo cơ.
- Bệnh Alzheimer.
- Viêm não - màng não.
- Sau các phẫu thuật thần kinh sọ não khác.
- Các bệnh lý tổn thương n o khác.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh hôn mê, Glassgow dưới 13 điểm.
- Rối loạn nhận thức nặng.
- Người bệnh chưa ngồi dậy được.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên hoạt động trị liệu.
2. Phương tiện, dụng cụ
- Phiếu lượng giá chức năng chi trên theo Wolf.
- Các dụng cụ:
- 01 khăn tắm kích thước 30 x 45 cm.
- 01 ổ khóa và chìa khóa.
- Lực kế đo lực nắm bàn tay.
- Hộp gỗ hoặc giấy cao 25,4 cm (10 inches).
- Bàn, ghế tiêu chuẩn có thể thay đổi chiều cao.
- Đồng hồ bấm giây.
- 03 lá bài, 03 quân cờ tướng, 01 kẹp giấy 5 cm, 01 bút chì dài 18 cm có 6 cạnh, 01 chai nước có thể tích 330 ml, túi cái nặng 0,5 kg, giỏ có quai nặng 1,5 kg kích thước 38 x 21 x35 cm; phấn rôm.
3. Người bệnh
- Được nghe giải thích về mục đích của bài lượng giá và cách thức tiến hành một cách rõ ràng.
V. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
1. Nội dung lượng giá: thực hiện lần lượt theo thứ tự 17 động tác chia làm 3 phần:
- Đánh giá thời gian thực hiện: động tác từ 1- 6.
- Đánh giá sức mạnh: động tác 7 và 14.
- Khả năng thực hiện chức năng: 9 động tác còn lại.
2. Cách đánh giá
- Thời gian: mỗi động tác cho phép tối đa 2 phút.
- Chức năng: cho điểm từ 0 - 5 điểm.
- Điểm tối đa: 75 điểm.
3. Thang điểm đánh giá
- 0 điểm: chi trên bên thử không có cử động.
- 1 điểm: chi trên không tham gia hoạt động chức năng, tuy nhiên có biểu hiện cố gắng. Ở những động tác cho một bên tay, tay bên không được thử có thể được sử dụng để vận động cho chi thử.
- 2 điểm: chi có cử động, nhưng cần trợ giúp của tay bên kia để điều chỉnh hoặc thay đổi tư thế hoặc cần cố gắng làm trên 2 lần hoặc hoàn thành với thời gian rất lâu.
- 3 điểm: thực hiện được, nhưng cử động ảnh hưởng bởi đồng động (synergy) hoặc thực hiện chậm và gắng sức.
- 4 điểm: cử động gần như bình thường (có thể so với bên lành), nhưng hơi chậm hơn, có thể thiếu chính xác, trôi chảy và sự phối hợp tốt.
- 5 điểm: cử động bình thường.
4. Tiến hành: yêu cầu người bệnh làm các động tác như sau
Thời gian thực hiện 30 - 45 phút.
VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
- So sánh kết quả trước và sau khi điều trị để đánh giá mức độ tiến triển của bệnh.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Ít gặp các tai biến do đây là kỹ thuật đơn giản và các vật dụng ít có nguy cơ gây tổn thương cho người bệnh.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Cải thiện chức năng tình dục là mối quan tâm của không ít nam giới.
Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất trong những trường hợp ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu. Hiện nay có nhiều kỹ thuật phẫu thuật khác nhau. Một kỹ thuật xâm lấn tối thiểu là phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt có sự hỗ trợ của robot.
Nhiều nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa cần sa và sức khỏe tình dục.
Tìm hiểu về giải phẫu, chức năng và các vấn đề thường gặp của âm đạo
- 1 trả lời
- 1049 lượt xem
- Thưa bác sĩ, nếu không ăn cá, tôi có thể uống thực phẩm chức năng omega-3 khi muốn có thai không? Và thực phẩm chức năng omega-3 có an toàn khi tôi đang cố gắng thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 2246 lượt xem
Bé trai nhà em được 10 tháng tuổi. Bé nặng 8kg, cao 71cm. Bé vẫn đang bú mẹ và 2 tháng gần đây rất biếng ăn. Ban đêm bé trằn trọc, khó ngủ và ra nhiều mồ hôi. Bác sĩ cho em hỏi, bé có nên uống bổ sung canxi không? Và nên uống loại nào ạ? Em thấy có loại canxi sữa thì có uống được không, thưa bác sĩ? Em có cho bé đi khám và được bác sĩ kê canxi corbiere và d3 aquarium nhưng không thấy cải thiện, bé vẫn khó ngủ. Bé đã mọc được 6 cái răng rồi nhưng lại bị đen lại. Em nên làm gì bây giờ ạ?
- 1 trả lời
- 800 lượt xem
Bé nhà em đang 7 tháng tuổi. Em sinh bé lúc 38 tuần 1 ngày, bé nặng 3kg. Những tháng đầu bé đều tăng cân, tuy nhiên hơn 1 tháng nay bé không lên cân nữa và hiện tại 7 tháng, bé nặng 7,5kg. Em cho bé bú sữa ngoài hoàn toàn từ tháng thứ 5. Em dùng sữa công thức NAN 2 và ăn bột Dielac (bột mặn). Hiện tại bé bú ít và cũng biếng ăn bột. Mỗi lần cho bình sữa vào là bé khóc. Bác sĩ cho em hỏi, cân nặng của bé có ổn không và em có phải sửa đổi gì trong chế độ ăn, bú sữa của bé không ạ? Ngoài ra, bé nhà em bị tình trạng không có nước mắt. Khi được 3 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ chẩn đoán bị tắc tuyến lệ và hướng dẫn cách matxa. Đến nay, mắt trái của bé đã có ít nước mắt nhưng lại hay đổ ghèn. Em cho bé đi tái khám lại nhưng bé lại bị viêm phế quản và mới đi chích ngừa IPV nên bác sĩ nói chỉ làm được khi bé hoàn toàn khỏe mạnh và sau khi chích ngừa 15 ngày. Bác sĩ cho em hỏi, bé bị như vậy thì thị giác của bé có bị làm sao không ạ? Mong nhận được phản hồi sớm từ bác sĩ ạ!
- 1 trả lời
- 1786 lượt xem
Bé nhà em sinh ở tuần thứ 38, nặng 2,4kg. Đến nay bé đã được 2 tháng 14 ngày mà cân nặng mới chỉ 4,7 kg. Bác sĩ cho em hỏi, cân nặng của bé như vậy có phải là bị suy dinh dưỡng không ạ?
- 1 trả lời
- 2479 lượt xem
Bé nhà em sinh non 34 tuần, nặng 1,5kg. Nay bé đã được 4 tháng rưỡi, nặng 7,2 kg. Ngay từ đầu em vừa kết hợp cho bé bú mẹ lẫn bú bình. Đến nay sữa mẹ không đủ nên bé bỏ bú mẹ luôn. Từ trước tới giờ phân của bé vẫn bình thường, chỉ có 4 ngày trở lại đây, em bỗng thấy phân của bé có màu xanh đen, dẻo, bết dính và hơi nặng mùi. Bé vẫn bú bình thường. Xin hỏi phân của bé nhà em như vậy có vấn đề gì không ạ?