Phẫu thuật đặt võng nâng cổ bàng quang (Sling) trong tiểu không kiểm soát khi gắng sức - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG:
Són tiểu (incontinence urinaire) là hiện tượng nước tiểu són qua niệu đạo ngoài ý muốn của người bệnh, do sự bất lực cơ thắt vùng cổ bàng quang (BQ) – niệu đạo (NĐ) trước áp lực sinh ra hoặc truyền qua bàng quang. Són tiểu ở nữ xảy ra khi tăng áp lực trong ổ bụng như ho, cười, hắt hơi. Đây là một bệnh lý ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của nhiều phụ nữ. Tỷ lệ mắc thay đổi ở các nghiên cứu, nhưng khá cao chiếm 25% .
II. CHỈ ĐỊNH
- Điều trị nội khoa thất bại
- Són tiểu mức độ trung bình, nặng
- Nghiệm pháp són tiểu khi ho dương tính
- Nghiệm pháp Boney dương tính
- Di động niệu đạo dương tính
- Thang điểm chất lượng cuộc sống Ditrovie >3.
- Người bệnh có nguyện vọng điều trị phẫu thuật.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Són tiểu do BQ không ổn định
- Són tiểu khi BQ đầy
- Xơ cứng cổ BQ, NĐ do điều trị tia xạ.
- Rối loạn tiểu tiện khác đi kèm với lượng nước tiểu tồn dư ≥ 110ml
- Rò BQ – AĐ, rò NQ – AĐ, các bất thường về giải phẫu
- Chống chỉ định trong các trường hợp viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo
- Chống chỉ định về phẫu thuật gây mê, gây tê vùng
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: phẫu thuật viên (PTV) chuyên khoa tiết niệu được đào tạo 1 PTV
tiết niệu và 2 bác sĩ phụ mổ.
2. Phương tiện: bộ dụng cụ trung phẫu
3. Người bệnh: giải thích kỹ trước phẫu thuật nhất, các tai biến và biến chứng có thể
xảy ra trong và sau mổ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: tư thế sản khoa
2. Vô cảm: gây tê tủy sống hoặc gây mê toàn thân
3. Kỹ thuật:
- Dụng cụ phẫu thuật TOT
- Chúng tôi sử dụng bộ “I-STOP” gồm:
- Dải băng mỏng dài khoảng 25cm – 30 cm, rộng 1cm, chất liệu bằng Prolène.
- Alene gồm 2 chiếc đầu cong bằng 2/3 đường tròn, có đánh trái và phải
Bước 1: Đặt thông tiểu làm xẹp BQ
Bước 2: Xác định vị trí rạch thành trên âm đạo
Bước 3: Phẫu tích tách âm đạo và mô quanh niệu đạo tới gần lỗ bịt
Bước 4: Dùng Alene móc từ ngoài (vị trí đã được đánh dấu trước) vào trong đi qua lỗ bịt
Bước 5: Đính đầu lưỡi Prolence vào Alene và kéo ra. Làm tương tự với bên đối diện
Bước 6: Kéo căng hai đầu lưỡi Prolence ôm sát vào mép niệu đạo
Bước 7: Cắt phần thừa của lưỡi Prolence sát da
Bước 8: Khâu lại thành âm đạo đã rạch
Bước 9: Khâu da cố định hai đầu lưới Prolence
VI. TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG
- Nhiễm trùng vết mổ: vết mổ tấy đỏ, có mưng mủ, tụ máu tầng sinh môn
- Thời gian đặt ống thông tiểu sau mổ: được tính từ lúc phẫu thuật đến lúc rút ra đơn vị tính là giờ.
- Đái khó sau mổ: sau rút sonde tiểu, người bệnh đái khó hoặc không đái được.
- Són tiểu sau mổ: sau khi rút thông tiểu Người bệnh còn són tiểu khi ho hoặc hắt hơi, gắng sức.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu tạo ra một con đường mới để đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể sau khi cắt bỏ bàng quang. Có ba loại phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu, hai trong số đó giúp người bệnh kiểm soát thời điểm đi tiểu.
Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, tập luyện bằng chính sức nặng cơ thể (Weight training) trong thai kỳ có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
Phác đồ basal-bolus sử dụng insulin tác dụng nhanh và tác dụng kéo dài để kiểm soát bệnh tiểu đường, giúp người bệnh duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường một cách hiệu quả. Phác đồ này cho phép người bệnh có lối sống linh hoạt hơn.
Mặc dù một số người mắc bệnh tiểu đường type 2 cần phải tiêm insulin hàng ngày để giữ ổn định lượng đường trong máu nhưng trong hầu hết các trường hợp, loại bệnh tiểu đường này có thể được kiểm soát mà không cần đến insulin. Người bệnh có thể kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 bằng cách thay đổi lối sống, dùng thuốc đường uống hay kết hợp thêm các phương pháp điều trị khác.
Những điều mà nam giới cần biết về khả năng sản xuất tinh trùng và khả năng sinh sản sau phẫu thuật tuyến tiền liệt.
- 1 trả lời
- 747 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 638 lượt xem
Đi khám ở Bv tỉnh, kết quả xét nghiệm tử cung của em có dịch ứ đọng, có dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung cấp độ 1. Bs ở đây chỉ định em phải tiến hành tiểu phẩu để phục hồi cổ tử cung và lấy hết dịch ứ đọng, vì nếu để dịch sẽ ngày càng nhiều và tràn vào ống dẫn trứng, gây tắc nghẽn ống dẫn trứng. Em rất lo lắng, muốn lên Bv Từ Dũ khám và làm lại xét nghiệm xem có đúng thế không? Mong bs cho em lời khuyên ạ?
- 1 trả lời
- 897 lượt xem
- Bác sĩ ơi, bà bầu bị tiền sản giật có nên tự kiểm tra protein nước tiểu tại nhà không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 816 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?
- 1 trả lời
- 3031 lượt xem
Hiện tại bé trai nhà em đang được 5 tháng 20 ngày và nặng 8,5kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Cách đây 1 tuần em thấy trong bỉm của bé xuất hiện những chấm nước tiểu màu hơi hồng hồng cam cam, không đỏ đậm như máu. Còn lại nước tiểu bình thường thì vẫn màu vàng nhạt. Em có kiểm tra đầu chim của bé nhưng không hề thấy xây xát gì, cũng không có máu. Từ 1 tháng tuổi đến nay ngày nào bé cũng uống bổ sung 1 giọt Aquadetrim vitamin D3. Em có ngưng cho bé uống thì không thấy chấm hồng cam nữa. Hàng ngày bé vẫn ăn, ngủ, chơi bình thường. Bé nhà em bị như vậy có nguy hiểm không? Em có nên tiếp tục cho bé uống Vitamin D3 nữa không ạ?