1

Phẫu thuật u trong nhu mô tiểu não bằng đường mở nắp sọ - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

U ở tiểu não hoặc vùng thùy nhộng

II. CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT

  • Các u trong nhu mô tiểu não, thùy nhộng

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Không có chống chỉ định tuyệt đối với các u vùng này

IV.CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Kíp mổ:

  • Bác sỹ: 1 phẫu thuật viên chính + 2 bác sỹ phụ mổ
  • Điều dưỡng: 2 điều dưỡng gồm 1 điều dưỡng dụng cụ (chuẩn bị và trợ giúp dụng cụ phẫu thuật) + 1 điều dưỡng chạy ngoài phục vụ cho ca mổ

- Kíp gây mê: 1 bác sỹ gây mê + 1 điều dưỡng phụ mê

2. Phương tiện:

- Dụng cụ và thuốc gây mê nội khí quản

- Bộ dụng cụ mổ sọ thông thường

- Kính vi phẫu, hệ thống định vị thần kinh, dao hút siêu âm

- Vật tư tiêu hao:

  • 100 gạc con; 20 gói bông sọ; 5 sợi chỉ prolen 4.0; 5 sợi chỉ prolen 5.0; 5 sợi chỉ vicryl 2.0 (3.0 đối với trẻ em); 1 gói cẩm máu surgicel; 1 gói spongel; 2 gói sáp sọ
  • Keo sinh học và các miếng vá màng cứng nhân tạo
  • Chất liệu cầm máu (Floseal)
  • Bộ dẫn lưu não thất ra ngoài (trong trường hợp cần dẫn lưu não thất ra ngoài)
  • Bộ dẫn lưu kín đặt dưới da

3. Người bệnh: Người bệnh được cạo tóc sạch sẽ, vệ sinh vùng mổ.

4. Hồ sơ bệnh án:

  • Đủ thủ tục hành chính
  • Phần chuyên môn: cụ thể, đủ các triệu chứng, diễn biến, tiền sử, các phim chụp cộng hưởng từ, các xét nghiệm phục vụ phẫu thuật. Chỉ định mổ, giải thích rõ gia đình và viết cam kết mổ.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ: 10 phút đảm bảo đủ các thủ tục và đề mục

2. Kiểm tra Người bệnh: đúng tên, tuổi, chuẩn bị mổ: 10 phút (cạo tóc, làm vệ sinh...)

3. Thực hiện kỹ thuật:

- Gây mê nội khí quản

- Người bệnh nằm sấp, cúi tốt.

- Lắp đặt hệ thống định vị thần kinh (nếu cần, nhất là những trường hợp bản chất u giống chất trắng hoặc u ở dưới nhu mô vỏ não).

- Rạch da đường giữa dưới chẩm, hoặc đường bên dưới chẩm.

- Bóc tách cân cơ, bộc lộ xương sọ.

- Khoan xương sọ, mở nắp sọ dưới chẩm, dưới xoang ngang, có thể phải mở cả lỗ chẩm hoặc cung sau C1.

- Mở màng cứng, hút dịch não tủy để làm xẹp não.

- Tùy thuộc chỉ định mà:

  •  U ở bán cầu tiểu não: mở vỏ tiểu não, phẫu tích quanh u, hút u bằng máy hút hoặc bằng dao hút siêu âm.
  •  U ở thùy nhộng: phẫu tích quanh u để kiểm soát nguồn chảy máu, lấy dần u bằng dao hút siêu âm.

- Cầm máu: bằng dao đốt lưỡng cực và chất cầm máu Floseal.

- Đóng màng cứng: có thể cần dùng miếng vá màng cứng nhân tạo, cân sọ, cân đùi (tùy từng trường hợp).

- Cố định xương sọ.

- Đóng vết mổ: cân, cơ, dưới da, da.

VI.THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi:

  •  Sau mổ người bệnh cần phải được điều trị và theo dõi tại phòng hồi tỉnh sau mổ để cai máy, rút ống nội khí quản
  •  Theo dõi chảy máu vết mổ, tình trạng tri giác, cơn co giật

2. Xử lý tai biến:

  •  Chảy máu: tùy thuộc vào mức độ chảy máu nhiều hay ít mà có thể điều trị nội hoặc mổ lại để cầm máu.
  •  Giãn não thất: dẫn lưu não thất ra ngoài.
  •  Dò dịch não tủy qua vết mổ: chọc dẫn lưu dịch não tủy ở thắt lưng để giảm áp và dùng thuốc hoặc mổ lại để đóng chỗ hở màng cứng.
  •  Phù não tiến triển: chụp cắt lớp để tìm nguyên nhân, và điều trị theo nguyên nhân.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật đặt võng nâng cổ bàng quang (Sling) trong tiểu không kiểm soát  khi gắng sức - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật lấy bỏ nang màng tủy trong ống sống bằng đường vào phía sau - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật u trong và ngoài ống sống, không tái tạo đốt sống bằng đường vào phía sau hoặc sau ngoài - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật u trong và ngoài ống sống kèm tái tạo đốt sống bằng đường vào phía trước hoặc trước ngoài - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật u lều tiểu não bằng đường vào dưới lều tiểu não - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu trong điều trị ung thư bàng quang
Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu trong điều trị ung thư bàng quang

Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu tạo ra một con đường mới để đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể sau khi cắt bỏ bàng quang. Có ba loại phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu, hai trong số đó giúp người bệnh kiểm soát thời điểm đi tiểu.

Nuôi con bằng sữa mẹ và tiểu đường thai kỳ
Nuôi con bằng sữa mẹ và tiểu đường thai kỳ

Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ sơ sinh vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể mà em bé cần. Và khi bạn bị tiểu đường thai kỳ, có những lợi ích bổ sung liên quan đến việc cho con bú.

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và Covid-19 nghiêm trọng
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và Covid-19 nghiêm trọng

Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc Covid-19 nghiêm trọng hơn so với những người không bị tiểu đường. Những người gặp khó khăn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường càng có nguy cơ cao hơn nữa.

Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng phác đồ insulin basal-bolus
Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng phác đồ insulin basal-bolus

Phác đồ basal-bolus sử dụng insulin tác dụng nhanh và tác dụng kéo dài để kiểm soát bệnh tiểu đường, giúp người bệnh duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường một cách hiệu quả. Phác đồ này cho phép người bệnh có lối sống linh hoạt hơn.

Nên điều trị tiểu đường type 2 bằng loại thuốc nào?
Nên điều trị tiểu đường type 2 bằng loại thuốc nào?

Mục đích chung của các loại thuốc điều trị tiểu đường type 2 là kiểm soát đường huyết ổn định nhưng mỗi loại thuốc có cơ chế tác dụng khác nhau.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  770 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Có phải tiểu phẫu để lấy hết dịch đọng trong tử cung ra không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  657 lượt xem

Đi khám ở Bv tỉnh, kết quả xét nghiệm tử cung của em có dịch ứ đọng, có dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung cấp độ 1. Bs ở đây chỉ định em phải tiến hành tiểu phẩu để phục hồi cổ tử cung và lấy hết dịch ứ đọng, vì nếu để dịch sẽ ngày càng nhiều và tràn vào ống dẫn trứng, gây tắc nghẽn ống dẫn trứng. Em rất lo lắng, muốn lên Bv Từ Dũ khám và làm lại xét nghiệm xem có đúng thế không? Mong bs cho em lời khuyên ạ?

Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  844 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Trẻ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn khi tiêm vắc xin đúng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  869 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải trẻ sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn khi tiêm phòng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bé đi ngoài phân lợn cợn, mùi chua là do có vấn đề về đường tiêu hóa?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1496 lượt xem

Từ lúc sinh ra đến nay bé nhà em ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ. Mấy hôm nay em thấy phân của bé có hiện tượng lợn cợn, lại có mùi chua. Mỗi lần đi ngoài bé đều phải rặn đỏ mặt mà ra được rất ít. Bé như vậy là có vấn đề về tiêu hóa phải không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây