1

Phẫu thuật u trong và ngoài ống sống kèm tái tạo đốt sống bằng đường vào phía trước hoặc trước ngoài - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

U tủy là một bệnh hiếm gặp, chiếm tỷ lệ 2,06% so với các khối u trong cơ thể nói chung và chiếm tỷ lệ 15% các u thuộc hệ thống thần kinh trung ương. U tủy ít hơn u não 4 - 6 lần ở người lớn; ở trẻ em u tủy rất hiếm gặp. Điều trị ngoại khoa có kết quả tùy thuộc nhiều yếu tố trong đó việc chẩn đoán sớm là vô cùng quan trọng. Các tác giả trong và ngoài nước đều cho rằng: phẫu thuật vào giai đoạn đau rễ đem lại nhiều kết quả tốt.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Chỉ định phẫu thuật tuyệt đối: người bệnh đã được xác định có u tủy mà khối u xâm lấn vào thân đốt sống, làm biến dạng cột sống.
  •  Chỉ định tương đối với những trường hợp u tủy cổ cao quá lớn và người bệnh đến giai đoạn muộn, những người bệnh già yếu, những người bệnh có lao phổi tiến triển, những bệnh lý ác tính cột sống đã rõ ràng, di căn tràn lan.
  •  Chỉ định mổ cấp cứu trong những trường hợp u bị tụt kẹt hoặc chảy máu trong u gây liệt chi, gây bí tiểu một cách đột ngột.

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng.
  •  U tủy cổ cao quá lớn, phẫu thuật không đem lại kết quả khả quan.
  •  Người bệnh đến giai đoạn muộn, những người bệnh già yếu, những người bệnh có lao phổi tiến triển, những bệnh lý ác tính cột sống đã rõ ràng, di căn tràn lan.

IV.CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Hai bác sỹ: một Phẫu thuật viên (PTV) chính và một phụ phẫu thuật
  • Hai điều dưỡng: một điều dưỡng tham gia trực tiếp vào cuộc mổ chuẩn bị dụng cụ và phục vụ dụng cụ cho PTV, một điều dưỡng chạy ngoài phục vụ điều dưỡng tham gia mổ
  • Kíp gây mê: bác sỹ gây mê, kỹ thuật viên phụ gây mê

2. Người bệnh

  • Được giải thích rõ về các nguy cơ tai biến trong và sau mổ: các tai biến liên quan đến tổn thương tủy hay rễ thần kinh.
  • Vệ sinh, thụt tháo sạch đường hậu môn từ đêm trước mổ.

3. Phương tiện kỹ thuật

  • Bộ dụng cụ phẫu thuật cột sống thường quy: dao mổ lưỡi to và lưỡi nhỏ (12-15mm) cán dài, cò súng 2mm-3mm, panh gắp đĩa đệm thẳng và chếnh lên trên xuống dưới, phẫu tích không răng và có răng, kìm mang kim, máy hút, dao điện đơn cực và lưỡng cực.
  • Bộ dụng cụ mổ tái tạo thân đốt sống: lồng titanium, nẹp vis cố định.
  • Dụng cụ tiêu hao: 20 gạc con, 1 gói bông nhỏ, 1 sợi vicryl số 1, 1 sợi vicryl 2.0, 1 sợi etilon 4.0, 1 gói sáp sọ, 1 gói surgisel.
  • Hoàn thiện hồ sơ bệnh án đầy đủ theo quy định, có cam kết của gia đình người bệnh.

4. Thời gian mổ: từ 120 đến 180 phút tùy theo vị trí u, tính chất của u.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa hoặc nghiêng 90 độ.

2. Vô cảm: gây mê nội khí quản.

3. Thực hiện phẫu thuật:

  •  Xác định vị trí rạch da bằng máy chụp x quang trong mổ
  •  Rạch da đường trắng giữa hay đường sườn thắt lưng .
  •  Đối với cột sống cổ: rạch da đường cổ bên, bờ trước cơ ức đòn chũm.
  •  Bóc tách qua lớp phúc mạc, vén ruột sang 1 bên (đối với đường mổ trước) hoặc tách khối cơ thắt lưng chậu sang bên (đối với đường mổ trước bên)
  •  Bóc tách vào máng cảnh, tách động mạch cảnh sang 1 bên, thực quản và khí quản sang bên đối diện.
  •  Bộc lộ vào thân đốt sống tương ứng vị trí u.
  •  Dùng dụng cụ lấy bỏ thân đốt sống bị tổn thương.
  •  Bộc lộ u, tách u khỏi tủy sống và các rễ thần kinh. Tùy theo tính chất u mà lấy u từng phần hay toàn phần. Tránh gây tổn thương tủy sống và các rễ thần kinh trong quá trình thao tác.
  •  Cầm máu kỹ diện cắt u.
  •  Đóng kín lại màng cứng bằng chỉ prolen 4.0 hay 5.0.
  •  Lấy bỏ thân đốt sống bị thương tổn bằng cách đào đường hầm dọc theo trục giữa thân đốt sống tới dây chằng dọc sau, để lại hai thành bên của thân đốt sống.
  •  Ghép xương chậu vào phần xương bị lấy bỏ đi.
  •  Bắt nẹp vít vào hai thân đốt sống trên và dưới liền kề.
  •  Hiện nay có thể áp dụng đặt lồng titan thay thế cho xương chậu vào vị trí thân đốt sống đã lấy đi. Kích thước lồng titan phụ thuộc vào chiều cao của thân đốt sống đã được lấy đi. Lồng titan có thể kết hợp với ghép xương xốp của chính người bệnh hay xương nhân tạo.
  •  Đóng cơ và cân bằng vicryl số 0. Đóng lớp dưới da bằng vicryl 2.0. Đóng da bằng etilon 4.0. Nếu cần có thể đặt dẫn lưu vào ổ mổ.

VI.THEO DÕI SAU MỔ VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi sau mổ

  •  Toàn trạng: mạch, huyết áp
  •  Chảy máu vết mổ
  •  Tổn thương tủy hay các rễ thần kinh.
  •  Người bệnh được nẹp hỗ trợ bên ngoài bằng nẹp cứng trong 4-6 tuần
  •  Phục hồi chức năng sau mổ
  •  Sau 1 tháng cần chụp X.Quang cột sống để đánh giá tình trạng liên xương và phát hiện các di lệch thứ phát do khớp giả...

2. Xử trí tai biến

  •  Rách màng cứng: khâu vá lại bằng prolene 4.0
  •  Tổn thương tủy, rễ thần kinh: điều trị bằng corticoid, phục hồi chức năng.
  •  Chảy máu vết mổ: khâu tăng cường để cầm máu.
  •  Rò dịch não tủy sau mổ: mổ lại vá rò.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật u dưới màng tủy, ngoài tủy kèm theo tái tạo đốt sống bằng đường vào phía trước hoặc trước ngoài - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật u trong và ngoài ống sống, không tái tạo đốt sống bằng đường vào phía sau hoặc sau ngoài - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật u rễ thần kinh ngoài màng tủy kèm tái tạo đốt sống bằng đường vào phía sau - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật u ngoài màng cứng tủy sống - rễ thần kinh bằng đường vào phía sau - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Virus HIV Sống Được Bao Lâu Ngoài Môi Trường
Virus HIV Sống Được Bao Lâu Ngoài Môi Trường

Virus HIV sống được bao lâu ngoài môi trường? Sau khi rời khỏi cơ thể, HIV chỉ có thể hoạt động và có khả năng lây truyền trong một thời gian rất ngắn, trừ khi ở trong môi trường lý tưởng.

Cần lưu ý gì về chế độ ăn uống trước và sau phẫu thuật cắt vạt dạ dày?
Cần lưu ý gì về chế độ ăn uống trước và sau phẫu thuật cắt vạt dạ dày?

Nếu bạn đang có ý định phẫu thuật cắt vạt dạ dày để giảm cân thì có một điều rất quan trọng mà bạn cần biết, đó là những thay đổi về chế độ ăn uống. Vì dạ dày sẽ được thu nhỏ lại rất nhiều so với trước nên chắc chắn, thói quen ăn uống sẽ có sự thay đổi lớn.

Hướng dẫn chế độ ăn uống trước và sau phẫu thuật nối tắt dạ dày
Hướng dẫn chế độ ăn uống trước và sau phẫu thuật nối tắt dạ dày

Phẫu thuật nối tắt dạ dày là một phương pháp hiệu quả để giảm cân và cải thiện sức khỏe. Thực hiện đúng theo hướng dẫn về chế độ ăn uống trước và sau khi phẫu thuật sẽ giúp ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi, an toàn hơn, nhanh hồi phục hơn và giúp giảm cân hiệu quả.

Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu trong điều trị ung thư bàng quang
Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu trong điều trị ung thư bàng quang

Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu tạo ra một con đường mới để đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể sau khi cắt bỏ bàng quang. Có ba loại phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu, hai trong số đó giúp người bệnh kiểm soát thời điểm đi tiểu.

Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần biết gì trước khi mang thai?
Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần biết gì trước khi mang thai?

Bị tiểu đường nhưng không kiểm soát được trước khi thụ thai có thể tạo ra những khác biệt lớn trong kết quả thai kỳ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Ăn hàu hun khói hoặc hàu sống khi mang bầu có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  654 lượt xem

- Bác sĩ ơi, bác sĩ cho tôi hỏi ăn hàu hun khói hoặc hàu sống khi mang bầu có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  618 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Bé trai 6 tháng 10 ngày nặng 9,2kg đi ngoài thườngrặn đỏ mặt và có máu trong phân thì phải làm gì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  624 lượt xem

Bé trai nhà em sinh mổ lúc mẹ 39 tuần 4 ngày. Bé nặng 3,4kg. Hiện bé được 6 tháng 10 ngày và nặng 9,2kg ạ. Từ lúc sơ sinh đến giờ bé uống sữa công thức. Bé bắt đầu ăn dặm bột ngọt lúc 5 tháng 10 ngày với 50ml vào buổi sáng. 2 tuần gần đây, bé có hiện tượng rặn đỏ mặt khi đi ngoài và thỉnh thoảng có ít máu trong phân. Em có cho bé ăn hoa quả xay nhuyễn như chuối, bơ, xoài nhưng không cải thiện. Em có nên cho bé uống thuốc trị táo bón không ạ? Và thực phẩm nào tốt cho bé bị táo bón ạ? Ngoài ra bé nhà em chân phải to hơn chân trái. Bé vẫn hoạt động bình thường nhưng 6 tháng vẫn chưa thể tự đứng với sự giúp đỡ của người lớn. Em có cần cho bé đi khám không, thưa bác sĩ?

Bé đi ngoài phân lợn cợn, mùi chua là do có vấn đề về đường tiêu hóa?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1350 lượt xem

Từ lúc sinh ra đến nay bé nhà em ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ. Mấy hôm nay em thấy phân của bé có hiện tượng lợn cợn, lại có mùi chua. Mỗi lần đi ngoài bé đều phải rặn đỏ mặt mà ra được rất ít. Bé như vậy là có vấn đề về tiêu hóa phải không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây