Muốn khám tiền hôn nhân ngoài giờ hành chính?
Nếu không sắp xếp đi khám được trong giờ thì ngoài giờ hành chính, hai vợ chồng bạn vẫn có thể đi khám tiền hôn nhân được. Bạn cứ đến đăng ký khám và tư vấn tiền hôn nhân tại tầng trệt khu M (số 227 Cống Quỳnh, quận 1, Tp Hồ Chí Minh). Bác sĩ sẽ khám và cho chỉ định làm các xét nghiệm như: Huyết đồ, nhóm máu, yếu tố Rh ... Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ cho thực hiện thêm một số xét nghiệm khác, nếu thấy cần thiết trước khi đi đến kết luận và cho phác đồ điều trị, bạn nhé!
Mẹ bầu 27 tuần, muốn biết lịch khám tiếp theo thế nào?
Từ lúc mang thai lần đầu đến nay (thai đã được 27 tuần), em đều khám ở Trung tâm y tế gần nhà. Giờ, em muốn đến Bv Trung ương Huế để bs khám và theo dõi đến lúc sinh cho yên tâm hơn thì có phải xét nghiệm lại không ạ? Lịch khám thai các tuần trong giai đoạn cuối của thai kỳ này thế nào ạ?
- 1 trả lời
- 540 lượt xem
Vết mổ cũ chưa lành, đã mang thai ngoài ý muốn?
Em vừa sinh mổ, em bé được 10 tháng tuổi. Nay bị vỡ kế hoạch nên có thai. Vậy, nếu giữ em bé lại thì liệu vết mổ (còn đang non), có bị nứt khi em sinh bé sớm không ạ? Vì em nghe bs nói, sinh mổ thì khoảng 2 năm sau mới nên có thai lại mà.
- 1 trả lời
- 765 lượt xem
Muốn khám sức khỏe sinh sản trước khi lập gia đình?
Em chuẩn bị lập gia đình. Em muốn khám sức khỏe sinh sản trước khi kết hôn. Vậy, mong bs cho biết, em cần khám những gì và chi phí cho dịch vụ khám này là bao nhiêu không ạ?
- 1 trả lời
- 662 lượt xem
Hai vợ chồng đều muốn khám sức khỏe sinh sản?
Năm trước, em có thai được 8 tuần thì tự nhiên bị đau bụng, ra huyết nhiều và sảy tự nhiên. Từ đó đến nay, vợ chồng em quan hệ thả mà vẫn chưa có con. Giờ, hai vợ chồng em đều muốn khám sức khỏe sinh sản thì khám khoa nào của Bệnh viện Phụ sản TW ạ? Và, có cần đem theo bệnh án năm trước không ạ?
- 1 trả lời
- 668 lượt xem
Khám tư vấn tiền sản
Khoảng giữa tháng 5 vừa qua, vợ chồng em có đi khám ở khoa Tiền sản, Bv Phụ sản Hà Nội. Bọn em đã làm tất cả các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ rồi về. Do bận việc và nhà xa trung tâm Thủ đô nên bọn em ngại, không quay lại chỗ bác sĩ tư vấn để bác sĩ đưa trả kết quả. Vậy, giờ bọn em có cần quay lại để lấy kết quả và nghe bác sĩ tư vấn không ạ?
- 1 trả lời
- 415 lượt xem
Tình trạng tiền sản giật thường phát triển trong 3 tháng cuối, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong nửa sau của thai kỳ, trong khi chuyển dạ hoặc thậm chí đến sáu tuần sau khi sinh.
Bị chứng tiền sản giật có thể là đáng sợ và mơ hồ, nhưng việc kết nối với phụ nữ trong cùng hoàn cảnh có thể giúp bạn đối phó với căn bệnh. Dưới đây là một số bí quyết, lời khuyên từ những bà mẹ khác mắc chứng tiền sản giật.
Không ai biết chắc chắn liệu có thể ngăn ngừa chứng tiền sản giật hay không vì vẫn chưa rõ nguyên nhân của tình trạng này. Mặc dù khó có thể đưa ra lời khuyên rõ ràng về cách ngăn ngừa tiền sản giật, nhưng có nhiều cách để giảm thiểu nguy cơ.
Điều gì xảy ra nếu phụ nữ mang thai được chẩn đoán bị tiền sản giật? Chứng tiền sản giật là gì và nó được kiểm soát như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Khi bị tiền sản giật, thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc chống co giật và steroid có thể là các loại thuốc mà bà bầu có thể cần đến.