Thuốc điều trị tiền sản giật
Nội dung chính bài viết:
- Có 3 loại thuốc chính thường được sử dụng để điều trị bệnh tiền sản giật nặng: thuốc hạ huyết áp, thuốc chống co giật (magie sulfate), thuốc Steroid.
- Tùy thuộc vào tuần thai và tình trạng sức khỏe mà bác sĩ có thể chỉ định bà bầu dùng steroid.
- Magie Sulfate là thuốc chống co giật phổ biến được sử dụng điều trị tiền sản giật, tuy nhiên nó cũng gây ra một số tác dụng phụ cho 25% số phụ nữ mang thai mắc TSG.
Bị tiền sản giật dùng thuốc gì?
Nếu bệnh tiền sản giật xảy ra vào cuối thai kỳ và không nghiêm trọng, phụ nữ mang thai có thể chẳng cần dùng thuốc gì. Đối với hầu hết thai phụ, tiền sản giật sẽ biến mất sau khi sinh.
Tuy nhiên, ngay cả trong và sau khi chuyển dạ, bác sĩ sẽ theo dõi các "tín hiệu" cho thấy tình trạng tiền sản giật đang trở nên tồi tệ hơn. Nếu điều này diễn ra, bác sĩ sẽ chỉ định 1 trong 3 loại thuốc chính (hoặc cả 3 loại thuốc) để điều trị tiền sản giật nặng:
- Thuốc điều trị cao huyết áp: làm giảm huyết áp
- Magnesium sulfate: chống co giật
- Steroids: giúp phổi của thai nhi phát triển nếu kích sinh trước 34 tuần thai.
Nếu huyết áp dưới mức 160/110 mmHg, bà bầu có thể không cần thuốc trị huyết áp. Nhưng nếu huyết áp đạt đến mức này hoặc cao hơn, bà bầu sẽ được cho dùng thuốc hạ huyết áp để đưa huyết áp về mức kiểm soát.
Cao huyết áp mất kiểm soát có thể dẫn đến tai biến mạch máu não (đột quỵ) hoặc các vấn đề nghiêm trọng với tim và thận. Nó cũng có thể làm giảm cung cấp máu đến em bé. (Tại thời điểm này, có thể bà bầu sẽ được nhập viện nếu chưa nhập)
Ba loại thuốc thường được sử dụng để điều trị cao huyết áp trong thai kỳ:
- Hydralazine
- Labetalol
- Nifedipine
Nếu chỉ số huyết áp rất cao, có thể bà bầu sẽ được tiêm tĩnh mạch, mặc dù nifedipine cũng có thể được dùng dưới dạng thuốc uống. Những thuốc này có thể gây ra các phản ứng phụ, bao gồm nhức đầu (có thể nặng) hoặc buồn nôn.
Tất cả các thuốc để kiểm soát huyết áp đều đi qua hàng rào nhau thai. Điều này có nghĩa là thuốc bà bầu uống sẽ phơi nhiễm với em bé. Nhưng những loại thuốc này từ lâu đã không được phát hiện gây ra dị tật bẩm sinh và được xem là an toàn.
Bà bầu sẽ được theo dõi cẩn thận để đảm bảo huyết áp không tụt xuống quá thấp, (huyết áp quá thấp có thể làm giảm lưu lượng máu đến thai nhi).
Có cần dùng thuốc steroid không?
Nếu phụ nữ mang thai bị tiền sản giật nặng hoặc hội chứng HELLP trước khi kết thúc thai kỳ, thai nhi sẽ cần được sinh sớm. Nếu điều này xảy ra trước 34 tuần thai, bác sĩ sẽ khuyên dùng corticosteroid (steroid), bao gồm hai mũi tiêm ngừa cách nhau 24 giờ.
Steroid đã được cho thấy làm giảm đáng kể nguy cơ bé phát triển các biến chứng nghiêm trọng như hội chứng suy hô hấp và xuất huyết trong não. Các thuốc này cũng có một hồ sơ an toàn khá tốt.
Bà bầu cần loại thuốc gì để chống co giật?
Không điều trị, tiền sản giật có thể dẫn đến chứng co giật, một biến chứng cực kỳ nghiêm trọng thậm chí có thể gây tử vong. Nếu bị tiền sản giật nghiêm trọng, phụ nữ mang thai sẽ được dùng magnesium sulfate để ngăn ngừa các cơn co giật. Thuốc chống co giật này cũng có thể được dùng để phòng ngừa bại não cho trẻ sơ sinh được sinh quá non .
Khoảng 1/4 phụ nữ bị tác dụng phụ từ magnesium sulfate. Cảm giác thấy rất nóng hoặc đỏ bừng là tác dụng phụ thường gặp nhất, nhưng bạn cũng có thể:
- Gặp các vấn đề về thở
- Khô miệng
- Mệt mỏi
- Chóng mặt
- Nhầm lẫn
- Đau đầu
- Hoa mắt
- Nói lắp
- Buồn nôn và ói mửa
Nếu bạn quan tâm đến các tác dụng phụ của magnesium sulfate, hãy nói chuyện với bác sĩ về cách kiểm soát chúng, hoặc xem lời khuyên của những phụ nữ khác đã phải dùng nó.
Tiêm insulin nhằm giảm lượng đường trong máu của bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ bằng mức nồng độ đường máu của người phụ nữ bình thường. 1
Một số loại thuốc điều trị cao huyết áp được coi là an toàn cho bà bầu và một số thì không.
Có 6 loại thuốc ARV. Mỗi loại điều trị cho một giai đoạn khác nhau trong vòng đời của người nhiễm HIV, vì vậy việc kết hợp một số loại thuốc ARV vào một lần điều trị là cách hiệu quả nhất để điều trị HIV. Điều trị này được gọi là liệu pháp kháng retrovirus, hoặc điều trị ART.
Làm sao bà bầu có thể thực hiện chính xác kế hoạch điều trị HIV của mình? Làm thế nào bà bầu có thể tuân thủ chính xác nhất việc uống thuốc HIV? Bà bầu nên làm gì nếu quên uống thuốc HIV? Hãy tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây!
Bị chứng tiền sản giật có thể là đáng sợ và mơ hồ, nhưng việc kết nối với phụ nữ trong cùng hoàn cảnh có thể giúp bạn đối phó với căn bệnh. Dưới đây là một số bí quyết, lời khuyên từ những bà mẹ khác mắc chứng tiền sản giật.
- 1 trả lời
- 896 lượt xem
- Bác sĩ ơi, bà bầu bị tiền sản giật có nên tự kiểm tra protein nước tiểu tại nhà không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 933 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi dùng thuốc kháng vi rút như Tamiflu để điều trị cúm ở bà bầu có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 462 lượt xem
Em có tiền căn dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở thai nhi ( thai vô sọ), lúc 12 tuần. Bây giờ, em nên bổ sung những loại thuốc nào trước khi mang thai lần thứ hai ạ?
- 1 trả lời
- 655 lượt xem
Em đang mang bầu 22 tuần. Thấy đau quặn bên hông phải và bụng dưới, em đi khám thì bị thận (P) ứ nước độ I. Chẩn đoán là em bị ứ nước do thai chèn ép, nhiễm trùng niệu, bs cho toa thuốc gồm: Dinpocef, Flotral, Rabicad 20mg, Pargine. Em đang phân vân chưa muốn uống vì sợ các thuốc trên ảnh hưởng đến thai nhi. Mong bs tư vấn giúp?
- 1 trả lời
- 482 lượt xem
Em đang mang bầu được khoảng gần 7 tuần, nhưng đau bụng quá nên đành phải sử dụng thuốc đau bao tử. Vậy, liệu thuốc có gây ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?