1

Tiền sản giật: dấu hiệu, nguyên nhân, nguy cơ, điều trị

Tình trạng tiền sản giật thường phát triển trong 3 tháng cuối, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong nửa sau của thai kỳ, trong khi chuyển dạ hoặc thậm chí đến sáu tuần sau khi sinh.
Tiền sản giật: dấu hiệu, nguyên nhân, nguy cơ, điều trị Tiền sản giật: dấu hiệu, nguyên nhân, nguy cơ, điều trị

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là một biến chứng mang thai gây huyết áp cao, tổn thương thận và các vấn đề khác. Tiền sản giật là một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, đe dọa mạng sống ảnh hưởng đến khoảng 5% bà bầu ở Hoa Kỳ. Nó có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào nhưng vẫn rất nguy hiểm đối với bạn và con, ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của bạn trong mỗi lần thăm khám bằng cách đo huyết áp và nếu huyết áp cao thì sẽ xét nghiệm nước tiểu để tìm protein.

Tình trạng tiền sản giật thường phát triển trong 3 tháng cuối, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong nửa sau của thai kỳ, trong khi chuyển dạ hoặc thậm chí đến sáu tuần sau khi sinh.

Tiền sản giật có thể ảnh hưởng đến bà bầu và thai nhi như nào?

Hầu hết phụ nữ bị tiền sản giật đều phát triển bệnh này gần ngày sinh nở và sẽ ổn nếu được chăm sóc phù hợp. Nhưng càng phát triển sớm hơn thì chứng bệnh này càng nặng hơn, nguy cơ càng cao hơn với bạn và em bé.

Dưới đây là những nguy cơ có thể xảy ra:

  • Huyết áp cao và giảm lưu lượng máu có thể ảnh hưởng đến gan, thận, não và các cơ quan khác.
  • Nếu lưu lượng máu nuôi tử cung giảm xuống, nó có thể gây vấn đề cho thai nhi, chẳng hạn như phát triển không tốt, quá ít nước ối (thiểu ối) và bong nhau thai (nhau thai bong ra khỏi thành tử cung trước khi sinh).
  • Bạn có thể cần sinh sớm nếu tình trạng trở nên tồi tệ hoặc nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp này, em bé có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng sinh non.
  • Nếu không được kiểm soát tốt, tiền sản giật có thể dẫn tới những biến chứng rất nghiêm trọng như sản giật (biểu hiện là những cơn co giật) và hội chứng HELLP (ảnh hưởng đến máu và gan).

Triệu chứng tiền sản giật

Tiền sản giật không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng đáng chú ý, đặc biệt là ở giai đoạn sớm và các triệu chứng cũng có thể khác nhau ở từng phụ nữ. Một số triệu chứng như phù nề, buồn nôn và tăng cân, có thể giống như những biểu hiện thường gặp phải khi mang thai, vì vậy điều quan trọng là phải nhận thức được bất kỳ dấu hiệu cảnh báo tiềm ẩn nào.

Sưng phù nề bất thường là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất, do đó hãy gọi cho nhà bác sĩ nếu bạn:

  • Phát hiện sưng phù mặt hoặc sưng tấy quanh mắt
  • Phù nề nhiều hơn ở tay (ở tay thường chỉ phù nề nhẹ)
  • Bụng hoặc mắt cá chân sưng nề đột ngột hoặc quá phù nề
  • Tăng hơn 2kg trong một tuần (thường là kết quả của tích nước)

Lưu ý: Không phải tất cả phụ nữ bị tiền sản giật đều có dấu hiệu phù nề hoặc tăng cân rõ rệt và không phải tất cả phụ nữ bị phù nề hoặc tăng cân nhanh đều bị tiền sản giật.

Gọi ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào về tình trạng tiền sản giật nặng hoặc hội chứng HELLP:

  • Nhức đầu nghiêm trọng hoặc dai dẳng
  • Tầm nhìn thay đổi, bao gồm hoa mắt, nhìn mờ, song thị hoặc lóa mắt, nhạy sáng, hoặc mất thị lực tạm thời
  • Đau hoặc căng cứng ở vùng bụng trên
  • Khó thở

Hội chứng HELLP là gì?

Đây là tình trạng đe dọa tính mạng phát triển ở 4-12% phụ nữ mắc tiền sản giật.

Một số phụ nữ phát triển hội chứng HELLP mà không có chẩn đoán tiền sản giật, vì vậy một số chuyên gia cho rằng đó là một biến thể của tiền sản giật.

HELLP là viết tắt của:

  • Hemolysis: Tan máu (sự phân hủy các tế bào hồng cầu)
  • Elevated Liver enzymes: Tăng men gan
  • Low platelets: Số lượng tiểu cầu thấp (tiểu cầu là tế bào máu cần thiết cho quá trình đông máu)

Sản giật là gì?

Trong một vài trường hợp hiếm, tiền sản giật có thể gây ra các cơn co giật, một tình trạng có tên là sản giật. Sản giật có thể đe dọa tính mạng của thai phụ và thai nhi.

Các cơn co giật có thể xảy ra trước các triệu chứng như:

  • Đau đầu dữ dội hoặc dai dẳng
  • Thay đổi thị lực, bao gồm mờ mắt, hoa mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng
  • Rối loạn tâm thần
  • Đau bụng trên dữ dội

Nguyên nhân gây tiền sản giật

Các chuyên gia tin rằng chứng tiền sản giật là do giảm lượng máu lưu thông vào nhau thai (bánh rau) và nhiều trường hợp thực sự bắt đầu sớm trong thai kỳ, trước khi có bất kỳ triệu chứng nào trở nên rõ ràng. Điều này có thể xảy ra nếu nhau thai không gắn vào niêm mạc tử cung đúng cách, và các động mạch ở khu vực đó không giãn nở như bình thường, nghĩa là ít máu đi đến nhau thai hơn. Các vấn đề như cao huyết áp mạn tính và bệnh tiểu đường cũng có thể làm giảm lưu lượng máu đến nhau thai.

Cũng có bằng chứng cho thấy sự thay đổi trong lưu lượng máu chảy vào bánh rau kích hoạt giải phóng nhiều protein bánh rau vào máu của bạn. Điều này có thể gây ra một chuỗi các phản ứng phức tạp bao gồm:

  • Các mạch máu bị co thắt (dẫn tới cao huyết áp)
  • Hư hại thành mạch máu (dẫn đến phù nề và rò protein trong nước tiểu)
  • Giảm lượng máu cung cấp
  • Sự thay đổi về đông máu

Lý do tại sao điều này lại xảy ra với một số phụ nữ chứ không phải những người khác hiện vẫn chưa rõ ràng, và có lẽ sẽ không có lời giải thích duy nhất. Các yếu tố di truyền, dinh dưỡng, một số bệnh tiềm ẩn, cách hệ thống miễn dịch phản ứng với thai kỳ, và các yếu tố khác có thể đóng vai trò gây ra tình trạng này.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tiền sản giật

Chứng tiền sản giật thường gặp nhiều hơn trong thai kỳ đầu tiên. Tuy nhiên, một khi bạn đã bị tiền sản giật, thì sẽ có nhiều khả năng phát triển nó trong các lần mang thai sau này.

Tình trạng càng trầm trọng và xảy ra càng sớm thì nguy cơ càng cao. Vì vậy, nếu bạn bị tiền sản giật nặng bắt đầu trước tuần thai thứ 29 thì cơ hội bị tái phát có thể lên đến gần 40% hoặc thậm chí còn cao hơn. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Có tiền sử gia đình bị tiền sản giật
  • Béo phì (có chỉ số khối cơ thể từ 30 trở lên)
  • Mang thai đôi (hoặc nhiều hơn)
  • Dưới 20 tuổi hoặc trên 35 tuổi
  • Thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

Một số bệnh lý cũng làm tăng nguy cơ phát triển tiền sản giật. Bao gồm:

  • Tăng huyết áp mạn tính hoặc tăng huyết áp thai kỳ
  • Một số rối loạn đông máu, như chứng huyết khối hay hội chứng kháng phospholipid
  • Bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận
  • Các bệnh tự miễn dịch, như lupus

Nếu có nguy cơ bị tiền sản giật, bác sĩ có thể lên kế hoạch thăm khám thai cho bạn nhiều hơn, thường xuyên hơn trong tam cá nguyệt thứ ba để theo dõi chặt chẽ.

Chẩn đoán tiền sản giật

Bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp và nước tiểu. Bạn sẽ được chẩn đoán tiền sản giật nếu huyết áp cao và có protein trong nước tiểu. Ngay cả khi không có protein trong nước tiểu nhưng chỉ số huyết áp tăng cũng có thể khiến bác sĩ đề nghị thực hiện thêm xét nghiệm.

  • Huyết áp cao: Huyết áp được coi là cao nếu có chỉ số tâm thu từ 140 trở lên hoặc chỉ số tâm trương từ 90 trở lên. Vì huyết áp có thể dao động trong ngày, nên bạn sẽ được đo nhiều lần để xác định nó có luôn cao hay không.
  • Protein niệu: Bạn có thể làm xét nghiệm 1 lần để kiểm tra tỷ lệ protein-creatinin. Hoặc bạn có thể cần phải tích trữ tất cả nước tiểu của bạn trong 24 giờ để kiểm tra tổng lượng Protein.
  • Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn xét nghiệm máu toàn phần (CBC) và xét nghiệm chức năng gan, thận. Các xét nghiệm này cũng sàng lọc hội chứng HELLP.
  • Kiểm tra sức khỏe của thai nhi.

Điều trị tiền sản giật

Thuốc

Bạn sẽ cần dùng thuốc để hạ huyết áp nếu bạn bị cao huyết áp nghiêm trọng.

Nếu tình trạng tiền sản giật nặng, bạn sẽ được tiêm tĩnh mạch Magie sulfat. Nó sẽ ngăn ngừa sản giật (các cơn co giật). Magnesium sulfate có thể có tác dụng phụ khó chịu ở một số phụ nữ, bao gồm buồn nôn, các triệu chứng giống cúm, mệt mỏi và khát nước.

Nghỉ ngơi

Hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên hạn chế hoạt động vì huyết áp của bạn nói chung sẽ thấp hơn khi bạn nghỉ ngơi. Nhưng đừng chỉ có nằm ngủ vì việc nằm trên giường trong một thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ gây huyết khối và không được khuyến cáo.

Nhập viện

Điều trị tiền sản giật phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó, tuần thai của bạn và tình trạng phát triển của thai nhi. Có thể bạn sẽ được nhập viện để đánh giá ban đầu - và có thể phải nằm viện trong khoảng thời gian còn lại của thai kỳ.

Sinh con

  • Nếu bạn bị tiền sản giật và đang từ tuần thai thứ 37 trở lên thì bạn có thể sẽ được kích đẻ luôn, đặc biệt nếu cổ tử cung bắt đầu mỏng đi và giãn nở. (Bạn sẽ được chỉ định mổ đẻ nếu có dấu hiệu cho thấy bạn và con không thể chịu được sinh thường).
  • Nếu chưa đến 37 tuần, tình trạng của bạn có vẻ ổn định, và con của bạn đang trong tình trạng tốt, thì có thể sẽ chưa cần kích đẻ. Bạn có thể ở trong bệnh viện để được theo dõi. Hoặc có thể được cho về nhà nhưng vẫn phải theo dõi huyết áp.

Nếu sức khỏe của bạn và con bạn nghiêm trọng:

  • Nếu đang ở tuần thai thứ 34 trở lên bạn có thể sẽ được kích đẻ hoặc trong những trường hợp nhất định, sẽ được chỉ định mổ đẻ.
  • Nếu chưa đủ 34 tuần, bạn có thể được cho dùng corticosteroids để giúp phổi của bé trưởng thành nhanh hơn. Nếu bạn không được chỉ định sinh ngay lập tức, cả bạn lẫn con bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ.

Sau khi sinh

Sau khi sinh, bạn nên cần được giám sát chặt chẽ bởi chuyên gia y tế trong vài ngày. Hầu hết phụ nữ, đặc biệt những người bị tiền sản giật ít nghiêm trọng, thấy huyết áp của họ bắt đầu giảm trong một ngày hoặc lâu hơn. Trong những trường hợp nghiêm trọng, huyết áp vẫn có thể tăng lên trong thời gian dài hơn.

Nếu huyết áp của bạn vẫn cao, bạn có thể sẽ được tiêm tĩnh mạch Magie Sulfate ít nhất 24 giờ sau khi sinh để ngăn ngừa co giật (bạn cũng có thể cần dùng thuốc điều trị cao huyết áp tại nhà).

Điều gì sẽ xảy ra nếu bà bầu bị tiền sản giật trong và sau khi sinh?

Nếu bị tiền sản giật trong khi hoặc sau khi sinh, bạn sẽ được giám sát chặt chẽ. Tùy thuộc vào tình trạng mà bạn có thể được cho tiêm tĩnh mạch magnesium sulfate để ngăn ngừa các cơn co giật và thuốc hạ huyết áp.

Đôi khi các trường hợp bà bầu phát triển thành sản giật, và hội chứng HELLP sau khi sinh, thường là trong vòng 48 giờ đầu tiên nhưng muộn nhất là 4 tuần sau khi sinh.

Có thể bạn sẽ được kiểm tra huyết áp tiếp theo trong vòng một tuần sau khi xuất viện, nhưng nếu bắt đầu có bất kỳ triệu chứng tiền sản giật hoặc HELLP, như đau đầu nghiêm trọng, đau bụng hoặc thay đổi tầm nhìn, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

Cách ngăn ngừa tiền sản giật

Liệu pháp dùng aspirin liều thấp nhằm ngăn ngừa chứ không phải là điều trị bệnh này khi nó đã xuất hiện. Hỏi bác sĩ xem bạn có phù hợp với liệu pháp aspirin không. Không được dùng aspirin trong thời kỳ mang thai trừ khi bác sĩ chỉ định. Và nếu bạn vẫn bị tiền sản giật, thì gặp bác sĩ để ngừng liệu pháp aspirin.

Ngoài ra, điều tốt nhất bạn có thể làm là chăm sóc trước sinh thật tốt và đến đầy đủ các cuộc hẹn khám. Tại mỗi lần khám, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp và có thể kiểm tra nước tiểu để xem mức protein. Điều quan trọng là phải biết các dấu hiệu cảnh báo của bệnh để bạn có thể báo cho bác sĩ và bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: tien san giat
Tin liên quan
Ốm nghén: Nguyên nhân, mối lo ngại và cách điều trị!
Ốm nghén: Nguyên nhân, mối lo ngại và cách điều trị!

Ngay cả chỉ hơi buồn nôn cũng có thể khiến bạn bị suy nhược và khi buồn nôn rồi nôn suốt ngày đêm sẽ khiến bạn kiệt sức và khốn khổ. Hãy nói chuyện với bác sĩ để được gợi ý các biện pháp hỗ trợ!

Són tiểu khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị
Són tiểu khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Bàng quang nằm ngay phía trên xương chậu và được hỗ trợ bởi cơ sàn chậu. Bàng quang giãn ra để chứa nước tiểu. Cổ bàng quang có cơ vòng giúp giữ cho cơ quan này đóng chặt và ngăn nước tiểu chảy ra ngoài khi không đi tiểu. Cơ sàn chậu có thể bị suy yếu trong thời gian mang thai và sinh nở. Điều này sẽ làm giảm khả năng giữ nước tiểu của bàng quang.

Nguyên nhân và điều trị loãng xương khi mang thai
Nguyên nhân và điều trị loãng xương khi mang thai

Loãng xương là một bệnh về xương phổ biến ở người lớn. Mặc dù bệnh này chủ yếu xảy ra ở người trên 50 tuổi nhưng cũng có thể xảy ra trong khi mang thai. Triệu chứng của loãng xương thường là đau lưng và gãy xương. Mặc dù cực kỳ hiếm gặp nhưng chứng loãng xương có thể gây đau đớn dữ dội và dẫn đến giảm khả năng vận động về lâu dài.

Cách sử dụng thuốc điều trị HIV hiệu quả nhất cho bà bầu
Cách sử dụng thuốc điều trị HIV hiệu quả nhất cho bà bầu

Làm sao bà bầu có thể thực hiện chính xác kế hoạch điều trị HIV của mình? Làm thế nào bà bầu có thể tuân thủ chính xác nhất việc uống thuốc HIV? Bà bầu nên làm gì nếu quên uống thuốc HIV? Hãy tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây!

Tâm sự bà bầu: Đối phó với tiền sản giật
Tâm sự bà bầu: Đối phó với tiền sản giật

Bị chứng tiền sản giật có thể là đáng sợ và mơ hồ, nhưng việc kết nối với phụ nữ trong cùng hoàn cảnh có thể giúp bạn đối phó với căn bệnh. Dưới đây là một số bí quyết, lời khuyên từ những bà mẹ khác mắc chứng tiền sản giật.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bị tiền sản giật có nên tự kiểm tra protein nước tiểu tại nhà không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  915 lượt xem

- Bác sĩ ơi, bà bầu bị tiền sản giật có nên tự kiểm tra protein nước tiểu tại nhà không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị cảm lạnh
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  660 lượt xem

Bác sĩ có thể cho tôi biết khi bé bị cảm lạnh có những dấu hiệu gì ạ? Khi bé bị cảm lạnh, cha mẹ cần làm gì? Cảm ơn bác sĩ!

Sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  632 lượt xem

Cách đây 4 năm, em mang thai lần đầu khoảng 6 tuần thì bị sẩy tự nhiên. Hai năm sau, em bị sẩy thai lúc 7 tuần. Và cách đây 10 ngày, em lại bị sẩy thai tự nhiên lúc 13 tuần. Vậy, em phải đến đăng ký khám thai ở Bệnh viện nào ở Bệnhj viện nào để tìm hiểu nguyên nhân sẩy thai liên tiếp như thế ạ?

Nguyên nhân sảy thai lần hai?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  555 lượt xem

Lần đầu em sinh mổ, sức khoẻ bình thường. 2 năm sau, em mang thai lại. Nhưng khi thai được 11 tuần, em bị sảy. Mong bác sĩ cho biết, vợ chồng em có phải đi khám để tìm nguyên nhân của việc sảy thai không ạ?

Muốn khám tiền hôn nhân ngoài giờ hành chính?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  692 lượt xem

Vợ chồng em đi làm, bận suốt nên muốn cùng đến khám tiền hôn nhân ngoài giờ hành chính ở Bv Từ Dũ có được không - Và không hiểu, đến khám, vợ chồng em có phải làm xét nghiệm gì không ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây