Tiền sản giật làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Nội dung chính bài viết:
- Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ bị bệnh tiền sản giật có nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong cuộc đời. Nguyên nhân chưa được làm rõ nhưng giữa chúng có mối liên quan.
- Em bé được sinh ra từ người mẹ bị tiền sản giật cũng có khả năng mắc bệnh tim trong tương lai.
- Có nhiều biện pháp bảo vệ sức khỏe tim mạch của phụ nữ trong tương lai: ăn uống lành mạnh, vận động thường xuyên, duy trì cân nặng phù hợp, không hút thuốc.
Mối liên hệ giữa tiền sản giật và bệnh tim mạch
Tiền sản giật và bệnh tim mạch từ lâu đã được biết đến là có mối liên hệ với nhau. Bệnh tim mạch là một thuật ngữ chung dùng cho một số tình trạng ảnh hưởng đến tim và mạch máu, như cao huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Nhiều nghiên cứu theo dõi tình trạng sức khỏe của hàng triệu phụ nữ trên khắp thế giới trong nhiều năm đã liên tục cho thấy, những phụ nữ bị tiền sản giật thai kỳ thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn trong cuộc đời. Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ đã liệt kê chứng tiền sản giật vào danh sách các yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh lý tim từ năm 2011. Biết được nguy cơ này là điều rất quan trọng vì cứ 4 phụ nữ Mỹ thì lại có 1 người chết vì bệnh tim, khiến nó trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với phụ nữ.
Phụ nữ từng mắc bệnh tiền sản giật được coi là có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp đôi. Đặc biệt nguy cơ càng cao hơn khi:
- Bị tiền sản giật ở nhiều lần mang thai.
- Có các biến chứng khác ngoài chứng tiền sản giật: sinh non (sinh trước 37 tuần) hoặc trẻ sinh ra nhỏ hơn bình thường (hạn chế tăng trưởng trong tử cung).
Đối với một số phụ nữ, tiền sản giật cũng khiến họ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch giống như hút thuốc lá hoặc béo phì, đây là những yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với bệnh tim ở tất cả phụ nữ.
Điều này nghe có vẻ tồi tệ, đặc biệt nếu bạn đã phải đối phó với cảm giác lo lắng và sợ hãi chứng tiền sản giật. Nhưng trước khi mối liên quan này được phát hiện (mỗi liên quan giữa chứng tiền sản giật và bệnh tim), nhiều phụ nữ không biết họ có nguy cơ cho đến khi phát hiện thì quá muộn và không thể làm bất cứ điều gì đểu cứu vãn. Vì thế, tình thế đảo ngược bây giờ là bạn đã biết mình có thể có nguy cơ và hoàn toàn có thể làm các bước để giảm thiểu nguy cơ.
Tại sao tiền sản giật làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch?
Không ai biết chắc chắc điều này. Các nghiên cứu cho đến nay đã chỉ ra nhiều khả năng, nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn. Câu hỏi chính là liệu tiền sản giật có gây ra bệnh tim mạch hay không và tiền sản giật có phải là dấu hiệu cảnh báo sớm về vấn đề tim mạch
Để trả lời câu hỏi này, các nhà nghiên cứu cần biết thêm về sức khoẻ của phụ nữ trước khi họ có thai, và cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào những gì xảy ra với phụ nữ sau khi mang thai.
Những gì được biết là những thay đổi tương tự xảy ra trong cơ thể với tiền sản giật và bệnh tim. Trong cả hai trường hợp, niêm mạc mạch máu không hoạt động tốt, làm cho mạch máu hẹp, tăng huyết áp và hạn chế lưu lượng máu đến các cơ quan.
Ngoài ra, cũng được biết rằng, một số yếu tố nguy cơ bệnh tim và tiền sản giật cũng hoàn toàn giống nhau, bao gồm béo phì, huyết áp cao và bệnh tiểu đường.
Có thể là sức khoẻ phụ nữ trước khi mang bầu, kết hợp với hậu quả của tiền sản giật, gây ra tỷ lệ bệnh tim cao hơn ở những phụ nữ bị tiền sản giật.
Em bé cũng có nguy cơ mắc bệnh tim?
Có thể em bé cũng có nhiều khả năng phát triển bệnh tim mạch khi lớn tuổi. Các nghiên cứu cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên sinh ra từ các bà mẹ bị tiền sản giật sẽ bị huyết áp cao và chỉ số BMI cao hơn từ khi tuổi còn rất nhỏ, cả hai yếu tố này đều dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim.
Một lần nữa, đây lại là một lĩnh vực cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu đầy đủ mối quan hệ giữa tiền sản giật và bệnh tim. Hiện tại bạn hãy hỏi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ về bất kỳ mối quan tâm nào về sức khoẻ của con mình.
Bạn cũng có thể yêu cầu cả gia đình tham gia vào việc thay đổi lối sống lành mạnh. Giúp trẻ ăn uống tốt và tập thể dục từ khi còn trẻ là một cách tuyệt vời để tạo cho trẻ một thói quen sống lành mạnh.
Cách bảo vệ sức khỏe tim mạch của phụ nữ trong tương lai
Lối sống hàng ngày của bạn - ngay cả khi không mang thai - có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tim và các tình trạng sức khoẻ khác. Dưới đây là một số thay đổi bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ bệnh lý tim.
Lưu ý: Không phải tất cả lời khuyên này đều dành cho phụ nữ mang thai. Hãy kiểm tra với bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập luyện mới hoặc kế hoạch giảm cân, đặc biệt nếu bạn muốn có thai.
Không hút thuốc
Có rất nhiều lý do để không hút thuốc, và tự bảo vệ mình khỏi bệnh tim chỉ là một trong số đó . Có thể sẽ khó để tự bỏ thuốc. Hãy nói chuyện với bác sĩ về những cách khác nhau để bỏ thuốc lá hoặc kết nối với các bà mẹ khác trong Cộng đồng.
Vận động
Mục đích thực hiện ít nhất 150 phút tập thể dục vừa phải (như đi bộ hoặc đi xe đạp dễ dàng) hoặc 75 phút tập thể dục mạnh mẽ (như chạy bộ hoặc bơi) mỗi tuần. Hoặc một bài tập kết hợp các bài tập aerobic và kéo căng. Tìm một hoạt động mà cả gia đình có thể cùng thực hiện, và bạn sẽ có được lợi ích đó.
Ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mà còn có thể bảo vệ bạn khỏi bệnh tiểu đường và huyết áp cao.
- Hãy ăn nhiều
- Hoa quả và rau
- Các loại thực phẩm giàu chất xơ, ngũ cốc
- Các sản phẩm sữa ít béo hoặc không có chất béo
- Hạt, đậu Hà Lan và đậu
- Gà không da
- Cá (Mục tiêu ăn ít nhất hai phần một tuần. Dầu cá là đặc biệt hữu ích nếu bạn có mức cholesterol cao, mặc dù bạn vẫn cần phải tránh các loại cá béo nhất định nếu bạn đang mang thai).
Thực phẩm nên hạn chế hoặc tránh ăn bao gồm:
- Đồ ăn chiên xào
- Thịt béo
- Các sản phẩm bơ sữa nguyên chất, như bơ và pho mát cứng
- Dầu nhiệt đới, chẳng hạn như dầu cọ và dầu dừa
- Đường, kể cả đồ uống có đường
- Thức ăn có muối và mặn
Nếu bạn uống rượu, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ không uống nhiều hơn một lần mỗi ngày. (Đó là một ly rượu vang 113ml hoặc một ly bia 340ml)
Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Thừa cân hoặc béo phì sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim, đặc biệt nếu bạn mang thêm chất béo xung quanh bụng. Mục tiêu là có một chỉ số khối cơ thể (BMI) nhỏ hơn 25 và một vòng bụng dưới 90cm.
Không ai biết chắc chắn liệu có thể ngăn ngừa chứng tiền sản giật hay không vì vẫn chưa rõ nguyên nhân của tình trạng này. Mặc dù khó có thể đưa ra lời khuyên rõ ràng về cách ngăn ngừa tiền sản giật, nhưng có nhiều cách để giảm thiểu nguy cơ.
Điều gì xảy ra nếu phụ nữ mang thai được chẩn đoán bị tiền sản giật? Chứng tiền sản giật là gì và nó được kiểm soát như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Khi bị tiền sản giật, thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc chống co giật và steroid có thể là các loại thuốc mà bà bầu có thể cần đến.
Đối với phụ nữa đã bị tiền sản giật, không có cách rõ ràng nào có thể dự đoán bạn có bị lặp lại hay không và cũng chẳng ai biết chắc chắn được liệu chứng bệnh này có ngăn chặn được hay không.
Trở ngại lớn nhất đối với những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có thể là khả năng có thai ngay lập tức.
- 1 trả lời
- 3029 lượt xem
Năm nay em 28 tuổi. Ba năm trước, em đã vào Bệnh viện Phụ sản TW điều trị u tế bào. Tại đây, các bác sĩ đã mổ xén góc tử cung cho em. Lần này, em vừa đi siêu âm thì bác sĩ nói thai em đã được 6 tuần, có phôi và tim thai bình thường, lòng tử cung có tăng sinh mạch máu. Vậy, tăng sinh mạch máu này liệu có nguy hiểm không ạ?
- 1 trả lời
- 896 lượt xem
- Bác sĩ ơi, bà bầu bị tiền sản giật có nên tự kiểm tra protein nước tiểu tại nhà không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 4720 lượt xem
Năm nay em 24 tuổi, mang thai lần đầu, 12 tuần. Em đi siêu âm độ mờ vai gáy là 1.5mm. Siêu âm động mạch tử cung là PI: 2.22 và RI: 0.85 - Kết luận: tăng sức cản động mạch tử cung. Bs cho toa Aspirin 81mg (mỗi sáng uống 1 viên). Em không biết đây là bệnh gì và thuốc Aspirin này có ảnh hưởng đến em bé không ạ?
- 1 trả lời
- 393 lượt xem
Em mang thai được 10 tuần thì mắc quai bị. Em không bị sốt chỉ bị sưng đau mang tai. Đi khám bác sĩ chỉ cho thuốc giảm đau, sốt và nói thuốc này không ảnh hưởng đến thai. Vậy, quai bị có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ?
- 1 trả lời
- 1750 lượt xem
Mang thai được 36,5 tuần, vợ em đi khám, kết quả siêu âm là: Nhịp tim thai 138 lần/ phút, ĐKLD 90mm, CDXD 69mm, CVB 321mm, CN 2814gr, ĐM Rốn S/D 3,4 ( 0.7). Vợ em có dây rốn quấn cổ 1 vòng. Lượng ối 13cm. Vị trí nhau bám: mặt trước nhóm 2. Độ trưởng thành 2. Kết luận: một thai sống trong tử cung ngôi đầu. Tăng trở kháng động mạch rốn. Đo tim thai, bs nói là có đáp ứng và hẹn 3-4 ngày sau tái khám. Vậy, tăng trở kháng động mạch rốn là sao - Với kết quả trên, vợ em có thể sinh thường không ạ?