Tiền sản giật có thể phòng ngừa được không?
Nội dung chính bài viết:
- Danh sách các yếu tố nguy cơ dẫn đến tiền sản giật
- Phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang mang thai luôn có những biện pháp có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiền sản giật. Điều quan trọng là cần tuân thủ đúng kế hoạch đề ra.
- Có rất ít hoặc không có bằng chứng cho thấy thực phẩm chức năng có thể ngăn ngừa chứng tiền sản giật
Hầu hết các chuyên gia đều tin rằng tiền sản giật xảy ra khi nhau thai (bánh rau) không hoạt động tốt như bình thường. Nhau thai kết nối em bé với tử cung, cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho em bé, đồng thời giúp loại bỏ chất thải.
Khoảng 5% bà bầu bị tiền sản giật, nhưng một số phụ nữ có nguy cơ cao hơn những phụ nữ khác. Trong cuộc hẹn khám tiền sản đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi thông tin chi tiết về lịch sử y tế để đánh giá nguy cơ.
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tiền sản giật
Các yếu tố nguy cơ tiền sản giật bao gồm:
- Béo phì (có chỉ số khối cơ thể hoặc BMI từ 30 trở lên) khi bắt đầu mang thai
- Có tiền sử gia đình hoặc tiền sử bản thân từng bị tiền sản giật
- Mang song thai hoặc đa thai
- Từ 35 tuổi trở lên
- Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
- Có bệnh tự miễn, như lupus ban đỏ
- Có một căn bệnh mãn tính khác như cao huyết áp mạn tính, bệnh thận hoặc bệnh tiểu đường (tiểu đường tuýp 1 hoặc tiểu đường tuýp 2)
- Bị rối loạn đông máu
- Mang thai con đầu lòng
Nếu có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào trong số này, hãy trao đổi với bác sĩ. Có thể có những cách giảm nguy cơ bị tiền sản giật, trước khi mang thai hoặc trong thời kỳ mang thai.
Phụ nữ chuẩn bị mang thai làm gì để giảm nguy cơ tiền sản giật?
Một số yếu tố nguy cơ - như tuổi tác hoặc mang đa thai - nằm ngoài tầm kiểm soát. Nhưng phụ nữ chuẩn bị mang thai có thể thay đổi các yếu tố nguy cơ khác. Ví dụ, nếu thừa cân thì giảm cân trước khi có thai (có thể giảm đáng kể nguy cơ tiền sản giật).
Kiểm soát tốt các bệnh hiện có ngay từ bây giờ cũng giúp làm giảm nguy cơ biến chứng trong thai kỳ để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé luôn khỏe mạnh. Đối với phụ nữ bị mắc một số bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, hãy lên lịch khám bác sĩ định kỳ. Tiền sản giật liên quan đến tình trạng tăng huyết áp, nên những phụ nữ có tiền sử huyết áp cao sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nếu bị tiểu đường điều quan trọng là kiểm soát tốt lượng đường trong máu trước khi mang thai.
Phụ nữ mang thai làm gì để giảm nguy cơ tiền sản giật?
Hãy đảm bảo bạn tham gia đầy đủ các cuộc thăm khám tiền sản. Trong mỗi lần khám, bác sĩ sẽ đo huyết áp và xét nghiệm protein niệu. Nếu thấy nguy cơ cao mắc tiền sản giật, bác sĩ có thể kê đơn aspirin liều thấp (81mg) cho bà bầu sử dụng.
Nghiên cứu cho thấy, nếu bạn có nguy cơ cao, việc bắt đầu với aspirin liều thấp vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất có thể làm giảm nguy cơ bị tiền sản giật. (Không dùng bất cứ loại thuốc nào khi mang thai mà không hỏi ý kiến bác sĩ trước). Trong trường hợp phát triển bệnh, bạn có thể bắt đầu điều trị ngay lập tức.
Các triệu chứng tiền sản giật là gì?
Điều quan trọng là biết các triệu chứng của tiền sản giật, do đó bạn có thể kiểm tra chúng trong khoảng thời gian giữa các lần thăm khám. Gọi ngay cho nhà cung cấp của mình nếu bạn:
- Sưng phù nề tay hoặc mặt
- Tăng cân đột ngột
- Gặp các vấn đề về tầm nhìn, như mờ mắt và nhìn mọi vật bị lóa, nháy
- Đau vùng dưới xương sườn
- Khó thở
- Nhức đầu dữ dội không thuyên giảm
- Buồn nôn và nôn
Thực phẩm bổ sung có giúp ngăn ngừa chứng tiền sản giật không?
Có rất ít hoặc không có bằng chứng cho thấy thực phẩm chức năng có thể ngăn ngừa chứng tiền sản giật, mặc dù bạn có thể tìm thấy trên mạng các danh sách khuyến cáo về các cách để tránh tình trạng này.
Một số nghiên cứu cho thấy canxi có thể giúp ngăn ngừa tiền sản giật ở những phụ nữ không có đủ khoáng chất. Nhưng hầu hết người Mỹ đã nhận được hàm lượng khuyến cáo 1.000 miligam Calci mỗi ngày từ chế độ ăn của họ, vì vậy Trường Cao đẳng Sản phụ và Sinh học Hoa Kỳ không khuyên bạn nên bổ sung canxi cho phụ nữ khỏe mạnh ở Hoa Kỳ.
Một số phụ nữ cũng đã thử dùng vitamin C, E, hoặc dầu cá để ngăn ngừa chứng tiền sản giật, nhưng một lần lữa, không có bằng chứng nào cho thấy những chất bổ sung này mang lại tác dụng có lợi. Trừ khi bác sĩ đưa ra lời khuyên nào khác thì ban đầu việc bổ sung vitamin bà bầu thông thường có chứa axit folic là tất cả những gì bạn cần.
Chắc chắn, bạn biết những điều cơ bản về cách em bé được sinh ra - một người nam và người nữ có quan hệ tình dục và chín tháng sau đó, một đứa trẻ đáng yêu được sinh ra. Nhưng thực sự có nhiều hơn thế.
Mối liên quan giữa tiêu thụ caffein với khả năng sinh sản
Thật tiếc là chẳng có câu trả lời rõ ràng nào.
Sở dĩ các mẹ bầu cần uống vitamin tổng hợp là vì nhu cầu của cơ thể đối với một số chất dinh dưỡng và vitamin tăng lên trong thời gian mang thai. Vậy nếu không mang thai thì có nên uống vitamin cho bà bầu không?
Đậu nành là một trong những loại thực phẩm gây tranh cãi. Mặc dù được nhiều nghiên cứu chứng minh là mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường nhưng đậu nành cũng được cho là có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như ung thư vú và vấn đề về tuyến giáp. Chính vì vậy nên nhiều người băn khoăn không biết liệu đậu nành có an toàn cho phụ nữ mang thai hay không.
- 1 trả lời
- 956 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi đang mắc chứng trầm cảm. Liệu tôi có mang thai được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1236 lượt xem
Chuẩn bị mang thai có dùng Avisure Mama được không ạ? Mình mới cưới cuối tháng 6 âm, vợ chồng mình đang thả để có em bé mà không biết có cần uống gì không? Bạn mình nó giới thiệu bầu uống vitamin tổng hợp Avisure Mama mà không biết trước mang thai có nên uống không ạ? Thấy vitamin uống cũng được chứ ạ?
- 1 trả lời
- 1203 lượt xem
Thưa bác sĩ, có kinh nguyệt sớm quá hoặc muộn quá có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1298 lượt xem
Tôi nghe nhiều người mách là uống siro trị ho có thể hỗ trợ cho việc thụ thai. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 884 lượt xem
Thưa bác sĩ, công việc của tôi chiếm khá nhiều thời gian, rất nhiều hôm phải tăng ca. Đợt này tôi đang lên kế hoạch sinh em bé, không biết tôi có nên giảm giờ làm để cố gắng thụ thai không, thưa bác sĩ! Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!